NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁ NHEO MỸ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ (ictalurus punctatus, rafinesque, 1818) trong ao đất tại hưng yên (Trang 28 - 31)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁ NHEO MỸ TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Kết quả đề tài “Nghiên cứu khả năng phát triển nuôi cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ở miền Bắc Việt Nam" của Viện Nghiên Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ở miền Bắc Việt Nam" của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Ở Việt Nam, những năm gần đây cá Nheo Mỹ được người dân nhập theo con đường tiểu ngạch và nuôi ở một số tỉnh phía Bắc. Qua một số năm phát triển tự phát, phong trào nuôi đang ngày càng được mở rộng tại một số tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc….Cá nuôi nhanh lớn, chất

lượng thịt ngon và khả năng chống chịu tốt với môi trường, bệnh và có thể thu được lợi nhuận lớn.

Tuy phong trào nuôi cá Nheo Mỹ phát triển nhanh ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá khả năng phát triển nuôi loài cá này. Vì vậy trong giai đoạn năn 2010- 2014, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu khả năng phát triển nuôi cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ở miền Bắc Việt Nam” với mục đích nghiên cứu tổng hợp về sinh trưởng, sinh sản, đánh giá ảnh hưởng của loài tới đa dạng sinh học cũng như hiệu quả kinh tế xã hội của loài này khi di nhập và nuôi tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra như sau:

- Cá Nheo Mỹ có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện nuôi ở miền Bắc, sau 21 tháng nuôi cá có thể thành thục sinh dục (tuổi 1+) và kích cỡ có thể đạt 3.137 g/con và chiều dài 52,99 cm/con.

- Sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 35%, để nuôi vỗ, tỷ lệ thành thục cá cái đạt 75,7%. Hệ số thành thục của cá Nheo Mỹ đạt cao nhất vào tháng 5 (>14%). Mùa vụ sinh sản của cá Nheo Mỹ từ tháng 4 đến tháng 6, đẻ rộ vào tháng 5.

- Kích thích sinh sản cá Nheo Mỹ cho hiệu quả cao nhất khi sử dụng 150 

g LRHa + 5 mg DOM/kg cá cái, cá cái hiệu ứng với kích dục tố và rụng trứng sau khi tiêm liều quyết định 20 – 28 giờ. Các chỉ tiêu đạt được: Tỷ lệ cá rụng trứng đạt 80%; Tỷ lệ thụ tinh đạt 92,7%; Tỷ lệ nở đạt 70,38%; Tỷ lệ dị hình 2,08%. Có thể sử dụng thức ăn giun chỉ và thức ăn công nghiệp để ương nuôi cá Nheo Mỹ từ giai đoạn cá bột lên cá giống.

- Cá Nheo Mỹ có thể nhiễm một số loại bệnh thông thường như: ký sinh trùng (Trùng bánh xe, trùng loa kèn, Myxobolus, sán lá đơn chủ), loài vi khuẩn (Moraxella sp., Aeromonas sobria, Staphulococcus sp. Và Edwardsiella ictaluri) và loại nấm (Rhizopus sp., Fussarium sp., Aspergillus sp., và Penicilium sp.). Cá Nheo Mỹ không mang mầm bệnh mới gây hại đối với các loài cá bản địa.

- Cá Nheo Mỹ là loài cá ăn tạp thiên về động vật nhỏ dưới nước. Cá Nheo Mỹ có sự cạnh tranh thức ăn, nơi ở nhất định nhưng không phải là loài lấn át các loài đang nuôi phổ biến. Các thí nghiệm về tạp giao khẳng định cá Nheo Mỹ không có khả năng tạp giao với cá Lăng chấm, cá tra và các loài cá da trơn khác ở nước ta.

- Cá Nheo Mỹ có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 18 tháng nuôi ở mật độ nuôi phù hợp cá đạt khối lượng trung bình > 2kg/con ở cả mô hình nuôi ao và lồng. Hiệu quả kinh tế do cá Nheo Mỹ mang lại cao hơn so với các loài truyền thống khác (Diêu hồng, Trắm dòn, Chép dòn…). Nuôi cá Nheo Mỹ trong lồng cho năng suất

34,3kg/m3 và nuôi trong ao cho năng suất 27,7 kg/m3 sau 18 tháng nuôi.

- Nghề nuôi cá Nheo Mỹ thương phẩm gặp phải một số khó khăn như : thiếu vốn, nguồn con giống phụ thuộc, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm trong đó vấn đề vốn và môi trường ô nhiễm, dịch bệnh là đáng được quan tâm nhất. - Cá Nheo Mỹ có khả năng phát triển nuôi trong điều kiện miền Bắc Việt Nam.

2.2.2. Tình hình nuôi ở nước ta

Ở nước ta, cá Nheo Mỹ được nuôi một vài năm gần đây, ban đầu một số người dân nuôi lồng tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương nhập cá giống cỡ 3- 5 cm từ Trung Quốc về ương trong ao, khi cá đạt cỡ từ 50- 100 con/kg thì tiến hành thả ra lồng để nuôi lên cá thương phẩm, nguồn thức ăn chính của cá là cá tạp và thức ăn công nghiệp. Sau thời gian nuôi khoảng 20- 24 tháng cá đạt khối lượng 2,5- 3kg/con. Giá bán dao động từ 100.000- 110.000 đồng/kg (Nguyễn Anh Hiếu và cs., 2014). Nhận thấy đây là loài cá dễ nuôi, có giá trị kinh tế nên việc phát triển nuôi loài cá này nhanh chóng được nhân rộng.

Năm 2011, cá nheo Mỹ được Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt miền Bắc tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm tại một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Mô hình nuôi cá Nheo Mỹ trong ao và lồng thực sự phát triển từ năm 2012 khi diện tích ao nuôi và số lồng nuôi tăng nhanh, mở rộng ra một số huyện khác như Chí Linh, Kinh Môn, Thanh Miện,… Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương diện tích ao nuôi cá Nheo Mỹ khoảng > 10ha, nhưng diện tích này chủ yếu dùng để ương nuôi cá giống nhỏ lên cỡ giống lớn. Có khoảng 50- 70 hộ dân nuôi lồng, mỗi hộ có từ 70 – 100 lồng thể tích lồng chủ yếu từ 100- 150 m3/lồng, trong đó 2/3 diện tích lồng dùng để nuôi cá Nheo Mỹ, còn lại là nuôi các loài cá khác như Trắm cỏ, Chép, Diêu hồng. Sản lượng nuôi cá Nheo Mỹ toàn tỉnh ước đạt 300- 500 tấn/năm.

Đến năm 2013, 2014 cá Nheo Mỹ được nuôi thử nghiệm và cho kết quả rất khả quan tại một số tỉnh miền Bắc như Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa. Từ những mô hình nuôi thử nghiệm cho thấy, cá nheo Mỹ có thể phát triển tốt với điều kiện tự

nhiên của Việt Nam, góp phần bổ sung thêm đối tượng nuôi mới cho người dân. Đặc biệt, cá có thể chống chịu tốt với điều kiện khí hậu lạnh vào mùa đông ở miền Bắc. Đây là mô hình đang được người dân quan tâm và hưởng ứng, rất có triển vọng để mở rộng trong những năm tiếp theo.

Từ đầu năm 2013, một số hộ dân đã đầu tư hệ thống lồng ở một số hồ chứa lớn tại các tỉnh miền núi như hồ chứa Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình, hồ chứa Na Hang – tỉnh Tuyên Quang với quy mô hàng trăm lồng nuôi. Việc mở rộng diện tích cũng như vùng nuôi cho thấy đây là loài có tiềm năng phát triển, có giá trị kinh tế, mở ra hướng phát triển mới cho người nuôi thủy sản (Nguyễn Anh Hiếu và cs., 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ (ictalurus punctatus, rafinesque, 1818) trong ao đất tại hưng yên (Trang 28 - 31)