Khái lược về tác phẩm Thanh Tịnh Đạo luận

Một phần của tài liệu Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận (Trang 25 - 29)

- Abhidhamma Pitaka (Chú giải Tạng Diệu pháp): gồm 7 bài luận về tạng Diệu Pháp (Abhidhamma).

1.2.1.Khái lược về tác phẩm Thanh Tịnh Đạo luận

Sau khi xuất gia, Ghosa theo Thượng tọa Revata học tập và nghiên cứu kinh Phật. Ít lâu sau ông đã có tác phẩm đầu tay của mình là Bộ luận pháp trí Luận thù thắng nghĩa. Theo lịch sử Phật giáo Tích Lan, lúc đó ở Tích Lan Tam Tạng Kinh chưa có chú thích nên rất khó hiểu. Thấy được khả năng của Ghosa và yêu cầu của Phật giáo Tích Lan, năm 432 SCN Ghosa được cử sang đảo Tích Lan, tại thiền viện Mahavihara ông đã bày tỏ mong muốn dịch các bộ luận từ tiếng Shinha sang tiếng Pali. Để thử thách khả năng của Buddhaghosa, các vị cao tăng trong tăng đoàn Phật giáo Tích Lan đã giao cho ông chú thích hai bộ Già Tha (gàtha) (kệ) và kết quả đã thuyết phục được lòng tin của cả Tăng đoàn.

Nhân đây ông đã viết cuốn TTĐL (Visudhimagga). Toàn bộ TTĐL

đã giảng. Đó cũng như một lời quảng bá về hai bộ Già tha mà tăng đoàn phật giáo Tích Lan muốn truyền đạt trong nội bộ giáo đoàn. Tuy là tác phẩm đầu tiên song TTĐL đã thể hiện sự chọn lọc những tinh hoa của giáo điển Phật giáo Nam tông, và đã toát yếu được toàn bộ Tam Tạng kinh điển, đặc biệt là phần Luận theo quan điểm của phái Đại tự thuộc Thượng toạ bộ. Tác phẩm tuy không đưa vào những ý tưởng mới có tính canh tân, nhưng nội dung Tam Tạng Kinh (Piṭakas) đã được Buddaghosa sắp xếp lại một cách hệ thống với toàn bộ triết lý Phật giáo được trình bày hệ thống, cô đọng và tỉ mỉ. Chính vì đặc điểm này mà tác phẩm được đánh giá là “không phải là những bản chú giải về các bản văn, nhưng lại được coi như là một bản trích yếu toàn hệ thống giáo lý của Đức Phật…”[38, tr103]. Chính vì uy tín của TTĐL, Buddhaghosa đã được các tăng lữ tín nhiệm và giao cho phiên dịch và chú thích toàn bộ kinh Phật sang tiếng Pa li.

TTĐL tập trung giải thích giáo nghĩa của Thượng Toạ Bộ, tóm tắt giáo lý Phật giáo Nguyên thuỷ theo hệ thống Ba vô lậu học (Giới, Ðịnh, Tuệ) dưới đề mục đặc biệt Bảy thanh tịnh (gồm: giới thanh tịnh, tâm thanh tinh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, và tri kiến thanh tịnh), coi đó là nhân tố hướng dẫn tu tập quán chiếu về tính chất vô thường, vô ngã của vũ trụ và vạn vật, nhằm đạt đến đích kiến thanh tịnhtâm thanh tịnh (tức Niết Bàn).

Về ngữ nghĩa chung của Phật giáo, Thanh tịnh được hiểu là Niết Bàn

không còn cấu uế, là sự diệt bỏ hoàn toàn ái dục (trisna). Ðạo là con đường. Thanh Tịnh Đạo là Con đường dẫn đến sự Thanh Tịnh, được chuyển ngữ sang tiếng Anh là “The Path of Purification”. Tuy nhiên, tùy theo trường hợp cụ thể Thanh Tịnh Đạo còn được hiểu theo những nghĩa

khác: là phương pháp tu tập, rèn luyện Tuệ quán; là con đường tất yếu dẫn tới giải thoát; là thoát nghiệp:

Nghiệp minh và chánh pháp Giới, tối thượng sinh mạng Chính nhờ các pháp trên

Khiến chúng sinh thanh tịnh. [12, tr262]

Thanh tịnh đạo còn được hiểu như là giữ Giới:

Ai luôn luôn trì giới Trí tuệ khéo định tĩnh Chí siêng năng dũng mãnh Vượt bộc lưu khó gì.

Tuy nhiên Thanh Tịnh Đạo được hiểu đầy đủ là con đường dẫn đến sự thanh tịnh thông qua tam học vô lậu (Giới, Định, Tuệ). Con đường Thanh tịnh đó chính là ba pháp học căn bản của Phật giáo nhằm chấm dứt mọi phiền não, ô nhiễm, đạt được sự vô lậu thanh tịnh, như Đức Phật dạy: vô lậu là chánh kiến, ngược lại là tà kiến, tà đạo, tà ngữ.[57, tr13-15]

Ban đầu tác phẩm TTĐL có kết cấu gồm 58 chương, về sau Đại đức Nànamoli, người Anh tu Phật tại Tích Lan, dịch sang Anh ngữ và gom lại còn 23 chương. Cấu trúc và nội dung của tác phẩm tương tự như Giải Thoát Ðạo luận (Vimutti-agga) của ngài Upatissa soạn khoảng thế kỷ thứ III, nhưng bên cạnh những chú giải còn kèm theo phần biện luận và kiến giải của riêng Buddhaghosa.

- Hai chương đầu giảng nghĩa về Giới như là sự khởi đầu của những thiện pháp, là sự kết hợp tu luyện ba nghiệp Thân - Khẩu - Ý để hướng con

người đến thánh thiện, như nền tảng để duy trì và phát triển bền vững các thiện pháp. Giới còn có nghĩa là “thanh lương” vì nó làm cho bản thân người giữ giới luôn cảm thấy thân tâm thanh bình, an lạc và đem lại điều thanh bình đó cho cả chúng sinh. Nhiệm vụ của Giới là ngăn chặn và chấm dứt các tà hạnh, dục vọng như tham, sân, si và sợ hãi… đồng thời nuôi dưỡng những thiện hạnh. Giới được giữ gìn bằng 13 phương pháp tu khổ hạnh.

- Từ chương 3 đến chương 13 chủ yếu luận về Ðịnh một cách hệ thống và trình bày các phương pháp tu tập thiền định. Đầu tiên là xác định đối tượng Quán niệm cũng như khả năng phát triển thành quả của thiền định theo quan điểm Thượng Toạ bộ. Định được làm rõ ở nhiều phương diện: Định (smādhi) là sự tập trung chú tâm có lợi ích, bản thể vắng lặng nhất như của thực tại; Đối với một cá nhân thì Định là trạng thái thanh tịnh, không dao động; Định còn được hiểu là chính niệm, tâm có định mới có sự an bình, sáng suốt không bị kéo theo những xu hướng xấu, có định mới thấy rõ thực tướng của vạn pháp, thông được thực tại; Đặc tính của Định là không phân tán, loại trừ được mọi dao động, tán loạn của tâm trí.

Tác phẩm chỉ rõ tu tập Định gồm bốn giai đoạn (nhất thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền), khi tu tập đến giai đoạn cuối cùng, người tu hành sẽ đạt được sự tập trung cao độ (nhất tâm và xả) và thản nhiên trước mọi biến đổi của vạn vật. Trong tu tập, tùy vào cá tính của từng người mà có những chướng ngại nhất định, do đó mỗi người để đạt được Định thì phải chọn đề mục thích hợp cho việc tu tập.

- Chín chương còn lại luận giải về Tuệ như đích cuối cùng trên con đường đạt được thanh tịnh và Niết bàn. Tuệ là trình độ nhận thức cao nhất khi so sánh với các hình thức nhận thức khác như là tưởng tri và thức tri.

(29; 750). Trong đó, từ chương 14 đến 17 chủ yếu hệ thống lại những khái niệm cơ bản của Phật giáo như Ngũ uẩn, Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, và tổng quát về ba tướng Vô thường, Khổ, và Vô ngã; Từ

chương 17 đến 23 chủ yếu luận về các Tuệ quán thanh tịnh.

Qua các đề mục, TTĐL không nổi lên như một tác phẩm triết học. Nhưng thực chất TTĐL chứa đựng nhiều nội dung phong phú với nhiều vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo, và chủ yếu thể hiện qua phần luận giải

của Buddhagosha. Chính nhờ đóng góp này của Buddhagosha mà TTĐL

được coi là bộ bách khoa toàn thư của Phật giáo.

Một phần của tài liệu Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận (Trang 25 - 29)