Phân tích một số trƣờng hợp cụ thể

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa các yếu tố tài chính, vĩ mô và thị trường trong dự báo kiệt quệ tài chính của các công ty tại việt nam (Trang 72 - 77)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.Phân tích một số trƣờng hợp cụ thể

Sau khi đã thực hiện một số phƣơng pháp hồi quy cũng nhƣ các phép đo lƣờng khả năng dự báo và mức độ tác động cận biên, nhóm tác giả đều nhận đƣợc kết quả rằng các biến số tỷ số tài chính đƣợc xác định từ báo cáo tài chính của công ty có khả năng dự báo đối với tình trạng kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp tất cả 3 nhóm biến số, bao gồm biến số tỷ số tài chính, chỉ số kinh tế vĩ mô và biến số thị trƣờng sẽ tạo ra đƣợc khả năng dự báo kiệt quệ tài chính tốt hơn đáng kể so với mô hình chỉ sử dụng các biến số tài chính.

Điều này hàm ý một kết luận rõ ràng và trực quan rằng các thông tin đƣợc phản ánh hàng ngày trên các bảng báo cáo tài chính của công ty vẫn chƣa thể dự báo một cách đầy đủ và chính xác khả năng công ty bị rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Thay vào đó, khả năng kiệt quệ tài chính sẽ đƣợc dự báo một cách tốt hơn nếu xem xét đồng thời với các yếu tố

về vĩ mô và thị trƣờng. Đặc biệt, sở dĩ thông tin tài chính đƣợc điểu chỉnh theo thị trƣờng có khả năng dự báo vƣợt trội hơn hết là do việc nhìn nhận và kỳ vọng về một công ty của các cá nhân và tổ chức trên thị trƣờng đƣợc phản ánh vào giá cổ phiếu của công ty đó một cách chính xác và linh động hơn so với các thông tin đƣợc trình bày đơn thuần trên báo cáo tài chính.

Trong phần này, nhóm tác giả tiến hành phân tích cụ thể một số công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính nhằm đƣa ra sự đánh giá và so sánh một cách trực quan về khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của biến số tỷ số tài chính, biến số vĩ mô và thị trƣờng. Cụ thể, nhóm tác giả xem xét những trƣờng hợp sau đây:

Bảng 12 Công

ty Năm TLTA TFOTL NOCREDINT TBILL SIZE PRICE RETURN

PXM 2008 0.0994 2009 0.108 2010 0.739396679 -0.11035 -184.958492 0.10329 0.000296812 0.692379 -0.208940026 2011 0.795545985 -0.12067 -128.881806 0.1272 0.000127515 0.204538 -0.178664716 2012 1.168645674 0.095598 -623.841077 0.0865 0.000011307 0.115274 -0.156595745 KBC 2008 0.409742851 0.087011 0.0994 0.039491813 1.522749 -0.175833499 2009 0.600202817 0.068097 0.108 0.018907196 2.092465 0.134814776 2010 0.542207384 -0.1761 771.56475 0.10329 0.014440228 1.743769 -0.049936039 2011 0.555423243 -0.4127 -608.806505 0.1272 0.005528638 0.48994 -0.220965666 2012 0.599976289 -0.02628 -875.981784 0.0865 0.002995396 0.283381 -0.141886792

SJS 2008 0.278201051 -0.3401 -264.976745 0.0994 0.010444813 1.273384 -0.248785758 2009 0.411533793 0.239948 0.108 0.013500487 4.329239 0.876882197 2010 0.510606947 0.355802 -962.268556 0.10329 0.009003569 3.15417 -0.084161756 2011 0.640624362 0.028761 -4088.67899 0.1272 0.004265919 1.03696 -0.202142898 2012 0.718791753 -0.22396 -1960.18697 0.0865 0.001269143 1.04707 -0.028117155

Ghi chú: Tỷ số TLTA, TFOTL và NOCREDINT được thể hiện trọng bảng này là các tỷ số chưa được xử lý qua hàm TANH nhằm dễ dàng giải thích; tỷ số RETURN là tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu được tính theo mức giá điều chỉnh, là nhân tố để tính ra biến số ABNRET.

Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung – Mã chứng khoán PXM. Vào ngày

20/01/2014, mã cổ phiếu PXM bị Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đƣa vào diện bị kiểm soát do tổng số lỗ lũy kế của công ty tại ngày 30/06/2013 căn cứ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét vƣợt quá số vốn điều lệ thực góp. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn trực tiếp từ các khoản thu nhập trong hai năm 2012 và 2013 liên tục âm. Khoản lỗ này đƣợc khuếch đại khi doanh thu của công ty sụt giảm đáng kể trong khi công ty lại đồng thời sử dụng mức đòn bẩy (TLTA – tỷ số Tổng nợ trên Tổng tài sản) cao quá mức vƣợt 70% trong năm 2012 và 2013. Nghiên cứu chi tiết hơn, nhóm tác giả nhận thấy rằng doanh thu của PXM sụt giảm là vì các năm trƣớc đó công ty đã tiến hành đẩy cao doanh thu nhằm tạo mức thu nhập dƣơng thông qua việc gia tăng tín dụng thƣơng mại cho khách hàng, đƣợc thể hiện qua giá trị các khoản phải thu tăng đáng kể. Tuy nhiên, phƣơng pháp này không thể sử dụng trong nhiều năm liên tục vì khách hàng không muốn mua sản phẩm quá mức so với nhu cầu vì vậy gây ra mức sụt giảm doanh thu trong năm 2012 và 2013. Sở dĩ, công ty muốn gia tăng mức thu nhập trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh là vì muốn tạo ra kỳ vọng tốt cho các nhà đầu tƣ để thu đƣợc lợi ích từ việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào năm 2010. Đồng thời, việc giá cổ phiếu PXM liên tục giảm đáng kể từ cuối năm 2010 là một tín hiệu thị trƣờng tiêu cực làm cho kế

hoạch phát hành thêm cổ phiếu vào năm 2011 của công ty không đƣợc thông qua. Ngoài ra, công ty phải sử dụng hoàn toàn nguồn vốn vay ngắn hạn để thay thế khi không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay dài hạn do các thông tin tiêu cực về công ty tiếp tục diễn ra trên thị trƣờng vào năm 2012 và 2013. Tổng hợp các điều này đã làm cho công ty PXM rơi vào tình trạng thiếu thốn tiền mặt cho hoạt động kinh doanh và cùng lúc phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn cao.

Tuy nhiên, tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty PXM vào năm 2013 vốn đã có thể đƣợc dự báo từ những năm trƣớc đó thông qua tỷ số Dòng tiền hoạt động trên Tổng nợ (TFOTL)tỷ số đo lường khả năng tự tài trợ cho những chi phí hoạt động hàng ngày (NOCREDINT) liên tục âm trong các năm 2010, 2011 và 2012. Tuy nhiên, tỷ số TFOTL tƣơng ứng với năm 2012 nhận giá trị dƣơng và tăng lên so với năm 2011 trong khi công ty lại bị rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính vào năm 2013, điều này cho thấy một sự khả năng giải thích chƣa hoàn hảo của tỷ số TFOTL.

Với các biến số thị trƣờng, nhóm tác giả quan sát thấy một xu hƣớng tiêu cực đồng nhất qua các năm 2010, 2011 và 2012, trƣớc khi công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính vào năm 2013. Tỷ trọng vốn hóa thị trường (SIZE)Giá cổ phiếu (PRICE) của công ty liên tục giảm và đồng thời Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu (RETURN) cũng nhận giá trị âm liên tục qua các năm trƣớc khi rơi vào kiệt quệ tài chính. Lãi suất cho vay gia tăng có thể dẫn đến khả năng các công ty rơi vào kiệt quệ tài chính cao hơn. Xu hƣớng này đƣợc quan sát thấy đối với công ty vào các năm 2010 và 2011, tuy nhiên lại không phù hợp vào nào 2012 khi lãi suất cho vay giảm nhƣng công ty lại rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính vào năm 2013.

Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc – Công ty Cổ phần – Mã chứng khoán KBC.

Vào ngày 02/04/2013, mã cổ phiếu KBC bị Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đƣa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tại báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán năm 2012 của công ty là số âm. Điều này chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm đáng kể trong doanh thu của công ty vào năm 2012, trong khi công ty đang

duy trì mức đòn bẩy khá cao gần 60%. Đồng thời, trƣớc đó vào năm 2011 công ty không thể thông qua kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu vì lý do giá cổ phiếu sụt giảm mạnh khiến các cổ đông hiện tại nhận thấy không thu đƣợc lợi ích từ việc phát hành cổ phiếu. Tƣơng tự nhƣ mã chứng khoán PXM, tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty KBC có thể đƣợc dự báo thông qua tỷ số TFOTL nhận giá trị âm liên tiếp trong các năm 2010, 2011 và 2012. Tuy nhiên, tỷ số NOCREDINT cho thấy một sự không đồng nhất trong giá trị của năm 2010 khi nhận giá trị dƣơng vào năm này.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà – Mã chứng khoán SJS. Vào ngày 20/01/2014, mã cổ phiếu SJS tiếp tục bị Sở giao dịch chứng khoán

TP. Hồ Chí Minh duy trì diện bị kiểm soát do kết quả kinh doanh bị thua lỗ 2 năm liên tiếp căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 và 2012 đã đƣợc kiểm toán. Nhƣ hầu hết các công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, công ty SJS trải qua sự sụt giảm, trong khi sử dụng mức đòn bẩy cao. Đồng thời, giá cổ phiếu của công ty SJS cũng sụt giảm từ năm 2011 làm cho chi phí sử dụng vốn gia tăng trong trƣờng hợp phát hành cổ phiếu. Về khía cạnh dụ báo, tỷ số TFOTL cho thấy một xu hƣớng giảm liên tục và tỷ số NOCREDINT liên tục âm qua các năm 2010, 2011 và 2012.

Mặt khác, tình trạng kiệt quệ tài chính của cả hai công ty KBC và SJS đều đƣợc dự báo một cách thống nhất và chính xác thông qua các yếu tố thị trƣờng và chỉ số kinh tế vĩ mô, tƣơng tự nhƣ công ty PXM.

Tóm lại, qua sự phân tích cụ thể 3 công ty nói trên, nhóm tác giả kết luận rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiệt quệ tài chính của một công ty có sự khác nhau khi xem xét các chỉ tiêu từ báo cáo tài chính; nhƣng đều đồng nhất về yếu tố thị trƣờng cụ thể là sự sụt giảm mạnh trong giá cổ phiếu trƣớc khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Đồng thời, nhóm tác giả một lần nữa cho thấy tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty không chỉ đƣợc dự báo từ những thông tin bên trong công ty thông qua các tỷ số tài chính mà còn đƣợc phản ánh đầy đủ thông qua yếu tố bên ngoài bao gồm môi trƣờng kinh tế vĩ mô và đặc biệt là các yếu tố thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa các yếu tố tài chính, vĩ mô và thị trường trong dự báo kiệt quệ tài chính của các công ty tại việt nam (Trang 72 - 77)