Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 34 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ

2.2. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (MESTRITIS)

2.2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ

+ Mùa vụ

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Song có sự phân hóa rõ hơn là xuân – hạ và thu – đông.

Trong mùa xuân - hạ thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ cao, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khoẻ, sức đề kháng của con vật giảm nên tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái rất cao, đặc biệt là bệnh ở đường sinh dục.

Ngược lại, thời tiết trong giai đoạn thu - đông thì nhiệt độ mát mẻ làm sức đề kháng của con vật được nâng cao. Mặt khác có những thời điểm nhiệt độ hạ thấp xuống rất thấp gây sự bất lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vì thế mà các bệnh xảy ra trên đàn lợn cũng ít và hiếm có ở mức độ cao. Như vậy, chúng ta cũng thấy được là tỷ lệ bệnh viêm tử cung ở hai thời điểm khác nhau có sự khác nhau rõ rệt.

+ Vệ sinh thú y

Công tác vệ sinh thú y đối với lợn nái là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến bệnh viêm tử cung. Vệ sinh thú y bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh trong quá trình sinh sản. Vệ sinh thú y tốt được đánh giá bởi các yếu tố:

- Vệ sinh môi trường bao gồm: Rửa máng ăn hằng ngày, hót phân liên tục, rửa chuồng 2 lần/ ngày, xịt gầm sạch sẽ, phun sát trùng định kỳ 1 tuần 1 lần.

- Vệ sinh trong quá trình sinh sản bao gồm: Vệ sinh con đực, con cái trong quá trình thụ tinh, vệ sinh khai thác tinh, nước pha và dụng cụ pha tinh, dụng cụ phối, vệ sinh trước và sau khi đẻ.

+ Lứa đẻ

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. Lợn cái ở lứa đẻ đầu thường có tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn các lứa sau do lợn chưa thuần, xương chậu chưa thích nghi, hormone sinh sản chưa hoàn thiện nên phải can thiệp nhiều gây xây xát đường sinh dục.

Từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 5 lợn nái có sức đề kháng tốt hơn, quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn, quá trình phối giống cũng dễ dàng hơn, lợn đã thích nghi nên tỷ lệ viêm tử cung ít hơn. Từ lứa thứ 6 trở đi, lợn nái có sức đề kháng giảm, sức rặn yếu, sự co bóp tử cung cũng giảm, thời gian đóng kín cổ tử cung cũng chậm hơn do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua cổ tử cung gây viêm. Mặt khác do khai thác nhiều, sức đề kháng kém, các hoạt động sinh dục giảm vì vậy việc can thiệp vào quá trình sinh sản lại cần thiết dẫn đến viêm tử cung lại tăng lên.

+ Phương pháp phối giống

Phương pháp phối giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung. Phương pháp phối giống có hai phương pháp là nhảy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. Nhảy trực tiếp là phương pháp tự nhiên tác động cơ học rất ít đến bộ phận sinh dục con cái còn thụ tinh nhân tạo dễ gây xây sát do đưa dụng cụ phối vào con cái, con cái dịch chuyển trong khi phối gây xây sát niêm mạc, dụng cụ phối không được vô trùng rất dễ gây viêm.

+ Quá trình đẻ

Lợn đẻ bình thường sẽ làm khả năng nhiễm bệnh đường sinh dục thấp hơn khi lợn đẻ mà can thiệp. Tuy nhiên thời gian đẻ kéo dài và có một số ca đẻ chưa ra hết thai dẫn đến cần sự can thiệp của công nhân. Công nhân dùng tay móc thai ra gây sây xát niêm mạc và dễ gây nhiễm vi khuẩn vào gây viêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 34 - 35)