Thống kê mô tả cho các biến số sử dụng trong mô hình 2– gồm các biến số

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa các yếu tố tài chính, vĩ mô và thị trường trong dự báo kiệt quệ tài chính của các công ty tại việt nam (Trang 42 - 45)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2. Thống kê mô tả cho các biến số sử dụng trong mô hình 2– gồm các biến số

số tài chính và chỉ báo kinh tế vĩ mô

Bảng 2

Biến TFOTL TLTA NOCREDINT COVERAGE CPI TBILL

Toàn bộ mẫu Trung bình 0.1345316 0.4706899 -0.1757807 0.9065618 0.1441585 0.1124239 Sai số chuẩn 0.3393617 0.1666215 0.980602 0.3395783 0.0603718 0.0117194 Giá trị nhỏ nhất -1 0.002616 -1 -1 0.070546 0.0994 Giá trị lớn nhất 1 0.743148 1 1 0.231163 0.1272 Số quan sát 1444 1444 1444 1444 1444 1444 Những công ty kiệt quệ tài

chính Trung bình 0.0854172 0.4760491 -0.2131582 0.7744964 0.1343303 0.1141546 Sai số chuẩn 0.3168635 0.1709635 0.9754071 0.53012 0.0504267 0.0118777 Giá trị nhỏ nhất -1 0.002616 -1 -1 0.070546 0.0994 Giá trị lớn nhất 1 0.743148 1 1 0.231163 0.1272 Số quan sát 452 452 452 452 452 452 Những công ty không kiệt quệ tài chính Trung bình 0.1569103 0.468248 -0.1587498 0.9667367 0.1486367 0.1116353 Sai số chuẩn 0.346987 0.1646348 0.9829788 0.1686251 0.0639201 0.0115669 Giá trị nhỏ nhất -0.99989 0.030913 -1 -1 0.070546 0.0994 Giá trị lớn nhất 1 0.738694 1 1 0.231163 0.1272 Số quan sát 992 992 992 992 992 992

Trong mô hình 2, ngoài 4 biến số tài chính của công ty (TFOTL, TLTA, NOCREDINT, COVERAGE), nhóm tác giả sử dụng thêm 2 biến số đại diện cho các tác động vĩ mô ảnh hƣởng đến khả năng công ty rơi vào kiệt quệ tài chính, cụ thể là CPI và TBILL. Với

những biến số TFOTL, TLTA, NOCREDINT, COVERAGE, nhóm tác giả thu đƣợc các kết quả thống kê mô tả tƣơng tự nhƣ trong mô hình 1. Do đó, nhóm tác giả chỉ trình bày trong phần này kết quả thống kê mô tả của 2 biến vĩ mô:

- CPI (Lạm phát được tính toán bằng phần trăm thay đổi của Chỉ số giá tiêu dùng): thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình của CPI với những công ty kiệt quệ tài

chính là thấp hơn so với giá trị này ở những công ty không kiệt quệ tài chính. Nhƣ đƣợc trình bày trong phần mô tả các biến số đƣợc sử dụng trong nghiên cứu, mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty là không rõ ràng qua các nghiên cứu trƣớc đây. Mặc dù vậy, với kết quả thống kê mô tả trong phần này, nhóm tác giả thấy rằng khi nền kinh tế có mức độ lạm phát cao, khả năng các công ty rơi vào kiệt quệ tài chính sẽ thấp hơn.

- TBILL (Lãi suất tín phiếu kho bạc): bảng thống kê trên không cho thấy sự khác

biệt rõ ràng trong giá trị trung bình của biến số này khi so sánh giữa những công ty kiệt quệ tài chính và những công ty không kiệt quệ tài chính. Kết quả này có thể đƣợc giải thích là do lãi suất (đƣợc đại diện bằng lãi suất T – bill) tăng chỉ thực sự ảnh hƣởng đến khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính của công ty khi chúng ta xem xét đồng thời với mức đòn bẩy tài chính. Do đó, nhóm tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả sâu hơn bằng cách nhƣ sau:

o Đầu tiên, nhóm tác giả chia mẫu quan sát thành 2 mẫu nhỏ với mẫu nhỏ thứ nhất gồm 25% những công ty có giá trị biến số TLTA cao nhất, và mẫu nhỏ thứ hai gồm 75% số công ty có đòn bẩy tài chính thấp nhất.

o Sau đó, nhóm tác giả tiến hành thống kê mô tả cho biến số TBILL trong hai mẫu nói trên với hai tình huống là công ty kiệt quệ tài chính và công ty không kiệt quệ tài chính. Kết quả đƣợc cho ở bảng sau:

Bảng 3

Mức độ đòn bẩy tài chính

(TLTA) Tình trạng

TBILL (giá trị trung bình)

Số quan sát

Thấp

Kiệt quệ tài chính 0.1133114 320

Không kiệt quệ tài

chính 0.1116045 762

Cao

Kiệt quệ tài chính 0.1161988 132

Không kiệt quệ tài

chính 0.1117371 230

Bảng 3 cho thấy có sự khác biệt trong giá trị trung bình của biến số TBILL giữa những công ty kiệt quệ tài chính và không kiệt quệ tài chính trong trƣờng hợp đòn bẩy tài chính cao. Trong trƣờng hợp đòn bẩy tài chính cao, lãi suất tăng làm gia tăng khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp đòn bẩy tài chính thấp, không có sự khác biệt rõ rệt giữa giá trị TBILL trung bình của những công ty kiệt quệ tài chính và những công ty không kiệt quệ tài chính. Điều này hàm ý rằng lãi suất không ảnh hƣởng nhiều đến khả năng kiệt quệ tài chính của công ty trong trƣờng hợp đòn bẩy tài chính thấp.

Một phần của tài liệu Sự kết hợp giữa các yếu tố tài chính, vĩ mô và thị trường trong dự báo kiệt quệ tài chính của các công ty tại việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)