Giá trị của Thanh Tịnh Đạo Luận

Một phần của tài liệu Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận (Trang 31 - 32)

- Abhidhamma Pitaka (Chú giải Tạng Diệu pháp): gồm 7 bài luận về tạng Diệu Pháp (Abhidhamma).

1.2.3.Giá trị của Thanh Tịnh Đạo Luận

TTĐL là tác phẩm trình bày khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc giáo lý căn bản của Phật giáo Nam tông, lấy ba môn học Giới, Định, Tuệ làm cương lĩnh. Các phương pháp tu tập trong đó cũng được sắp xếp thành hệ thống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó nhằm tạo sự dễ dàng cho việc tu tập. Nhờ vậy giáo lý của đạo Phật nói chung và Tam vô lậu học nói riêng đã được chuyển tải vào cuộc sống phù hợp với sở trường và mức độ tiếp nhận của nhiều trình độ người tu. TTĐL còn là cơ sở giáo dục nhằm thiết lập một hệ thống đạo đức tâm linh bằng cách nhìn nhận thực tướng của các pháp và sự chứng đạt của người tu hành. Qua TTĐL người tu hành hiểu rõ hơn về chân tướng của cuộc đời, thấy được con đường giải thoát khỏi cuộc đời bắt đầu từ diệt trừ tham vọng của bản thân. Có thể nói TTĐL là kim chỉ nam cho người tu hành trong việc thanh lọc bản thân, tự giác thực hành giải thoát. Ý nghĩa lớn nhất trong TTĐL là di huấn tối hậu của đức Phật về sự kiên trì và nỗ lực của mỗi người tự giác khẳng định cho mình một con đường trong sạch, thanh tịnh trong cuộc sống. Bất kể sự giải thoát nào, thanh lọc nào cũng chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực, cố gắng của cá nhân, như kinh Pháp cú nói: “Tự mình điều ác làm, tự mình làm nhiễm ô, tự mình ác không làm, tự mình làm thanh tịnh, tịnh không tịnh tự mình, không ai thanh

tịnh ai”[7, tr163]. Như vậy, TTĐL là một tác phẩm rất hiếm hoi đã thành công ở điểm vừa giới thiệu được pháp học và pháp hành, kinh tạng, luật tạng, A-tỳ-đàm, vừa nói lên được phương pháp, sở chứng và làm rõ được sự thâm sâu mênh mông của Phật pháp trong mọi lĩnh vực, và đó cũng là một thành quả to lớn mà Buddhaghosa đã đóng góp cho kho tàng kinh điển Phật giáo. Trước ông nhiều học giả cũng đã cố gắng thực hiện công việc này song chưa ai thành tựu mỹ mãn như ông. Chẳng hạn, Khiết Hải Đại Sư (tổ của Hoa Nghiêm Tông) với “Ngũ thời thuyết giáo” là một minh chứng4. Trong bài Thất tịnh qua Kinh Trạm xe, Thượng tọa Thích Giác Đẳng nhận xét: “May mắn cho chúng ta có tác phẩm như Thanh tịnh đạo (TTĐL), nếu một người không hiểu hết đạo Phật thì đọc qua tác phẩm này trên phương diện trí văn, học thuật và trên phương diện tu tập ít nhất cũng học được sự khiêm tốn, và sự khiêm tốn có thể đến từ mỗi trang, mỗi chương của Thanh tịnh đạo. Ở nơi nào cũng thấy bao nhiêu là sự thâm sâu kỳ ảo, chúng tôi biết rằng có những phần trong Thanh tịnh đạo, ngài Buddhaghosa đã có một số trích dẫn không chuẩn xác bởi vì dựa trên quan niệm thời bấy giờ. Không phải vì một vài điều nhỏ nhoi như vậy làm đánh mất đi giá trị lớn của bộ Thanh tịnh đạo. Chắc chắn khi chúng ta đi sâu vào nội dung tác phẩm này sẽ thấy được điều đó… Thanh tịnh đạo được đánh giá không phải chỉ là một kỳ công mà còn là một tác phẩm vượt bậc trên phương diện giáo pháp. Tác phẩm này từng phần giới thiệu giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh và tri kiến thanh tịnh. Buddhghosa đã cho chúng ta những khung trời rộng lớn từ đời sống của những vị khổ tu đầu đà cho đến thế giới của thiền chỉ và những hành trình qua thiền quán. Chẳng những

Một phần của tài liệu Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận (Trang 31 - 32)