Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 57 - 59)

4.2.1 .Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung

4.4.1. Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch đường

sinh dục lợn nái bình thường và bệnh lý

Để tìm hiểu về tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viêm tử cung, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung âm đạo củalợn nái bình thường sau đẻ 24 - 48 giờ và lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung âm đạo của lợn bị viêm tử cungđể xét nghiệm vi khuẩn.

sau đẻ 12– 24 giờ và 12 mẫu tử cung âm đạo của lợn nái bị viêm được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.13.

Bảng 4.9. Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình thường và bệnh lý

Loại dịch

Loại vi khuẩn

Dịch âm đạo, tử cung sau đẻ Dịch âm đạo, tử cung viêm Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Escherichia coli Spp 12 9 75,0 12 12 100 Staphylococcus Spp 12 9 75,0 12 12 100 Streptococcus Spp 12 10 83,33 12 12 100 Salmonella Spp 12 8 66,67 12 12 100

Hình 4.13 Tỷ lệ thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình thường và bệnh lý

Qua kết quả bảng 4.9 và hình 4.13, chúng tôi có nhận xét như sau: Các loại vi khuẩn thường gặp trong dịch tử cung, âm đạo lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ là: E.coli Spp, Staphylococcus Spp, Streptococcus Spp và Salmonella Spp. Trong đó số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy 75,00% có E.coli Spp và Staphylococcus Spp; 66,67% có Salmonella Spp, và 83,33% có Streptococcus Spp. Khi tử cung, âm đạo bị viêm, 100% các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các vi khuẩn kể trên. Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016). Theo Urban VP et al. (1983) cho biết trong nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn Staphylococcus Spp, Streptococus Spp, Salmonella Spp và E.coli Spp. Trong điều kiện sinh lý bình thường, cổ tử cung luôn khép chặt nên các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá trình đẻ cổ tử cung mở rộng và sau khi đẻ cổ tử cung vẫn tiếp tục mở nên tình trạng nhiễm khuẩn là không thể tránh khỏi. Điều này cho thấy việc tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng tử cung sau khi sinh. Ngoài việc lựa chọn loại thuốc sát trùng tốt, phương pháp tiến hành khử trùng có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bởi lẽ hầu hết các hóa chất sát trùng đều không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng giới hạn trong môi trường có chất bẩn, chất hữu cơ. Do đó, việc chà rửa cho sạch phân và tẩy uế chất bẩn phải thực hiện thật kỹ trước khi phun thuốc sát trùng. Việc sát trùng chuồng trại được đánh giá tốt khi hiệu quả sát trùng đạt mức trên 95%. Nhờ hiệu quả sát trùng đạt mức khá cao đã góp phần hạn chế nhiễm trùng vào tử cung lợn nái sau khi sinh.

Khi tử cung bị viêm, dịch viêm tử cung chứa các sản phẩm độc. Sản phẩm độc vừa kích thích cổ tử cung luôn hé mở tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung, hơn nữa môi trường trong tử cung sau đẻ rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tăng cường về số lượng và độc lực gây viêm, nhất là khi tử cung bị xây xát do quá trình sinh đẻ, đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ làm tổn thương đường sinh dục cái nói chung, tử cung nói riêng. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của các tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)