Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở lợn trên thế giới và ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 36 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở lợn trên thế giới và ở việt nam

THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới ngành chăn nuôi đang rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Để cải tạo chất lượng đàn giống thì việc hạn chế bệnh sinh sản đặc biệt là bệnh viêm tử cung là vấn đề cần quan tâm,. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên các khía cạnh hác nhau nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản giảm thiểu được tác hại của bệnh này. A.I.Sobko and N.I.GaDenko. (1978) khi nghiên cứu về bệnh viêm tử cung thông báo: Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, do hiện tượng sát nhau. Bệnh phát triển là do nuôi dưỡng không đủ chất, do đưa vào đường sinh dục những chất kích thích đẻ, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa chất nhầy ở bộ máy sinh dục.

Theo F.Madec and C.Neva (1995), bệnh viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lần động dục tiếp theo là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản. Ông cũng cho biết, khi tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn nái ở xứ Brơ-ta-nhơ (Pháp) năm 1991 thì phát hiện thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung. Kirwood (1999) tiến hành nghiên cứu bệnh viêm tử cung rên đàn lợn nái tại Vương quốc Anh cho biết tỉ lệ mắc bệnh này biến động từ 11,1 -

37,2%. Ivashkevich et al. (2011), thông báo: Tỉ lệ viêm tử cung ở lợn nái tại Belarus vào khoâng 33,6 - 55,0%. Waller et al., (2002), nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến khả năng sinh sản của lợn mẹ cho rằng: Lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn với lợn mẹ không bị viêm viêm. Một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái bao gồm điều kiện vệ sinh không tốt (Hultén et al., 2004), lợn không có đủ thời gian thích nghi với chuồng đẻ trước khi đẻ (Papadopoulos et al., 2010) và nhiệt độ môi trường cao (Messias et al., 1998; Quiniou and Noblet, 1999). Boma and Bilke (2006) cho biết: Lợn nái ở các lứa đẻ 2; 3 - 5 và > 5 thì sự biến đổi bệnh lí ở hệ sinh dục, tiết niệu nói chung và ở tử cung nói riêng dần dần tăng lên. Glock and Bilkei (2005) cũng cho rằng lợn nái ở các lứa đẻ càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ở đường sinh dục trong đó có bệnh ở tử cung. Trong một số nghiên cứu khác cũng đưa ra nhận xét lứa đẻ cao được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái (Dial and MacLachion, 1988; Dee, 1992).

Tỉ lệ lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng vào khoảng 23,65% (Nguyễn Văn Thanh, 2003). Tại Tiên Du, Bắc Ninh tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái công bố lên tới 39,54% (Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010). Viêm tử cung ở lợn mẹ cũng cũng làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở đàn lợn con (Nguyễn Văn Thanh, 2007).

2.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Những năm gần đây, để phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi lợn thịt, nhiều giống lợn nái ngoại cao sản đã được nhập từ nước ngoài về nuôi ở nước ta với mục đích cung cấp con giống phục vụ việc phát triển đàn lợn thịt. Nhiều trang trại với số lượng hàng trăm đầu lợn nái sinh sản đã và đang được xây dựng trên nhiều địa phương trên mọi miền của đất nước, song song với nó tình hình dịch bệnh cũng tăng, đặc biệt là bệnh sinh sản trong đó phải kể đến bệnh viêm tử cung. Chính vì thế mà việc nghiên cứu về bệnh viêm tử cung đã và đang được các nhà khoa học quan tâm.

Theo Lê Xuân Cương (1986), lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lí sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung.

Theo Phạm Chí Thành (1997), sử dụng Rivanol 1%, dung dịch Lugol 0,5%, kháng sinh để điều trị viêm tử cung cho kết quả cao.

Nguyễn Văn Thanh (2003), nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại ở đồng bằng Sông Hồng thông báo tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trung bình 23,65%. Một nghiên cứu khác thông báo tỷ mắc viêm tử cung trên đàn lợn nái nuôi tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh trung bình là 39,54% (Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010). Các tác giả trên cũng cho biết bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa, khi thử nghiệm điều trị tác giả nhận thấy dùng PGF2α liều 25mg tiêm dưới da kết hợp với dung dịch Lugol 0,1% thụt cho kết quả điều trị cao.

Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái thông báo: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái là rất cao. Các yếu tố can thiệp bằng tay và thời gian đẻ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung. Hạn chế biện pháp can thiệp bằng tay, giảm thời gian đẻ bằng các chế phẩm thuốc thú y, thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ đồng thời tạo điều kiện thoải mái cho lợn nái có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ.

Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Công Toản (2016) nghiên cứu về thành phần số lượng và tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung lợn nái mắc hội chứng viêm tử cung – viêm vú - mất sữa (MMA) cho biết: Trong dịch tử cung phát hiện ra 04 loại vi khuẩn hiếu khí bao gồm E. coli, Staphylococcus spp, Streptococcus sp và Salmonella spp. Tần suất phát hiện cũng như số lượng vi khuẩn trong dịch tử cung của lợn nái mắc MMA cao hơn nhiều lần so với lợn nái bình thường.

- Kiểm tra kháng sinh đồ với vi khuẩn phân lập được là Staphylococcus spp, Streptococcus spp và E. coli cho thấy cả ba loại vi khuẩn này mẫn cảm cao với bốn loại kháng sinh gồm: amoxicillin (90,32%), norfloxacin (88,17%), gentamycin (80,64%) và tetracyclin (77,42%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)