4.2.1 .Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung
4.4.2. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch
dịch viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng
bệnh viêm đường sinh dục nói chung viêm tử cung nói riêng đều sử dụng kháng sinh. Với mục đích giúp cơ sở chăn nuôi lợn nái lựa chọn thuốc điều trị viêm tử cung, chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ của những vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ dịch viêm tử cung, âm đạo của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông thường. Kết quả thu được được trình bày tại bảng 4.10.
Từ kết quả bảng 4.10 chúng tôi có nhận xét sau: Mức độ mẫn cảm với các thuốc kháng sinh thông dụng của những vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm của tử cung, âm đạo lợn nái là không cao. Trong 10 thuốc kháng sinh thử kháng sinh đồ, Cephachlor là thuốc có độ mẫn cảm cao nhất (91,67 -100%) tiếp tới là Amoxycillin (83,33 -91,67%), Norfloxacin (75,0 -91,67) và Neomycin (75,00 – 83,33%). Trong khi đó một số loại kháng sinh thông dụng thường dùng trong thực tiễn sản xuất như Streptomycin, Penicillin mức độ mẫn cảm là rất thấp (16,67-33,33%). Như vậy theo chúng tôi để điều trị bệnh viêm tử cung, âm đạo ở lợn nái nên chọn các thuốc Cephachlor, Norfloxacin, Amoxycillin,và Neomycin. Không nên chọn các thuốc kháng sinh như Streptomycin, Penicillin vì hiệu quả điều trị không cao và dễ gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
Bảng 4.10. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung, âm đạo lợn nái với một số thuốc kháng sinh
Loại VK Kháng sinh Staphylococcus (n = 12) Streptococcus (n = 12) Escherichiacoli (n = 12) Salmonella (n = 12) Cephachlor 11 91,67 12 100 11 91,67 12 100 Norfloxacin 10 83,33 10 83,33 11 91,67 9 75,0 Amoxycillin 11 91,67 11 91,67 10 83,33 10 83,33 Gentamicin 9 75,0 10 83,33 8 66,67 9 75,0 Streptomycin 2 16,67 3 25,0 4 33,33 3 25,0 Penicillin 3 25,0 3 25,00 4 33,33 3 25,0 Tetracyclin 6 50,0 7 58,33 8 66,67 10 83,33 Neomycin 10 83,33 9 75,0 10 83,33 10 83,33 Kanamycin 9 75,0 7 58,33 8 66,67 7 58,33 Lincomycin 10 83,33 8 66,67 9 75,0 10 83,33
4.4.3. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng
Một trong những nguyên tắc điều trị bệnh cũng như sử dụng kháng sinh trong thực tiễn sản xuất, là phải phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. trong khi đó để phân lập, giám định vi khuẩn rồi làm kháng sinh đồ đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định. Để đáp ứng kịp thời công tác điều trị chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung, âm đạo của lợn nái mắc bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh
thông dụng
TT Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Đường kính vòng vô khuẩn __ (mm) x m X ± 1 Cephachlor 12 12 100 21,66 ± 0,35 2 Norfloxacin 12 11 91,67 21,16 ± 0,28 3 Amoxycillin 12 11 91,67 21,08 ± 0,36 4 Gentamicin 12 9 75,00 19,82 ± 0,32 5 Streptomycin 12 5 41,66 15,28 ± 0,16 6 Penicillin 12 3 25,00 13,42± 0,28 7 Tetracyclin 12 9 75,0 19,45 ± 0,26 8 Lincomycin 12 9 75,00 19,76 ± 0,42 9 Neomycin 12 10 83,33 20,92 ± 0,18 10 Kanamycin 12 9 75,00 19,85 ± 0,46
Từ kết quả thu được ở bảng 4.11 và dựa vào bảng đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn chúng tôi có nhận xét: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh là không cao. Trong 10 loại kháng sinh thí nghiệm chỉ có 4 loại thuốc là Cephachlor, Norfloxacin, Amoxycillin,và Neomycin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm từ 83,33% trở lên và đường kính vòng vô khuẩn đạt trên 20mm. Riêng hai loại kháng sinh Streptomycin và Penicillin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm rất thấp chỉ đạt 25,00 – 41,66% và đường kính vòng vô khuẩn chỉ đạt từ 13,42 đến
15,28mm. Kết quả này phù hợp với kết quả làm kháng sinh đồ đối với từng loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm của đường sinh dục lợn nái . Như vậy, trong thực tiễn sản xuất để chọn ra những thuốc kháng sinh dùng điều trị bệnh viêm tử cung, âm đạo ở lợn nái một cách kịp thời có thể dùng phương pháp làm kháng sinh đồ ngay với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm của tử cung, âm đạo lợn nái. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với két quả nghuên cứu của các tác giả Ngô Thị Giang (2013); Trần Thùy Anh (2014); Đinh Văn Liêu (2017).
4.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG
Thử nghiệm được thực hiện trên 45 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung. Trong số nái điều trị, nái đẻ lứa đầu và các lứa đẻ sau được chia đều cho 3 lô. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ động dục trở lại sau khi tách lợn con, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu tiên sau khi khỏi bệnh, kết quả được trình bày ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Kết quả điều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh Phác đồ Số điều trị (con) Số khỏi (con) Tỷ lệ (%) Số ngày điều trị (X ± mx) Số động dục lại (con) Tỷ lệ (%) Thời gian động dục lại (ngày) (X ± mx) Số có thai sau lần phối đầu (con) Tỷ lệ (%) Phác đồ 1 15 15 100 4,66 ± 0,16 11 73,33 7,66 ± 0,27 8 72,73 Phác đồ 2 15 15 100 4,2 ± 0,22 12 89,00 6,33 ± 0,19 10 83,33 Phác đồ 3 15 15 100 3,47 ± 0,12 15 100 5,27 ± 0,21 14 93,33
Hình 4.14. Hiệu quả các phác đồ điều trị 4.66 4.66 4.2 3.47 7.66 6.33 5.27 Phác đồ 1 Phác đồ 2 Phác đồ 3
Hiệu quả về thời gian điều trị Thời gian điều trị (ngày) Thời gian động dục lại (ngày)
Hình 4.15. Hiệu quả về thời gian của các phác đồ điều trị
Qua kết quả ở bảng 4.12 và hình 4.14, hình 4.15 cho thấy. Trong các phác đồ thử nghiệm, phác đồ 2 và phác đồ 3 có hiệu quả tốt hơn phác đồ 1 trong đó phác đồ 3 có hiệu quả tốt nhất, thể hiện ở các chỉ tiêu: Tỷ lệ khỏi bệnh cao 100%; số ngày điều trị ngắn 3,47 ngày; thời gian động dục lại ngắn 5,27 ngày;
đồng thời tỷ lệ phối lần đầu có thai lại cao nhất: 93,33%. Sở dĩ phác đồ 3 có hiệu quả điều trị cao theo chúng tôi do chế phẩm Ovoprost chứa hoạt chất Cloprostenol một dẫn xuất của PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp, tống hết dịch viêm ra ngoài, đồng thời có tác dụng phá vỡ thể vàng, kích thích nang trứng phát triển gây hiện tượng động dục. Lugol có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng, đồng thời thông qua niêm mạc tử cung cơ thể hấp thu được dung dịch Iod giúp cho cơ quan sinh dục mau chóng hồi phục làm xuất hiện chu kỳ sinh dục sớm hơn. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với báo cáo của tác giả Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997); Nguyễn Văn Thanh (2007); Trần Thùy Anh (2014).Theo các tác giả này, dùng PGF2α điều trị viêm tử cung có tác dụng làm tử cung nhu động đẩy hết các chất bẩn từ bên trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp cho cơ quan sinh dục mau chóng hồi phục và trở lại hoạt động bình thường.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu được từ quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứusự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng” chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
+ Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng là khá cao, trung bình chiếm 30,83%, dao động từ 25,57% đến 35,39%.
+ Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ở các mùa là khác nhau, mùa hè có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cao nhất trong năm (34,52%), sau đó lần lượt là mùa xuân (33,40%), mùa đông (28,27%) và thấp nhất là mùa thu (26,97%).
+ Các yếu tố làm tăng tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái đó là: Lứa đẻ 1 và >5, can thiệp bằng tay, đẻ ≥ 12 con, thời gian đẻ lâu hơn 4h, thời gian thích nghi tại chuồng đẻ < 10 ngày.
+ Khi lợn mắc bệnh viêm tử cung, các chỉ tiêu lâm sàng thay đổi rõ rệt, thân nhiệt tăng lên ( >390C), lợn nái mệt mỏi, chán ăn, thậm chí bỏ ăn, có dịch chảy ra ở âm hộ, dịch có màu trắng xám, hồng hoặc màu rỉ sắt và có mùi tanh.
+ Trong dịch tử cung âm đạo lợn khoẻ mạnh sau đẻ 24 – 48 giờ 75,00% số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy E.coli Spp và Staphylococcus Spp; 66,67% có Salmonella Spp, và 83,33% có Streptococcus Spp,khi tử cung bị viêm, 100% các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các vi khuẩn kể trên.
+ Những vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung của lợn nái có tỷ lệ mẫn cảm với thuốc kháng sinh không cao. Trong đó những thuốc có độ mẫn cảm cao nhất là Cephachlor, Norfloxacin, Amoxycillin,và Neomycin.
+ Khi lợn nái mắc bệnh viêm tử cung dùng Ovoprostcó chứa hoạt chất Cloprostenol một trong những dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt vào tử cung 300ml dung dịch Lugol 0,1%, dùng Cefachlor 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần, kết hợp trợ sức, trợ lực toàn thân bằng ADE, B. complex cho kết quả điều trị cao.
5.2. KIẾN NGHỊ
- Cho phép sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn sản xuất tại các trang trại nuôi lợn nái ngoại ở các địa phương thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và các cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại nói chung nhằm nâng cao khả năng sinh sản, giảm thiểu thiệt hại do bệnh viêm tử cung gây ra, nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi lợn sinh sản.
- Các địa phương cần có định hướng về con giống cũng như quy hoạch vùng, quy mô chăn nuôi phù hợp với từng vùng, có chế độ khuyến khích người dân đầu tư chăn nuôi tập trung quy mô thích hợp nhằm phát triển đàn lợn nái ngoại cả về số lượng và chất lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệuTiếng Việt:
1. A.I.Sobko and N.I.GaDenko. (1978). Cẩm nang bệnh lợn. NXB Nông Nghiệp, ed. Phan Thanh Phượng dịch Trần Hoàng. Vol. Tập 1.
2. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh Văn Kháng (2000). Bệnh ở lợn nái và lợn con. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đinh Văn Liêu (2017). Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Ninh Bình và thử nghiệm biện pháp điều trị. Luận văn thạc sỹ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
4. F.Madec and C.Neva (1995). Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 2.
5. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch (1997). Chẩn đoán lâm sàng thú y. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
7. Lê Văn Năm (1997). Kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao sản. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
8. Lê Xuân Cương (1986). Năng suất sinh sản của lợn nái. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Ngô Thị Giang (2013). Thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại khu vực Hà Nam và đề xuất biện pháp phòng, trị. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
10. Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016). Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lơn nái. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam.5 (4). tr. 720- 726. 11. Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000). Bệnh sinh sản gia súc. NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Dịu (2014). Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng. Luận Văn Thạc sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2011). Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn
nái ngoại nuôi tại huyên Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Luận Văn Thạc sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Thanh (2003). Khảo sát tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y. (10). tr. 11-17.
15. Nguyễn Văn Thanh (2007). Mối liên hệ giữa bệnh viêm tử cung của lợn nái ngoại với hội chứng tiêu chảy ở lợn con đang bú mẹ và thử nghiệm biện pháp phòng trị. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. (5).
16. Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Công toản (2016). Thành phần, số lượng và tính mẫn cảm của một số vi khuẩn phân lập từ dịch đường sinh dục lợn nái mắc hội chứng MMA. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 24/2016. Tr. 97-102. 17. Nguyễn Văn Thanh. Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ
(2016). Bệnh Sinh sản gia súc. NXB.Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Phạm Chí Thành (1997). Thông tin khoa học kỹ thuật. NXB Khoa học Kỹ thuật. 19. Phạm Huy Hân (2014). Tình hình bệnh viêm tử cung và thử nghiệm một số phác
đồ điều trị trên đàn heo nái ngoại nuôi tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Luận Văn Thạc sỹ. Trường Đại học Tây Nguyên.
20. Phạm Hữu Doanh (1995). Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái lai ngoại và ngoại thuần chủng. Tạp chí chăn nuôi số 2.
21. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phương và Lê Thế Tuấn (2000). Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái L, Y phối chéo; đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(LY) và F1(YL) x đực D. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y năm 1999-2000. phần chăn nuôi gia súc.TP Hồ Chí Minh. 22. Tạ Thị Vịnh và Nguyễn Hữu Nam, (2004). Bài giảng bệnh lý – phần bệnh lý 1.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
23. Trần Thị Dân (2004). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. NXB Nông Nghiệp TPHCM.
24. Trần Thùy Anh (2014). Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Bình phước. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Tây Nguyên
25. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh (2002). Sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
26. Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010). Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị. Khoa học Kỹ thuật Thú Y. số 17. tr. 72-76.
II. Tài liệu Tiếng Anh:
27. Bäckström L, Connor J M. A., Larson R. and Price W. (1984). Clinical study of mastitis-metritis-agalactia in sows in Illinois, J Am Vet Med Assoc. Vol 185. pp. 70–73.
28. Biksi I., Takacs N., Vetesi F., Fodor L., Szenci O and Fenyo E. (2002). Association between endometritis and urocystitis in culled sows. Acta Vet Hung. (50).pp. 413-423.
29. Boma M. H. and Bilkei G. (2006). Gross pathological findings in sows of different parity, culled due to recurring swine urogenital disease (SUGD) in Kenya. Onderstepoort J Vet Res. (73). pp. 139-142.
30. Dial G.D. and MacLachion N.J. (1988). Urogenital Infections of Swine Part I: Clinical Manifestations and Pathogenesis. Compendium of Continuing Education for the Practicing Veterinarian. Vol. 10 (No.1). pp. 63-70.
31. Dee S.A. (1992). Porcine urogenital disease. In: Veterinary Clinics of North America. Food Animal Practice, Swine Reproduction. Vol (8). pp. 641–660. 32. Glock X. T. P. and Bilkei G. (2005). The effect of postparturient urogenital
diseases on the lifetime reproductive performance of sows.. The Canadian Veterinary Journal. (46). pp. 1103-1107.