Sự biến động NH3 và NO2 trong ao nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ (ictalurus punctatus, rafinesque, 1818) trong ao đất tại hưng yên (Trang 51 - 53)

Yếu tố pH được duy trì ổn định ở mức thích hợp, dao động từ 7,2- 8,5, các chỉ tiêu môi trường khác như NO2 và NH3 đều dao động trong phạm vi thích hợp và không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá nuôi.

Các yếu tố thủy lý, thủy hóa đều nằm trong ngưỡng cho phép, phù hợp để nuôi cá Nheo Mỹ. Ở giai đoạn cuối của vụ nuôi, môi trường các ao nuôi có sự biến động về các yếu tố thủy lý, thủy hóa. Tuy nhiên do được kiểm tra, theo dõi và xử lý thường xuyên nên không có sự sai khác nhiều về môi trường giữa các ao nuôi. 4.2.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng cá

- Tăng trưởng về khối lượng

Kết quả nghiên cứu tốc độ sinh trưởng cá Nheo Mỹ cho thấy cá có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện nuôi ở Hưng Yên. Sử dụng thức ăn công nghiệp 30-35% protein cá nuôi từ cỡ giống trung bình 13,40 cm/con và 31,28 g/con, kết quảsau thời gian nuôi 08 tháng được trình bày trong Bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3.Khối lượng cá Nheo Mỹ qua các tháng (n = 30) Thời gian Ao số 1 (g/con) Ao số 2 (g/con) Ao số 3 (g/con) Ao số 4 (g/con) Khối lượng trung bình (g/con) 11/05/2016 (bắt đầu thả) 31,70± 0,33 31,11± 0,62 30,83± 0,53 31,48± 0,67 31,28± 0,69 11/06/2016 165,1±3,25 167,1± 4,08 174,0± 3,11 166,5±3, 74 170,68 ± 3,70 11/07/2016 408,1± 2,57 412,2± 2,48 415,2± 2.92 413,3± 2,84 412.2 ± 2,84 11/08/2016 583,2± 2.16 585,3± 1,86 588,0± 2.05 587,0± 2,02 585,8 ± 2,04 11/09/2016 867,4± 4,48 865,7± 4,83 877,4± 4,59 874,4± 4,67 871,2 ± 4,84 11/10/2016 1075,3± 2.02 1072,2± 2,11 1077,0± 2,21 1070,0± 2,05 1073,6 ± 2,08 11/11/2016 1277,2± 10,04 1247,2± 11,12 1297,2± 11,01 1279,2± 10,73 1275,2 ± 10,90 11/12/2016 1333,1± 3,36 1295,0± 3,18 1323,0± 3,52 1327,0± 3,03 1319,05± 3,14 11/01/2017 1413,2± 7,02 1326,3± 7.37 1420,1± 7,34 1417,0± 7,13 1397,7 ± 7,20

Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Bảng 4.3 cho thấy cá có đạt kích thước trung bình trên 1,3 kg/con sau 08 tháng nuôi. Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu của Clement và Lovell (1994) khi nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ 180 ngày từ cỡ 25 g/con, cỡ cá thu trung bình của cá Nheo Mỹ 610 g. Kết quả tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá được thể hiện trong hình 3.2 cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá đạt trung bình 5,6 g/con/ngày, dao động từ 2,4- 9,5 g/con/ngày. Theo Cacho et al. (1991), cá giống và cá trưởng thành có thể sống trong môi trường nhiệt độ từ 0-40oC, trong biên độ nhiệt độ từ 8-350C cá vẫn bắt mồi và sinh trưởng tốt. Nhưng kết quả trong nghiên cứu ở hình 3.4còn chỉ rõ sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá ở những thời điểm khác nhau trong năm phụ thuộc vào nhiệt độ nước môi trường nuôi cá, vào thời gian tháng 11/2016 đến tháng 01/2017 là thời điểm nhiệt độ nước xuống thấp (14- 180C) nên tốc độ tăng trưởng của cá cũng giảm theo (2,4- 3,1 g/con/ngày). Ở thời điểm tháng 5- 9 khi nhiệt độ dao động khoảng 24- 350C thì tốc độ tăng trưởng của cá cũng đạt tương đối cao 6,7-9,5 g/con/ngày.

Hình 4.4. Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày của cá Nheo Mỹ Mặc dù trong mùa đông lạnh một số loài cá đang nuôi phổ biến ở miền Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ (ictalurus punctatus, rafinesque, 1818) trong ao đất tại hưng yên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)