Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng -naa và nano bạc lên sự ra rễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nhân nhanh in vitro cây hoa hồng pháp (rose gallica l ) (Trang 51 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng -naa và nano bạc lên sự ra rễ

NANO BẠC LÊN SỰ RA RỄ CỦA CHỒI CẤP 2 HOA HỒNG PHÁP

4.5.1. Ảnh hưởng chất điều tiết sinh trưởng -NAA đến sự ra rễ của chồi cấp 2 hoa hồng Pháp

Để đánh giá ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng -NAA đến quá

trình ra rễ của chồi cấp 2 hoa hồng Pháp. Chúng tơi bố trí thí nghiệm với nồng độ

-NAA khác nhau (0; 1, 2, 3, 4 mg/l) bổ sung vào môi trường tạo rễ tương ứng với

5 công thức (1, 2, 3, 4, 5) trong đó cơng thức đối chứng là cơng thức 1 (0 mg/l). Thí nghiệm được theo dõi sau 6 tuần và thu được kết quả ở bảng 4.9 sau.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng chất điều tiết sinh trưởng -NAA đến sự ra rễ của chồi cấp 2 hoa hồng Pháp (sau 6 tuần)

Công thức -NAA (mg/l) Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ/ chồi Chiều dàirễ (cm) Đặc điểm của rễ

1 0 13,33±0,34d 0,33±0,48b 0,23±0,43d Màu nâu, không rễ bên 2 1 26,67±0,45c 1,23±0,43b 1,77±0,43c Màu nâu, không rễ bên 3 2 60,00±0,49a 2,43±0,50a 3,10±0,30a Màu trắng, nhiều rễ bên 4 3 43,33±0,50b 0,90±0,30b 2,73±0,43b Màu trắng, nhiều rễ phụ 5 4 26,67±0,45c 0,33±0,46b 0,23±0,44d Màu trắng, không rễ bên

LSD0,05 4,8 0,97 0,11

CV% 4,9 4,9 3,8

So sánh các giá trị trong cùng một côt, các giá trị mang cùng một chữ cái thì khác nhau khơng có ý nghĩa, các giá trị mang khác chữ thì khác có ý nghĩa ở mức α = 0, 05

Qua bảng 4.9 ta thấy, sau 6 tuần tỷ lệ hình thành rễ của chồi cấp 2 trên CT3 (2 mg/l -NAA) đạt tỷ lệ cao nhất (60%), số rễ trung bình nhiều nhất (2,43), chiều dài của rễ lớn nhất (3,1 cm), khác biệt 5% so với các cơng thức cịn lại. Với CT4 (3 mg/l -NAA) cho tỷ lệ ra rễ cao thứ 2, khác biệt 5% so với các công thức cịn lại, nhưng số rễ lại ít hơn CT2, nhưng lại không khác biệt so với CT1 (0 mg/l

-NAA) CT2 (1 mg/l -NAA), CT5 (4 mg/l -NAA), chiều dài ở công thức này

là 2,37 khác biệt 5% so với các công thức cịn lại. Ở CT5 có tỷ lệ nảy chồi cao hơn CT1, tuy nhiên số rễ và chiều dài rễ lại bằng nhau (0,33 và 0,23).

Qua thí nghiệm này ta thấy hàm lượng chất điều tiết sinh trưởng -NAA ảnh hưởng đến khả năng hình thành rễ của chồi hoa hồng Pháp. Tỷ lệ nảy chồi ở CT3 giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thanh và cs. (2005) khi tiến hành

nhân nhanh in vitro trên giống hoa hồng trắng (Rosa alba) và hoa hồng đỏ (Rosa

rubus), môi trường bổ sung 2 mg/l NAA cho hiệu quả tạo rễ trên 60%. Cũng theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như Naphaporn (2009) có tỷ lệ hình thành rễ trong mơi trường ¼ MS là 70,05%, trong nghiên cứu này ơng cịn kết hợp MS với các nồng độ α- NAA khác nhau để thử nghiệm khả năng tạo rễ của chồi hoa hồng. Theo Soomro et al. (2003), để tạo rễ hoa hồng Rosa indica đã sử dụng 0,6 mg/l IBA và 0,1 mg/l NAA sau khoảng thời gian 12 tuần thì tỷ lệ chồi ra rễ đạt 60%.

Kết quả cho thấy, CT3 với nồng độ 2 mg/l -NAA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở chồi cấp 2 là 60%, nhiều rễ, kết quả sai khác có ý nghĩa 5% so với các cơng thức khác và với đối chứng. CT 1 0 mg/l NAA CT 2 1mg/l NAA CT 3 2mg/l NAA CT 4 3mg/l NAA CT5 4mg/lNAA

Hình 4.7. Ảnh hưởng chất điều tiết sinh trưởng -NAA đến sự ra rễ của chồi cấp 2 hoa hồng Pháp (sau 6 tuần)

4.5.2. Ảnh hưởng nano bạc đến sự ra rễ của chồi cấp 2 hoa hồng Pháp Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến quá trình Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến quá trình ra rễ của chồi cấp 1 hoa hồng Pháp. Chúng tơi tiến hành bố trí thí nghiệm với nồng độ nano bạc khác nhau (0, 2, 4, 6, 8 ppm) tương ứng với 5 công thức (1, 2, 3, 4, 5) trong đó cơng thức đối chứng là CT1 (0 ppm). Sau 6 tuần theo dõi, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.10 sau.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến sự ra rễ của chồi cấp 2 giống hoa hồng Pháp (sau 6 tuần)

CT NS (ppm) Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ/ chồi Chiều dài rễ (cm) Đặc điểm của rễ

CT1 0 60,00±0,49c 2,43±0,50cd 3,10±0,30b Màu trắng, nhiều rễ bên CT2 2 76,67±0,43a 4,23±0,43a 4,07±0,48a Màu trắng, nhiều rễ bên CT3 4 66,67±0,38b 3,57±0,50ab 2,93±0,25c Màu nâu, ít rễ bên CT4 6 56,67±0,50d 2,80±0,40bc 2,53±0,50d Màu nâu, ít rễ bên CT5 8 46,67±0,50e 1,53±0,50d 2,33±0,48e Màu nâu, không rễ bên

LSD0,05 1,0 0,97 0,13

CV% 4,2 1,8 2,4

So sánh các giá trị trong cùng một côt, các giá trị mang cùng một chữ cái thì khác nhau khơng có ý nghĩa, các giá trị mang khác chữ thì khác có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.

Số liệu ở bảng 4.10 cho thấy, ở CT2 (2 ppm) và CT3 (4 ppm) cho tỷ lệ ra rễ ở chồi cấp 2 hoa hồng Pháp cao hơn so với đối chứng, ở CT2 có tỷ lệ ra rễ cao nhất 76,67% sau đó đến CT3 là 66,67%, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê 5 % so với các công thức khác, ở CT1 không bổ sung nano bạc lại cho tỷ lệ ra rễ cao hơn ở CT4 (6 ppm) và CT5 (8 ppm), điều này cho thấy, ở nồng độ cao đã ức chế sự ra rễ chồi cấp 1 hoa hồng Pháp. Về số rễ/chồi thấy ở CT2 cho số rễ nhiều nhất 4,23 không khác biệt so với CT3 nhưng khác biệt với CT1; 4; 5, ở CT1 và CT5 khơng có sự khác biệt, CT4 và 1 khơng có sự khác biệt nhưng cơng thức 4 có sự khác biệt so với CT5, CT3 khơng có sự khác biệt so với CT4 nhưng có sự khác biệt giữa CT3 so với CT1. Ở chiều dài của rễ ở CT2 có chiều dài 4,07 khác biệt 5% so với các cơng thức cịn lại, sau đó đến CT1, CT5 cho chiều dài rễ ít nhất. Như vậy xét tất cả các chỉ tiêu; tỷ lệ ra rễ, số rễ và chiều dài của rễ cho thấy, ở CT2 (2 ppm) có các chỉ tiêu đạt tốt nhất, khác biệt 5% so với cơng thức đối chứng. Ở CT3 (4 ppm) có tỷ lệ ra rễ và số rễ cao hơn so với CT1 nhưng có

chiều dài rễ lại ít hơn. Một thí nghiệm tương tự Ali Sorooshzadeh et al.(2012)

nghiên cứu ảnh hưởng của nano bạc đến sự phát triển của nghệ tây trong điều kiện ngập úng. Khi xử lý nano bạc với nồng độ 50 – 100ppm giúp tăng trưởng chiều cao cây, chiều dài của rễ, trọng lượng của lá…

Thí nghiệm cho thấy nồng độ nano bạc có ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ ra rễ chồi cấp 2 hoa hồng Pháp. Ở nồng độ nano bạc 2 ppm bổ sung vào mơi trường là thích hợp nhất cho q trình ra rễ chồi cấp 2 hoa hồng Pháp.

Tóm lại, khi bổ sung vào môi trường MS 2mg/l -NAA và 2 ppm nano

bạc là mơi trường thích hợp nhất cho sự ra rễ chồi cấp 2 hoa hồng Pháp.

CT 1 0ppm NS CT 2 2 ppm NS CT 3 4ppm NS CT 4 6ppm NS CT 5 8ppm NS

Hình 4.8. Ảnh hưởng của nano bạc đến sự ra rễ chồi cấp 2 giống hoa hồng Pháp (sau 6 tuần)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nhân nhanh in vitro cây hoa hồng pháp (rose gallica l ) (Trang 51 - 55)