Giới thiệu về rau hữu cơ (organic vegetables)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và năng suất rau hữu cơ trồng tại sóc sơn, hà nội (Trang 27 - 30)

Phần 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2. Giới thiệu về rau hữu cơ (organic vegetables)

2.2.1. Khái niệm về rau hữu cơ

Khái niệm về rau hữu cơ (RHC) được đưa ra khoảng những năm 1940 khi những người tiên phong tìm ra phương pháp canh tác mới gọi là: “Canh tác hữu cơ” nhằm cải tiến phương pháp canh tác truyền thống. Đây là thời điểm trước khi phát minh ra các hóa chất tổng hợp sử dụng trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ sâu.

Đến nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về rau hữu cơ, tuy nhiên có thể hiểu rau hữu cơ là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ là một hình thái của nền nông nghiệp trong đó không dùng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, giống biến đổi gen (Mai Thanh Nhàn, 2011).

Rau hữu cơ là loại rau được trồng trọt, sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ, mỗi quốc gia, khu vực sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của thực phẩm hữu cơ là luôn hướng đến việc thúc đẩy cân bằng sinh thái, đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học.

2.2.2. Các tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ

Tiêu chuẩn quốc gia về “Sản xuất, chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ” được xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Châu Á (Asia Regional Organic Standard – ban hành năm 2012), Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602-2006 (Hữu cơ – Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp và chế biến). Tiêu chuẩn được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2006.

Tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Nông nghiệp hữu cơ được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) ban hành năm 2017.

* Các tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006)

1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995)

2. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính…

3. Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ. 4. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

5. Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.

6. Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ

7. Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.

8. Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ.

9. Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.

10. Nếu ruộng gần kề có sự dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m)Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.

11. Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch sau khi thu hoạch có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.

12. Các loại cây lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ.

13. Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.

14. Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng.

15. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống.

16. Cấm sử dụng phân người.

17. Phân động vật lấy từ bên ngoài trang trại vào phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.

18. Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị.

19. Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất.

20. Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.

21. Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.

22. Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận (Nguồn: TCVN 10TCN 602 – 2006).

Nhờ được trồng bằng phương pháp hữu cơ nên rau hữu cơ hầu như không chứa các dư lượng phân bón và các chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có hại cho sức khỏe của con người. Rau hữu cơ không những sạch mà còn an toàn đối với sức khỏe con người. Thời gian bảo quản của rau hữu cơ dài hơn so với các loại rau được sản xuất bằng các loại phân hóa học. Giá bán của rau hữu cơ hiện nay cao hơn các loại rau bình thường khoảng từ 3-5 lần. Tuy nhiên, nhược điểm khi trồng rau hữu cơ theo phương pháp tự nhiên truyền thống là rau phát triển chậm, ngoại quan của rau không đẹp. Để khắc phục nhược điểm mà vẫn đảm bảo cam kết cốt lõi là không sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, cần tạo ra các sản phẩm phân bón và đặc biệt là phân ủ hữu cơ, nhằm phục vụ cho nông nghiệp hữu cơ hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân ủ hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và năng suất rau hữu cơ trồng tại sóc sơn, hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)