Sự thay đổi về mật độ tế bào trong khoang anot

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp vật liệu cds nano bằng hệ thống điện sinh học nhằm tái thu hồi kim loại nặng (Trang 35 - 37)

Mật độ vi khuẩn trong khoang điện cực âm của cả 3 hệ BES – catot kị khí (BES1), BES - catot hiếu khí có khuấy từ ở 250 vòng/phút (BES2) và BES catot-kị khí nối pin (BES3) được trình bày ở Hình 4.3 . Nhìn chung mật độ vi khuẩn trong môi trường anot giảm trong suốt thời gian thí nghiệm. Riêng đối với hệ BES1, mật độ vi khuẩn giảm khá nhanh trong 2 ngày đầu thí nghiệm so với các hệ BES còn lại. Sau 6 ngày thí nghiệm, mật độ vi khuẩn trong 2 hệ BES1 và BES3 đã giảm đi nhiều, lần lượt từ 0.14 và 0.026 giảm xuống còn 0.078 và 0.01; tuy nhiên mật độ vi khuẩn trong hệ BES2 giảm không đáng kể từ 0.033 xuống 0.028. Trong khi đó các hệ BES đối chứng không có sự tăng

đáng kể về OD. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của nồng độ oxi hòa tan đối với sự tăng trưởng của chủng vi khuẩn điện hóa Shewanella sp. HN41 trong dung dịch ion Se (IV) đối với sự tạo thành hạt Se nano (Ji-Hoon Lee et al., 2007a) cũng có kết quả tương tự. Mật độ tế bào trong điều kiện kị khí giảm nhanh sau 10 ngày thí nghiệm.

Hình 4.3. Mật độ vi khuẩn trong khoang cực âm của các hệ thống BES1, BES2, BES3 và BES ĐC trong 6 ngày thí nghiệm

Kết thúc thí nghiệm khi tháo bỏ hệ BES, chúng tôi nhận thấy có lớp màng sinh học hình thành trên vách ngăn ngăn cách khoang anot với môi trường bên ngoài (Hình 4.4). Như vậy, vi khuẩn có thể tăng sinh và hình thành lớp màng sinh học trên vách ngăn chứ không di chuyển trong môi trường nuôi, điều này giải thích tại sao OD hầu như không tăng đối với các hệ BES4 và BES5 (Hình 4.5), dù các hệ vẫn được bổ sung cơ chất lactat hàng tuần.

Hình 4.4. Màng sinh học do vi khuẩn Shewanella sp. HN-41 hình thành trên vách ngăn cao su của (A) hệ thống BES4, (B) hệ thống BES5 sau khi kết thúc

thí nghiệm

Hình 4.5. Mật độ vi khuẩn trong khoang cực âm của các hệ thống BES4 và BES5 trong 14 ngày thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp vật liệu cds nano bằng hệ thống điện sinh học nhằm tái thu hồi kim loại nặng (Trang 35 - 37)