Phần 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3. Giới thiệu về phân ủ hữu cơ (compost)
2.3.2. Tác dụng của phân ủ hữu cơ
- Phân ủ hữu cơ cải thiện cấu trúc đất, làm tăng lượng không khí trong đất, làm cho đất dễ thoát nước và giảm xói mòn.
- Phân ủ hữu cơ giúp giữ ẩm cho đất tránh bị khô kiệt khi gặp hạn hán. - Thông qua việc cải thiện cấu trúc đất, phân ủ hữu cơ giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng trong đất dễ dàng hơn. Phân ủ cũng có thể cải thiện chất đất thông qua việc bổ sung dinh dưỡng cây trồng, điều đó sẽ giúp tăng năng suất cây trồng.
- Phân ủ hữu cơ có thể làm giảm bớt sâu bệnh trong đất cũng như trên cây trồng. Cây trồng sẽ khỏe mạnh hơn nên nó có khả năng chống chịu sâu bệnh và những điều kiện bất thuận tốt hơn (Nguyễn Như Hà, 2010).
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của các loại phân khoáng và phân hữu cơ tới hàm lượng mùn trong đất (Thí nghiệm bón liên tục trong 30 năm)
Công thức bón phân Tỷ lệ mùn trong các tầng đất (%)
0-20cm 20-40cm Không bón phân 3,75 3,45 N200P100K240 4,04 3,74 N120P90K90 3,92 3,70 N60P45K45 3,87 3,65 N60P45K45 + 20 tấn phân chuồng/ha 4,45 4,12 Nguồn: Panicov (1977)
Theo Nguyễn Như Hà (2010) sử dụng phân ủ hữu cơ giúp tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng tốt hơn so với sử dụng phân hoá học. Phân hoá học cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thường chỉ cải thiện năng suất cây trồng trong vụ được bón, nhưng không có tác dụng trong việc cải thiện cấu trúc đất và chất đất. Phân ủ hữu cơ không bị rửa trôi như phân hoá học nên có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất trong thời gian dài. Cây trồng được bón phân hoá học có sức hấp dẫn hơn đối với sâu bệnh do xanh, non hơn. Cây trồng được bón phân ủ hữu cơ sinh trưởng chậm hơn một chút, nhưng khoẻ mạnh hơn nên có khả năng chống chịu sự xâm nhập của sâu bệnh tốt hơn. Ngoài ra, phân ủ hữu cơ còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi có thể tấn công trực tiếp sâu hoặc bệnh.