3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Xác định lợn nái bị bệnh viêm tử cung bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi, thăm khám trực tiếp.
+ Xác định lợn nái bị bệnh viêm tử cung theo các yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố sau: Lứa đẻ (được chia thành 3 nhóm đó là lứa 1, lứa 2-5 và nhóm >5). Thời gian đẻ (được chia thành 2 nhóm, đó là nhóm <4h và nhóm ≥4h). Số lợn con sinh ra trên ổ (được chia thành 2 nhóm, đó là <12 con và ≥12 con/lứa). Thời gian thích nghi của lợn nái là quãng thời gian từ khi lợn được chuyển từ chuồng bầu về chuồng đẻ đến khi đẻ (được chia thành 2 nhóm, đó là nhóm <10 ngày và nhóm ≥10 ngày). Sự can thiệp tay.
+ Xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng bằng phương pháp quan sát, đo đếm nhiều lần vào một thời gian nhất định rồi lấy số bình quân.
+ Việc phân lập xác định vi khuẩn hiếu khí được thực hiện theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO - 17025 (Phòng thí nghiệm chỉ định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Mẫu dịch tử cung âm đạo của lợn nái nghiên cứu được lấy vào ống nghiệm vô trùng, bảo quản trong thùng xốp có đá ở 40C và vận chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 2 giờ kể từ khi lấy mẫu để nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và kiểm tra kháng sinh đồ. Trước khi lấy dịch âm đạo, âm hộ được rửa sạch và sát trùng bằng dung dịch cồn iodin 5%.
+ Việc thử tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh được đánh giá theo “Các tiêu chuẩn lâm sàng trong phòng thí nghiệm của Hội đồng Quốc gia Mỹ” (The United State National Committee for Clinical Laboratory Standards guidelines - NCCLS, 1997).
+ Xác định hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung bằng phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian điều trị và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi được điều trị lành bệnh.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái bằng ba phác đồ:
* Phác đồ 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng Cephachlor 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung; kết hợp trợ sức, trợ lực bằng ADE, B.complex.
* Phác đồ 2: Dùng 4ml Oxytocin tiêm dưới da, thụt rửa tử cung 300ml dung dịch Lugol 0,1%, Cephachlor 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp kết hợp trợ sức, trợ lực bằng ADE, B.complex.
* Phác đồ 3: Dùng Ovoprost có chứa một dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt rửa tử cung 300ml dung dịch Lugol 0,1%, dùng Cephachlor 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp trợ sức, trợ lực bằng ADE, B.complex.
Liệu trình điều trị của cả 03 phác đồ là từ 3 -5 ngày (tối thiểu 3 ngày tối đa 5 ngày) những lợn nái điều trị đến hết ngày thứ 5 mà không khỏi được coi là điều trị không có kết quả
Chỉ tiêu đánh giá khỏi bệnh là: Nhiết độ cơ thể trở về trạng thái sinh lý bình thường 38,0 -38,50C, con vật ăn uống bình thường, hai môi âm môn khép kín, niêm mạc âm môn tiền đình màu hồng và không có dịch tiết từ cơ quan sinh dục ra ngoài kể cả lúc bình thường và lúc lợn nái đi đại, tiểu tiện.
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được lưu trữ trong file Excel (Microsoft Excel, phiên bản 7.0) và được kiểm tra đối chứng với số liệu gốc 3 lần để tránh sai sót trước khi được xử lý. Với phương pháp theo dõi sự ảnh hưởng của lứa đẻ, thời gian đẻ, số lợn con sinh ra trên ổ, thời gian thích nghi của lợn nái, sự can thiệp tay đối với tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn được kiểm định bằng phương pháp khi bình phương. Thời gian điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ ở các phác đồ khác nhau được so sánh bằng phương pháp One Way ANOVA. Các phép so sánh được thực hiện trong phần mềm SPSS, phiên bản 22.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI SINH SẢN TẠI MỘT SỐKHU VỰC ĐỒNG BẰNG ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI SINH SẢN TẠI MỘT SỐKHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Để tìm hiểu tình hình bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại giống Landrace được nuôi tập trung tại một số trang trại quy mô từ 200 đến 2000 nái tại địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng là: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương . Kết quả được trình bày qua bảng 4.1 và biểu diễn trên hình 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng
Địa điểm nghiên cứu (tỉnh) Số điểm nghiên cứu (trại) Số nái theo dõi (con) Số nái mắc VTC (con) Tỷ lệ mắc VTC (%) Hà Nội 3 386 128 33,17a Ninh Bình 3 362 96 26,52b Bắc Ninh 3 390 138 35,39a Hưng Yên 3 352 92 25,57b Hải Dương 3 378 122 32,27a Tổng số 15 1868 576 30,83
Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Qua bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng là khá cao trung bình 30,83% giao động từ 25,57 đến 35,39%. Tỷ lệ mắc bệnh ở các trại chăn nuôi khác nhau là khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại ở Bắc Ninh cao nhất (35,39%), tiếp đến là Hà Nội (33,17%), Hải Dương (32,27%), Ninh Bình (26,52%) và thấp nhất là ở Hưng Yên (25,57%). Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại nuôi tại giữa các địa phương
Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh so với đàn lợn nái nuôi tại Hưng Yên và Ninh Bình là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), còn sự sai khác về tỷ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), tương tự như vậy sự sai khác về tỷ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái nuôi tại tỉnh Hưng Yên và Ninh Bình là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái nuôi tại các địa phương khác nhau theo chúng tôi đó có lẽ do địa điểm nghiên cứu có khác nhau về mặt địa lý và môi trường sống, kỹ thuật chăn nuôi, … cũng khác nhau.
Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng được thể hiện rõ hơn tại hình 4.1. 33.17 26.52 35.39 25.27 32.27
Hà Nội Ninh Bình Bắc Ninh Hưng Yên Hải Dương
Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung (%)
Hình 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng
Kết quả khảo sát đàn lợn nái ngoại thuộc một số địa phương khu vực đồng bằng Sông Hồng của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003) cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 23,65% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) công bố tại huyện
Tiên Du tỉnh Bắc Ninh tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái lên tới 39,54%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Một số công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Kirwood R. N. (1999) đã công bố tỉ lệ viêm tử cung của lợn nái tại Anh được cho là biến động từ 11,1 - 37,2%. Theo Ivashkevich O. P. et al. (2011), tỉ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%. Công bố của các tác giả nêu trên về tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản có phần sai khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Theo chúng tôi sở dĩ có kết quả khác nhau này có lẽ do có sự khác nhau về địa điểm, thời gian nghiên cứu cũng như sự khác nhau về mặt, địa lý và môi trường sống, kỹ thuật chăn nuôi, …
4.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI
4.2.1.Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung Bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến yếu tố mùa vụ nhất là đối với Việt Nam với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều trong khi đó giống lợn Landrace có nguồn gốc từ vùng có khí hậu ôn đới. Vào các mùa khác nhau thì thời tiết khí hậu khác nhau điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới tỷ lệ lợn mắc bệnh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương của các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng qua các mùa khác nhau trong năm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các mùa trong năm
Mùa Số lợn theo dõi
(con) Số lợn bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) Đông 467 132 28,27a Xuân 470 157 33,40b Hè 475 164 34,52b Thu 456 123 26,97a
Hình 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các mùa trong năm
Kết quả trình bày tại bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ: Mùa hè có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất trong năm chiếm tới 34,42%, sau đó lần lượt là mùa xuân chiếm 33,40%, mùa đông chiếm 28,27% và thấp nhất là mùa thu chiếm 26,97%. Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại giữa mùa xuân và mùa hạ so với mùa thu và mùa đông là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), còn sự sai khác về tỷ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại giữa mùa xuân và mùa hạ cũng như giữa mùa thu mùa đông là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Theo chúng tôi, sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái vào Xuân và mùa Hạ cao đó là do ở hai mùa này, thời tiết ấm áp, độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, đặc biệt vào mùa Hạ khi một số trang trại chúng tôi nghiên cứu vẫn xây dựng chuồng lợn nái theo kiểu chuồng hở nên nhiệt độ trong chuồng cao cũng làm tăng tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái. Ngược lại, vào mùa Thu, khi thời tiết mát mẻ, khô ráo thì sức đề kháng của vật nuôi cũng tăng, do đó khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh là thấp nhất. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (2011) nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc tỉnh Hà Nam, Nguyễn Thị Dịu (2014) nghiên cứu bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng, Trần Thùy Anh (2014) nghiên cứu về bệnh viêm tử
cung trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Bình Phước, Đinh Văn Liêu (2017) nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Ninh Bình cũng có kết quả đưa ra kết quả và nhận xét tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
4.2.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo lứa đẻ Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo lứa đẻ (đẻ lứa 1, đẻ từ 2 – 5 lứa và đã đẻ trên 5 lứa). Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3 và biểu diễn tại hình 4.3.
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ
Lứa đẻ Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc VTC (con) Tỉ lệ mắc VTC (%) Lứa 1 615 215 34,95a Lứa 2-5 631 142 22,51b Lứa >5 622 219 35,20a
Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Hình 4.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại
Hình 4.4. Lợn nái đẻ lứa đầu bị viêm tử cung
Kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái thường tập trung vào những lợn đẻ lứa đầu (34,95%) và những lợn đã đẻ nhiều lứa (>5 lứa ) chiếm tỷ lệ 35,20% . Sự sai khác về tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung ở lứa đẻ 1 và các lứa đẻ trên 5 lứa là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), sự sai khác này giữa các lứa đẻ này so với lứa đẻ 2 – 5 là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Theo chúng tôi ở những đàn nái đẻ lứa đầu, khớp bán động háng mới mở lần đầu, lợn khó đẻ, công nhân dùng tay can thiệp dẫn đến sây sát niêm mạc và gây viêm tử cung. Ở những đàn nái đẻ nhiều lứa do trương lực cơ tử cung giảm, dẫn tới co bóp yếu, không đủ cường độ để đẩy các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài, sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm chính vì vậy tỷ lệ mắc viêm tử cung cao ở những lợn đẻ lứa đầu và những lợn đã đẻ nhiều lứa, ở các lứa đẻ 2 – 4, lúc này cơ thể lợn mẹ đã phát triển thành thục hoàn toàn, tử cung vẫn có sự đàn hồi tốt nên lệ lợn nái mắc viêm tử cung thấp hơn. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007) ; Ngô Thi Giang
(2013); Phạm Huy Hân (2014). Theo các tác giả này lợn nái ở lứa đầu ở lợn nái đã đẻ nhiều lứa có tỉ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa khác. Tác giả cho rằng, ở lứa 1 do xoang chậu còn nhỏ nên lợn thường đẻ khó dẫn đến phải can thiệp và xây sát. Khi lợn nái đã đẻ nhiều lứa do trương lực của cơ tử cung đã giảm nên lợn gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra khỏi tử cung sau khi đẻ. Các nguyên nhân trên làm cho tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở các lứa đầu và nhiều lứa cao hơn ở các lứa khác. Biksi I. et al. (2002) thấy rằng, lứa đẻ không làm ảnh hưởng tới tình trạng viêm tử cung ở lợn, trong khi tình trạng sỏi niệu mới có liên quan chặt chẽ tới bệnh viêm tử cung ở lợn nái. Boma M. H. and Bilkei G. (2006) cho biết, lợn ở các lứa đẻ 5 và > 5 thì sự biến đổi bệnh lí ở hệ sinh dục tiết niệu nói chung và ở tử cung nói riêng lần lượt tăng dần lên. Glock X. T. P. and Bilkei G. (2005) cũng cho rằng, lợn ở lứa đẻ càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ở đường sinh dục tiết niệu điều đó làm cho tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng lên. Trong một số nghiên cứu khác như Dial G.D. and MacLachion N.J. (1988); Dee S.A. (1992) cũng đưa ra nhận xét: Lứa đẻ cao được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tử cung ở lợn nái.
4.2.3. Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại cung ở đàn lợn nái ngoại
Trog quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã trực tiếp theo dõi 320 trường hợp lợn nái đẻ có sự can thiệp bằng tay (móc thai) và 350 trường hợp lợn nái đẻ không có sự can thiệp bằng tay tay. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay trong quá trình đỡ đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn