Ảnh hưởng của nano bạc lên quá trình tạo mô sẹo hoa hồng Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nhân nhanh in vitro cây hoa hồng pháp (rose gallica l ) (Trang 45 - 47)

Để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ nano đến quá trình tạo mô sẹo từ lá in vitro hoa hồng Pháp. Từ thí nghiệm 4.3.2, chúng tôi lựa chọn nồng độ 0,5 mg/l

IBA bổ sung vào môi trường kết hợp với nồng độ nano khác nhau (0, 2, 4, 6, 8 ppm) tương ứng với 5 công thức (1, 2, 3, 4, 5) trong đó công thức đối chứng là công thức 1 (CT1). Thí nghiệm được theo dõi sau 6 tuần và thu được kết quả ở bảng 4.6 sau.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nano bạc lên quá trình tạo mô sẹo hoa hồng Pháp (sau 6 tuần) Công thức NS (ppm) Tỷ lệ

tạo mô sẹo (%) Đặc điểm mô sẹo CT1 0 66,7±0,36c

Mô sẹo phát triển hết bề mặt lá, xốp, màu trắng CT2 2 76,7±0,43b

Mô sẹo phát triển hết bề mặt lá, xốp, màu trắng CT3 4 86,7±0,34a

Mô sẹo phát triển hết bề mặt lá, xốp, màu trắng CT4 6 53,3±0,50d

Mô sẹo phát triển chưa hết bề mặt lá, chắc, màu nâu CT5 8 46,7±0,50d Mô sẹo phát triển chưa hết bề mặt lá, chắc, màu nâu

LSD0,05 8,7

CV% 4,1

So sánh các giá trị trong cùng một cột, các giá trị công thức mang cùng một chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa, các giá trị công thức mang khác chữ thì khác có ý nghĩa ở mức α = 0, 05.

Từ bảng số liệu cho thấy, nano có ảnh hưởng nhiều tới khả năng tạo mô sẹo của mảnh lá in vitro giống hoa hồng Pháp. Ở CT3(4 ppm) cho tỉ lệ tạo callus cao nhất 82,9% khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% so với các công thức khác, ở công thức này, mô sẹo phát triển rộng, xốp, trắng, sau đó đến CT2 (2 ppm) tỷ lệ tạo callus cũng cao 76,7%. Ở CT1 (CT đối chứng) (0 ppm) có tỷ lệ tạo mô sẹo là 66,7% thấp hơn ở CT2 và CT3 nhưng cao hơn CT4 (6 ppm), CT5 (8 ppm). Ở CT4 và CT5 tỷ lệ tạo mô sẹo giảm dần và thấp nhất ở CT5, ở 2 công thức này mô sẹo chưa phát triển hết bề mặt lá, chỉ có những điểm sùi nhỏ có màu nâu. Một nghiên cứu của Emad A. Ewais et al. (2015) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các hạt nano bạc biosynthesized (BạcNPs) vào tăng trưởng, giải phẫu học, và protein và DNA của Solanumnigrum. Môi trường MS + 3.0 mg/l α-NAA + 5.0

mg/l BA bổ sung thêm nano bạc với các nồng đô 0, 2, 4, 8 mg/l. Kết quả cho

thấy sau 10 ngày ở môi trường không bổ sung nano bạc đã xuất hiện mô sẹo nhỏ màu trắng, xanh trong khi đó sau 10-13 ngày trên các môi trường có bổ sung

nano bạc đã xuất hiện mô sẹo lớn hơn, xốp có màu trắng, xanh hoặc vàng. Ở môi trường bổ sung 8mg/l nano bạc mô sẹo xốp có màu trắng xanh. Kết quả trên cho

thấy nano có ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo mô sẹo từ lá in vitro, khi bổ sung

nồng độ nano thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ tạo mô sẹo, nhưng khi nồng độ nano quá cao sẽ gây ức chế khả năng tạo mô sẹo. Sở dĩ có kết quả như vậy, theo chúng tôi nano bạc có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh mô sẹo, nhưng ở nồng độ cao nano bạc ức chế quá trình phát sinh mô sẹo nên ở CT5 tỷ lệ tạo mô sẹo chỉ là 46,7% thấp hơn công thức đối chứng. Vậy nồng độ nao bạc thích hợp nhất bổ sung vào môi trường tạo mô sẹo là 4ppm.

Tóm lại, ở môi trường bổ sung 0,5 mg/l IBA và 4 ppm nano bạc là môi trường thích hợp nhất cho khả năng tạo mô sẹo từ lá in vitro của hoa hồng Pháp.

CT1 0ppm NS CT2 2ppm NS CT3 4ppm NS CT4 6ppm NS CT5 8ppm NS Hình 4.4. Ảnh hưởng của nano bạc đến quá trình tạo mô sẹo hoa hồng Pháp

(sau 6 tuần)

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG BA VÀ NANO BẠC ĐẾN QUÁ TRÌNH NHÂN NHANH CHỒI IN VITRO HOA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nhân nhanh in vitro cây hoa hồng pháp (rose gallica l ) (Trang 45 - 47)