Kĩ thuật trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và năng suất rau hữu cơ trồng tại sóc sơn, hà nội (Trang 45 - 50)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4.6.Kĩ thuật trồng và chăm sóc

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.6.Kĩ thuật trồng và chăm sóc

3.4.6.1. Kĩ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột

- Thời gian sinh trưởng 70 ngày + Làm đất, trồng cây:

- Cày phơi ải đất tối thiểu 10 ngày trước khi trồng cây con, kết hợp bón vôi và phun chế phẩm Fusa để xử lý đất.

- Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật; làm đất tơi xốp; lên luống cao 25-30 cm, mặt luống rộng từ 1,2-1,4m. Rãnh rộng 30cm.

- Bón phân lót: Rạch giữa luống rồi cho phân vào giữa lấp lại. Lượng phân chuồng hữu cơ hoai mục là 500kg/sào.

- Phủ nilon đen rồi đục lỗ cấy con. Khoảng cách 40 x 60 cm (có thể thưa hơn).

- Mật độ trồng 1000 cây/sào

- Tưới nước vào gốc cho cây sau khi trồng. - Tưới nước và chăm sóc

- Thường xuyên tưới ẩm từ sau khi trồng đến khi phân cành. Giai đoạn nở hoa và trong khi thu quả luôn giữ độ ẩm đất đạt 80 – 85%. Phương pháp tưới sử dụng là tưới rãnh.

+ Làm giàn:

- Làm giàn sau khi trồng 25-30 ngày, cây giàn cắm xen vào 2 hàng dưa chuột, ngọn chụm hình chữ A, thân dưa chuột được buộc bằng rơm nếp, hướng ngọn lên trên. Khi cây có thân lá tốt thường xuyên buộc để tránh đổ và định hình cho cây leo giàn.

+ Làm cỏ:

- Làm thủ công trong các đợt bón thúc, cần làm cỏ kết hợp với vơ tỉa lá già, lá bệnh, sương mai, bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy.

+ Bón phân:

- Bón lót: phân hữu cơ ủ với lượng bón từng công thức thí nghiệm

- Bón thúc lần 1: 5kg phân Fetiplus hòa vào 3 thùng sơn 20 lít nước đem tưới gốc dưa chuột. Thời điểm là khi cây có quả con.

- Bón thúc lần 2: 5 kg phân Fetiplus hòa vào 3 thùng sơn 20 lít nước đem tưới gốc dưa chuột. Thời điểm là khi cây có quả to nhưng vẫn còn xanh.

Sau các đợt thu quả lại tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho dưa chuột nhưng các lần bón thúc 1,2.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Chọn đất luân canh với cây trồng khác họ dưa chuột. Tỉa bỏ lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non, phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây bị héo xanh, xoăn lá virut đem tiêu hủy. Một số loại thuốc thảo mộc sử dụng để phòng trừ sâu bệnh như: chế phẩm gừng, tỏi, ớt.

+ Thu hoạch: Dưa chuột sau trồng được 45-55 ngày có thể thu lứa một

3.4.6.2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cải bắp

- Ngày gieo trồng; 04/08/2018 – Kết thúc thu hoạch 18/12/2018 - Thời gian 134 ngày

+ Làm đất, trồng cây:

- Cày phơi ải đất tối thiểu 10 ngày trước khi trồng cây con, kết hợp bón vôi và phun chế phẩm Fusa để xử lý đất.

- Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật; làm đất tơi xốp; lên luống cao 25-30 cm, mặt luống rộng từ 1,2-1,4 m. Rãnh rộng 30 cm

+ Trồng và chăm sóc:

- Mồng tơi có thể gieo thẳng từ hạt hoặc trồng bằng cây con. Trước khi gieo hạt hoặc trồng cây bón lót phân ủ hữu cơ hoai mục.

+ Mật độ:

- Gieo thẳng từ hạt: Cây x cây là 10 x 20 cm (khoảng 450.000 cây/ha) + Làm cỏ:

- Làm thủ công trong các đợt bón thúc, cần làm cỏ kết hợp với tỉa bỏ lá già, lá bệnh, sương mai, bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy.

+ Tưới nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau khi gieo tưới 2 lần/ngày đến khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất tưới 1 lần/ngày, sau đó tưới rãnh 14 ngày tưới 1 lần.

+ Bón phân:

- Bón lót: Phân hữu cơ ủ với lượng bón từng công thức thí nghiệm - Bón thúc lần 1: Bón phân Fetiplus 50 kg/420m2

- Bón thúc lần 2: Sau khi bón lần một 21 ngày, bón phân Fetiplus 50 kg/420m2

+ Phòng trừ sâu bệnh:

- Áp dụng biện pháp thủ công - Trồng cúc vạn thọ, sen cạn, …

- Sử dụng các loại bảo vệ thực vật thảo mộc sinh học khi sâu bệnh phát sinh mạnh, không thể khống chế bằng biện pháp thủ công.

3.4.6.2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cải bắp

- Ngày gieo trồng; 02/11/2018- Kết thúc thu hoạch 15/1/2019 - Thời gian sinh trưởng 74 ngày

+ Làm đất, trồng cây:

- Cày phơi ải đất tối thiểu 10 ngày trước khi trồng cây con, kết hợp bón vôi và phun chế phẩm Fusa để xử lý đất.

- Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật; làm đất tơi xốp; lên luống cao 25-30 cm, mặt luống rộng từ 1,2-1,4 m. Rãnh rộng 30cm

- Khoảng cách trồng 40 x 60 cm(có thể thưa hơn). Mật độ trồng 1000 cây/sào = 27.700 cây/ha

+ Làm cỏ:

- Làm thủ công trong các đợt bón thúc, cần làm cỏ kết hợp với vơ tỉa lá già, lá bệnh, sương mai, bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy.

+ Tưới nước:

- Tưới nước vào gốc cho cây sau khi trồng. tưới rãnh, 14 ngày tưới 1 lần + Bón phân:

- Bón lót: Phân hữu cơ ủ hoai mục với lượng bón từng công thức thí nghiệm

- Bón thúc lần 1: Bón phân Fetiplus 50 kg/420m2

- Bón thúc lần 2: Sau khi bón lần một 21 ngày, bón phân Fetiplus 50 kg/420m2

+ Phòng trừ sâu bệnh:

- Trồng cúc vạn thọ, sen cạn, …

- Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non, dùng vợt để bắt bướm trưởng thành. - Một số loại thuốc thảo mộc sử dụng để phòng trừ sâu bệnh như: chế phẩm gừng, tỏi, ớt.

+ Thu hoạch cải bắp:

- Khi bắp cải cuốn chắc, đủ độ tuổi sinh trưởng thì thu hoạch. Chặt cao, sát thân bắp để dễ thu và xử lý gốc cây trên đồng ruộng. Loại bỏ lá ngoài, lá xanh trên bắp, rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo, cho bao bì để đưa tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và năng suất rau hữu cơ trồng tại sóc sơn, hà nội (Trang 45 - 50)