Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và năng suất rau hữu cơ trồng tại sóc sơn, hà nội (Trang 40)

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Cả 3 thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ.(RCBD) Với 4 công thức và 3 lần nhắc lại.

Diện tích mỗi thí nghiệm - Tổng số ô thí nghiệm: 12 ô - Diện tích ô thí nghiệm: 40 m2

- Tổng diện tích một thí nghiệm: 480 m2

- Tổng diện tích ba thí nghiệm (gồm cả bảo vệ): 1600 m2

3.4.2. Công thức thí nghiệm

3.4.2.1. Nội dung thí nghiệm 1

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của dưa chuột, vụ xuân hè 2018.

- CT1: 12 tấn/ha phân HC1 (Lượng bón thông dụng của dân) - CT2: 10 tấn/ha phân HC2

- CT3: 12 tấn/ha phân HC2 - CT4: 14 tấn/ha phân HC2

3.4.3.2. N 4.3.24 thí nghi4 tấ

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau mồng tơi vụ hè thu 2018.

- CT1: 12 tấn/ha phân HC1(Lượng bón thông dụng của dân) - CT2: 10 tấn/ha phân HC2

- CT3: 12 tấn/ha phân HC2 - CT4: 14 tấn/ha phân HC2

3.4.3.3. Nội dung thí nghiệm 3

- CT1: 12 tấn/ha phân HC1 - CT2: 10 tấn/ha phân HC2 - CT3: 12 tấn/ha phân HC2 - CT4: 14 tấn/ha phân HC2

3.4.4. CÁC CHỉ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI

3.4.4.1 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi nội dung 1

+ Thời gian sinh trưởng:

- Thời gian từ trồng đến xuất hiện hoa đực đầu tiên (ngày) - Thời gian từ trồng đến xuất hiên hoa cái đầu tiên (ngày) - Thời gian từ trồng đến đậu quả đầu tiên (ngày)

- Thời gian từ trồng đến thu đợt quả đầu tiên (ngày)

- Tổng thời gian sinh trưởng: từ mọc đến thu quả đợt cuối (ngày)

+ Chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển: (mỗi công thức theo dõi 5 cây)

- Chiều dài và đường kính thân chính (cm) - Số lá / thân chính

- Kích thước lá : dài, rộng lá (cm) - Chỉ số SPAD

- Diện tích lá: xác định bằng phương pháp cân nhanh

- Diện tích lá (dm2) = khối lượng lá/cây/ khối lượng 1dm2 lá - Khối lượng lá (khối lượng tươi, và khô) (g)

- Khối lượng thân (khối lượng tươi và khô (g) - Khối lượng rễ (khối lượng tươi và khô (g) - Vị trí xuất hiện hoa cái đầu tiên (cm) - Tổng số hoa đực trên cây

Đối tượng bệnh hại

- Bệnh sương mai (Pseudoperonaspora cubesis)

- Bệnh phấn trắng (Pseudorperonospora cubensis Berk và Curt) - Bệnh héo rũ (Fusarium axyorum Shl.f.nivum Bilai)

- Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)

- Bệnh khảm lá do virus

Đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo hướng dẫn QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

- Cấp 1: Dưới 1% diện tích lá bị hại. - Cấp 3: 1-5% diện tích lá bị hại. - Cấp 5: 5-25% diện tích lá bị hại. - Cấp 7: 25-50% diện tích lá bị hại. - Cấp 9: Trên 50% diện tích lá bị hại.

Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh do virus bằng cách tính % số cây bị hại:

+ Chỉ tiêu năng suất

- Tổng số quả /cây

- Khối lượng trung bình quả (g)

- Năng suất cá thể = khối lượng trung bình quả x số quả trên cây (kg/cây) - Năng suất lý thuyết ô (NSLT) (kg/ô) = Số quả/ cây * khối lượng quả * mật độ/ô.

- Năng suất thực thu = Tổng khối lượng quả thu được thực tế sau các lần thu hoạch.

+ Cấu trúc, hình thành và chất lượng quả

Cấu trúc và hình thái quả Cấu trúc quả:

- Đường kính quả (cm) Hình thái quả:

- Hình dạng quả (dài, thuôn dài, thẳng…) Chất lượng quả:

- Độ cứng: sử dụng máy đo Wagner instruments - Chất lượng cảm quan: hương vị, phẩm vị

+ Hiệu quả kinh tế

- Tổng thu: Năng xuất x giá bán tại farm (Triệu đồng/ha) - Tổng chi:

- Lãi thuần: Tổng thu – Tổng chi (Triệu đồng/ha)

3.4.4.2. Các chỉ tiêu và theo dõi nội dung 2

+Thời gian sinh trưởng:

- Ngày gieo- trồng- đến nảy mầm (ngày )

- Thời gian bắt đầu thu hoạch- kết thúc thu hoạch (ngày)

+ Chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển: (mỗi công thức theo dõi 5 cây)

- Chiều cao cây (cm)

- Số lá trên thân chính (lá/thân chính) - Số nhánh trên/cây

- Chỉ số SPAD

- Diện tích lá: xác định bằng phương pháp cân nhanh

Diện tích lá (dm2) = khối lượng lá/cây/ khối lượng 1dm2 lá - Khối lượng lá (khối lượng tươi, và khô) (g)

- Khối lượng thân (khối lượng tươi và khô (g) - Khối lượng rễ (khối lượng tươi và khô (g)

+ Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm:

- Màu sắc thân lá - Chiều dài ngọn (cm) - Đường kính ngọn (cm )

- Số lá / ngọn

- Kích thước lá : dài, rộng lá

+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số ngon thu hoạch /1 cây

- Khối lượng trung bình ngọn (g)

- Năng suất cá thể (g/cây) = tổng khối lượng ngọn/cây

- Năng suất thực thu = Tổng khối lượng thu được thực tế sau các lần thu - Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = năng suất cá thể x mật độ cây/ha

+ Các chỉ tiêu về tình hình sâu bệnh hại

- Đánh giá tình hình sâu hại - Tỷ lệ cây bị hại

- Mức độ gây hại

+ Hiệu quả kinh tế

- Tổng thu: Năng xuất x giá bán tại farm (Triệu đồng/ha) - Tổng chi:

Lãi thuần: Tổng thu – Tổng chi (Triệu đồng/ha)

3.4.4.3. Các chỉ tiêu và theo dõi nội dung 3

+Thời gian sinh trưởng: (Ngày)

- Thời gian từ trồng đến trải lá - Thời gian bắt đầu cuốn - Thời gian thu hoạch

- Tổng thời gian sinh trưởng

+ Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: (theo dõi 5 cây/ô) - Chiều cao cây (cm)

- Đường kính thân (cm)

- Số lá và kích thước lá (dài và rộng lá) (cm)

- Tỷ lệ cuốn bắp(%): Số cây cuốn bắp/tổng số cây theo dõi x 100 - Chỉ số SPAD

- Khối lượng khô (lá, thân, bắp, rễ ), (g)

- Diện tích lá (dm2) tính theo phương pháp cân nhanh

+ Chỉ tiêu về cấu trúc và chất lượngbắp:

- Cấu trúc, hình thái bắp:

- Chiều cao, đường kính bắp (cm)

- Hình dạng bắp I: H/D; (H: chiều cao bắp; D: Đường kính bắp) - Chất lượng bắp:

(G: khối lượng bắp) - Khối lượng bắp(g)

+ Đánh giá tình hình sâu hại

- Đối tượng sâu hại: Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy - Tỉ lệ cây bị hại (%)

- Mật độ sâu hại (con/m2)

- Cấp độ bệnh theo quy chuẩn Việt Nam 2012

Cấp hại Tỷ lệ diện tích lá, lộc, hoa, quả bị hại (%)

Cấp 1 1 – 10

Cấp 3 > 10-20

Cấp 5 > 20-40

Cấp 7 > 40-80

Cấp 9 >80

- Đối tượng bệnh hại: Bệnh thối nhũn, bệnh thối hạch, bệnh đốm vòng - Hiệu quả kinh tế: tổng thu, tổng chi, lãi thuần

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê bằng EXCEL 2016, phần mềm IRRISTAT.

3.4.6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc

3.4.6.1. Kĩ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột

- Thời gian sinh trưởng 70 ngày + Làm đất, trồng cây:

- Cày phơi ải đất tối thiểu 10 ngày trước khi trồng cây con, kết hợp bón vôi và phun chế phẩm Fusa để xử lý đất.

- Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật; làm đất tơi xốp; lên luống cao 25-30 cm, mặt luống rộng từ 1,2-1,4m. Rãnh rộng 30cm.

- Bón phân lót: Rạch giữa luống rồi cho phân vào giữa lấp lại. Lượng phân chuồng hữu cơ hoai mục là 500kg/sào.

- Phủ nilon đen rồi đục lỗ cấy con. Khoảng cách 40 x 60 cm (có thể thưa hơn).

- Mật độ trồng 1000 cây/sào

- Tưới nước vào gốc cho cây sau khi trồng. - Tưới nước và chăm sóc

- Thường xuyên tưới ẩm từ sau khi trồng đến khi phân cành. Giai đoạn nở hoa và trong khi thu quả luôn giữ độ ẩm đất đạt 80 – 85%. Phương pháp tưới sử dụng là tưới rãnh.

+ Làm giàn:

- Làm giàn sau khi trồng 25-30 ngày, cây giàn cắm xen vào 2 hàng dưa chuột, ngọn chụm hình chữ A, thân dưa chuột được buộc bằng rơm nếp, hướng ngọn lên trên. Khi cây có thân lá tốt thường xuyên buộc để tránh đổ và định hình cho cây leo giàn.

+ Làm cỏ:

- Làm thủ công trong các đợt bón thúc, cần làm cỏ kết hợp với vơ tỉa lá già, lá bệnh, sương mai, bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy.

+ Bón phân:

- Bón lót: phân hữu cơ ủ với lượng bón từng công thức thí nghiệm

- Bón thúc lần 1: 5kg phân Fetiplus hòa vào 3 thùng sơn 20 lít nước đem tưới gốc dưa chuột. Thời điểm là khi cây có quả con.

- Bón thúc lần 2: 5 kg phân Fetiplus hòa vào 3 thùng sơn 20 lít nước đem tưới gốc dưa chuột. Thời điểm là khi cây có quả to nhưng vẫn còn xanh.

Sau các đợt thu quả lại tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho dưa chuột nhưng các lần bón thúc 1,2.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Chọn đất luân canh với cây trồng khác họ dưa chuột. Tỉa bỏ lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non, phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây bị héo xanh, xoăn lá virut đem tiêu hủy. Một số loại thuốc thảo mộc sử dụng để phòng trừ sâu bệnh như: chế phẩm gừng, tỏi, ớt.

+ Thu hoạch: Dưa chuột sau trồng được 45-55 ngày có thể thu lứa một

3.4.6.2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cải bắp

- Ngày gieo trồng; 04/08/2018 – Kết thúc thu hoạch 18/12/2018 - Thời gian 134 ngày

+ Làm đất, trồng cây:

- Cày phơi ải đất tối thiểu 10 ngày trước khi trồng cây con, kết hợp bón vôi và phun chế phẩm Fusa để xử lý đất.

- Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật; làm đất tơi xốp; lên luống cao 25-30 cm, mặt luống rộng từ 1,2-1,4 m. Rãnh rộng 30 cm

+ Trồng và chăm sóc:

- Mồng tơi có thể gieo thẳng từ hạt hoặc trồng bằng cây con. Trước khi gieo hạt hoặc trồng cây bón lót phân ủ hữu cơ hoai mục.

+ Mật độ:

- Gieo thẳng từ hạt: Cây x cây là 10 x 20 cm (khoảng 450.000 cây/ha) + Làm cỏ:

- Làm thủ công trong các đợt bón thúc, cần làm cỏ kết hợp với tỉa bỏ lá già, lá bệnh, sương mai, bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy.

+ Tưới nước:

- Sau khi gieo tưới 2 lần/ngày đến khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất tưới 1 lần/ngày, sau đó tưới rãnh 14 ngày tưới 1 lần.

+ Bón phân:

- Bón lót: Phân hữu cơ ủ với lượng bón từng công thức thí nghiệm - Bón thúc lần 1: Bón phân Fetiplus 50 kg/420m2

- Bón thúc lần 2: Sau khi bón lần một 21 ngày, bón phân Fetiplus 50 kg/420m2

+ Phòng trừ sâu bệnh:

- Áp dụng biện pháp thủ công - Trồng cúc vạn thọ, sen cạn, …

- Sử dụng các loại bảo vệ thực vật thảo mộc sinh học khi sâu bệnh phát sinh mạnh, không thể khống chế bằng biện pháp thủ công.

3.4.6.2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cải bắp

- Ngày gieo trồng; 02/11/2018- Kết thúc thu hoạch 15/1/2019 - Thời gian sinh trưởng 74 ngày

+ Làm đất, trồng cây:

- Cày phơi ải đất tối thiểu 10 ngày trước khi trồng cây con, kết hợp bón vôi và phun chế phẩm Fusa để xử lý đất.

- Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật; làm đất tơi xốp; lên luống cao 25-30 cm, mặt luống rộng từ 1,2-1,4 m. Rãnh rộng 30cm

- Khoảng cách trồng 40 x 60 cm(có thể thưa hơn). Mật độ trồng 1000 cây/sào = 27.700 cây/ha

+ Làm cỏ:

- Làm thủ công trong các đợt bón thúc, cần làm cỏ kết hợp với vơ tỉa lá già, lá bệnh, sương mai, bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy.

+ Tưới nước:

- Tưới nước vào gốc cho cây sau khi trồng. tưới rãnh, 14 ngày tưới 1 lần + Bón phân:

- Bón lót: Phân hữu cơ ủ hoai mục với lượng bón từng công thức thí nghiệm

- Bón thúc lần 1: Bón phân Fetiplus 50 kg/420m2

- Bón thúc lần 2: Sau khi bón lần một 21 ngày, bón phân Fetiplus 50 kg/420m2

+ Phòng trừ sâu bệnh:

- Trồng cúc vạn thọ, sen cạn, …

- Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non, dùng vợt để bắt bướm trưởng thành. - Một số loại thuốc thảo mộc sử dụng để phòng trừ sâu bệnh như: chế phẩm gừng, tỏi, ớt.

+ Thu hoạch cải bắp:

- Khi bắp cải cuốn chắc, đủ độ tuổi sinh trưởng thì thu hoạch. Chặt cao, sát thân bắp để dễ thu và xử lý gốc cây trên đồng ruộng. Loại bỏ lá ngoài, lá xanh trên bắp, rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo, cho bao bì để đưa tiêu thụ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ Ủ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA CHUỘT TRƯỞNG PHÁT TRIỂN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA CHUỘT VỤ XUÂN HÈ 2018 TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI

4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ ủ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của cây dưa chuột chiều cao cây và số lá của cây dưa chuột

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao và số lá trên thân chính cây dưa chuột 6 lần định kỳ 14 ngày/lần) và thu được số liệu ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá của cây dưa chuột

Công thức

Chiều cao cây (cm) Số lá (lá/thân chính)

7 NST 21 NST 35 NST 49 NST 63 NST 70 NST 7 NST 21 NST 35 NST 49 NST 63 NST 70 NST CT1 13,0 28,1 96,0 142,4 181,8 203,7 2,3 5,3 13,5 18,4 20,9 22,6 CT2 13,3 28,5 100,8 143,5 183,1 206,3 2,4 5,4 13,5 18,5 20,9 22,3 CT3 14,2 29,9 105,7 145,1 185,3 206,6 2,9 6,1 14,0 18,9 21,7 23,7 CT4 14,7 29,7 104,9 146,2 186,9 207,6 3,2 6,3 14,5 19,4 21,9 24,2

Ghi chú : NST - ngày sau trồng

Qua bảng 4.1 ta thấy các công thức bón phân hữu cơ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây, số lá ở các giai đoạn sinh trưởng. Nhìn chung ở công thức 4, cây dưa chuột đều sinh trưởng vượt trội ở các giai đoạn với chiều cao cây cao và số lá nhiều hơn cả. Với lượng bón phân ủ 14 tấn/ha (CT4) có chiều cao cao nhất ở các thời điểm 7, 35,49,63,70 NST, thấp nhất là CT1 (ĐC). Nhìn chung, mức bón phân ủ càng cao thì chiều cao cây có xu hướng càng tăng.

4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ ủ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển chủ yếu của cây dưa chuột trưởng và phát triển chủ yếu của cây dưa chuột

Kết quả theo dõi (bảng 4.2) cho thấy liều lượng bón phân hữu cơ HC2 và đối chứng không ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian ra hoa, đậu quả và tổng thời gian sinh trưởng. Tuy nhiên ở công thức 4, cây dưa chuột sinh trưởng tốt hơn hẳn đối chứng và công thức 2, biểu hiện ở chiều cao cây, số lá và đường kính thân.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân ủ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của cây dưa chuột

Công thức Chiều cao cây (cm) Đường kính thân chính (cm) Số trên cây Số nhánh

Thời gian sinh trưởng

từ gieo đến Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Bắt đầu ra hoa cái (ngày) Bắt đầu đậu quả (ngày) CT1 203,7 0,9 22,6 2,0 21 24 72 CT2 206,3 0,9 23,3 2,0 21 24 72

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và năng suất rau hữu cơ trồng tại sóc sơn, hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)