Đặc điểm cơ bản của ngân hàng tmcp ngoại thương vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 49)

3.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chinh nhánh Chương Dương (Vietcombank Chương Dương) là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Được thành lập ngày 06/10/2003, VCB chi nhánh Chương Dương nằm trên địa bàn quận Long Biên- cửa ngõ Đông bắc của Thủ đô, hành lang tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh; tuy là một quận mới được thành lập chưa lâu trên địa bàn thủ đô,nhưng lại tập trung nhiều doanh nghiệp của TW và địa phương với hàng trăm ngàn lao động với nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết với nhiều khu đô thị mới như: Việt Hưng, Vincom… Hoạt động trong môi trường cạnh tranh mới, Chi nhánh tuy có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn thánh thức. 3.1.2. Quá trình thành lập và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, tiền thân là chi nhánh cấp 2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam CN Hà Nội.Được thành lập ngày 10/04/2003, có trụ sở chính tại 564 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội. Nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt, sự hỗ trợ to lớn của Ban lãnh đạo, các Phòng/Ban tại hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN,sau hơn 10 năm hoạt động chi nhánh Chương Dương đã không ngừng phấn đấu, sáng tạo tìm tòi, bám sát xu thế phát triển,sự biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước từ đó chủ động đề xuất những hướng đi mới đưa Chi nhánh ngày càng phát triển vượt bậc,ngày một lớn mạnh.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh bao gồm: Ban giám đốc, 07 phòng chức năng, 01 tổ nghiệp vụ và 06 phòng giao dịch trực thuộc với tông số cán bộ nhân viên tại Chi nhánh đến 31/12/2016 là 153 cán bộ. Tổ chức VCB chi nhánh Chương Dương được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức VCB chi nhánh Chương Dương

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương (2016) GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÓ GIÁM ĐỐC ( gồm 2 phó giám đốc )

KHỐI TRỰC TIẾP

KINH DOANH KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ

Phòng khách hàng (Bán buôn, Bán lẻ) Phòng đầu mối và các PGD 6 phòng) Phòng Ngân quỹ Tổ quản lý nợ Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Kiểm tra nội bộ Tổ Tin học Phòng kế toán 36

* Giám đốc chi nhánh

Hoạch định chiến lược phát triển của Chi nhánh

Xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.

Phối hợp với các phòng ban và bộ phận chức năng thực hiện phát triển mạng lưới của Chi nhánh.

Quản lý, đôn đốc, giám sát hoạt động các phòng ban và nhân viên dưới quyền. * Phó giám đốc chi nhánh

Là người trợ giúp cho giám đốc,được giám đốc chi nhánh uỷ quyền chỉ đạo điều hành một số các công tác, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.

* Phòng ngân quỹ

Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng nhà nước và của Ngân hàng Vietcombank.

Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán và ngân quỹ.

Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và các hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thu chi tiền và ngân quỹ của toàn hệ thống Ngân hàng.

Kết hợp với các Phòng, Ban tại Hội sở chính để thực hiện tốt nghiệp vụ & dịch vụ Ngân hàng liên quan.

* Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng.

Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.

* Tổ tin học

Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin.

Phụ trách hệ thống tin học trong toàn hệ thống.

Tư vấn cho Giám đốc và triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới. * Phòng Hành chính - Nhân sự

Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.

Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.

* Phòng Kế toán

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng:

Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng, quý, năm).

Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính.

Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.

Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.

Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định. * Phòng tín dụng

Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng: - Cho vay ngắn hạn;

- Cho vay trung, dài hạn; - Các nghiệp vụ bảo lãnh;

- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định của Tổng Giám đốc Vietcombank).

Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống.

Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.

Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các chủ đầu tư dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện .

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB chi nhánh Chương Dương 3.1.4.1. Tình hình huy động vốn tại VCB chi nhánh Chương Dương 3.1.4.1. Tình hình huy động vốn tại VCB chi nhánh Chương Dương

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của NHTM. VCB chi nhánh Chương Dương đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Tạo điều kiện cho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội chảy đến nơi có nhu cầu đầu tư, nhu cầu sử dụng vốn thông qua nhiều kênh huy động vốn. Trên cơ sở chiến lược thị trường, thị phần và kế hoạch kinh doanh đã được xây dựng, cùng với các biện pháp mở rộng mạng lưới, lãi suất linh hoạt, hợp lý, xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, tăng cường tiếp thị để thiết lập khách hàng mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng, trong đó tăng cường phát hành thẻ rút tiền, chuyển tiền... nhằm thu hút khách hàng và tạo lập nguồn vốn ổn định thông qua hệ thống thanh toán qua ngân hàng, các giao dịnh thanh toán được tiến hành nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng đã huy động được nguồn vốn dồi dào, đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình.

Qua bảng 3.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng nhanh qua 3 năm từ 4.069 tỷ đồng năm 2014 đến năm 2016 đã tăng lên 7.470 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 35,49%. Điều này có xu hướng tốt do Chi nhánh đã hấp dẫn được khách hàng lượng vốn huy động tiền VNĐ đã tăng 39,06% và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng 16,48% . Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT năm 2016 đạt 7.470 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 35,49%. Cụ thể huy động của các tổ chức là 1.643 tỷ đồng đạt mức cao hơn năm 2014 và thấp hơn so với năm 2015. Vì việc huy động đã khó nhưng sự lựa chọn nguồn vốn tiền gửi và phí tiền gửi lại càng khó hơn vì mỗi loại có mỗi đặc trưng và rủi ro riêng. Nhất là những nguồn chi phí huy động thấp thì rủi ro càng cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc định lượng các chiều hướng rủi ro là không dễ dàng. Chính vì vậy sự linh hoạt, chủ động, kết hợp với chiến lược huy động vốn lâu dài sẽ giúp giảm bớt rủi ro đầu vào cho ngân hàng và cũng như giảm bớt rủi ro đè nặng lên hoạt động tín dụng.

Bảng 3.1. Tình hình nguồn vốn huy động của VCB chi nhánh Chương Dương

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân (%) Nguồn vốn huy động (quyVND) 4.069 100 6.225 100 7.470 100 152,99 120 135,49

I. Phân theo loại tiền

1 - VND 3.283 80,68 5.684 91,31 6.349 84,99 173,13 111,7 139,06

2 - Ngoại tệ 786 19,32 541 8,69 1.121 15,01 68,83 207,21 119,42

II. Theo kỳ hạn

1. < 12 tháng 2.197 53,99 3.859 61,99 4.930 66 175,65 127,75 149,80

2. > =12 tháng 1.872 46,01 2366 38,01 2.540 34 126,39 107,35 116,48

III. Theo đối tượng huy động

1. Tiền gửi tổ chức 1.139 27,99 1.949 31,31 1.643 21,99 171,12 84,3 120,11

2. Tiền gửi dân cư 2.930 72,01 4.276 68,69 5.827 78,01 145,94 136,27 141,02

Nguồn: VCB Chi nhánh Chương Dương (2016)

Qua những số liệu trên cho thấy kết quả của việc huy động vốn của chi nhánh là tương đối ổn định và tăng trưởng. Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Với quy định cho phép mở và sử dụng tài khoản thanh toán của DN tư nhân, cá nhân, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, làm cho tiền thu hút vào ngân hàng ngày càng nhiều. Thanh toán qua ngân hàng đã có những tăng trưởng, tỏ rõ lợi thế về nhanh, hiệu quả.

Với nguồn vốn huy động ngày càng tăng lên vững chắc VCB chi nhánh Chương Dương có điều kiện mở rộng vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế của thành phố.

3.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn tại VCB chi nhánh Chương Dương

VCB chi nhánh Chương Dương sử dụng vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như: cho vay, đầu tư, phát hành thẻ tín dụng… Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhất, đồng thời hoạt động này cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Chi nhánh.

Như vậy tổng dư nợ của Chi nhánh cũng tăng nhanh qua 3 năm, từ 5.367 tỷ đồng năm 2014 lên 10.767 tỷ đồng năm 2016; chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh có xu hướng tốt. Điều này là do trong các năm qua, VCB chi nhánh Chương Dương đã tích cực huy động mọi nguồn vốn trên địa bàn, kịp thời đầu tư cho nhu cầu vay vốn của mọi tổ chức và đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Vốn tín dụng của ngân hàng đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá, dịch vụ.

- Tình hình dư nợ theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn tăng từ 4.401 tỷ đồng năm 2014 lên 8.183 tỷ đồng năm 2016 với tốc độ tăng bình quân là 36,36% điều này là do Chi nhánh đã tích cực cho vay hỗ trợ lãi suất ngắn hạn VND nên phần lớn khách hàng tại Chi nhánh đã chuyển sang vay VND và ít vay ngoại tệ.

Còn cho vay Trung - Dài hạn đều tăng từ 966 tỷ đồng năm 2014 lên 2.584 tỷ đồng năm 2016 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 63,55% cao hơn mức tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh qua các năm ở mức từ 15%-25%, phòng tránh được rủi ro về cơ chế chính sách, kinh tế trong trung dài hạn. Mặt khác tỷ lệ cho vay ngắn hạn ở mức 75 -85% đã tạo vòng quay vốn tín dụng nhanh, tạo ra nhiều thu nhập từ hoạt động cho vay và thường xuyên kiểm tra được tình hình tài chính của khách hàng.

Bảng 3.2. Tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng dư nợ (Quy VND) 5.367 100,00 8.157 100,00 10.767 100,00 151,98 132,00 141,64 A. Theo thời hạn 1. Cho vay ngắn hạn 4.401 82,00 6.118 75,00 8.183 76,00 139,01 133,76 136,36

2. Cho vay trung, dài hạn 966 18,00 2.039 25,00 2.584 24,00 211,09 126,72 163,55

B. Theo thành phần KT

1. DN Nhà nước 1.008 18,78 1.590 19,49 2.207 20,50 157,74 138,82 147,98

2. DN ngoài quốc doanh 2.324 43,30 4.160 51,00 5.653 52,50 179,01 135,88 155,96

3. Hộ gia đình, cá thể 2.035 37,92 2.407 29,51 2.907 27,00 118,27 120,78 119,52

C. Theo ngành KT

1. Công nghiệp, xây dựng 2.710 50,50 4.935 60,50 5.168 48,00 182,08 104,72 138,08

2. Nông nghiệp 376 7,00 571 7,00 1.077 10,00 151,98 188,57 169,29 3. Thương mại dịch vụ 1.289 24,02 2.039 25,00 3.014 27,99 158,18 147,82 152,91 4. Ngành khác 992 18,48 612 7,50 1.508 14,01 61,7 246,42 123,30 D. Theo tính chất đảm bảo 1. Nợ có đảm bảo 2.425 45,18 3.450 42,29 4.112 38,19 142,27 119,19 130,22 2. Nợ không có đảm bảo 2.942 54,82 4.707 57,71 6.655 61,81 159,99 141,39 150,40 E. Theo chất lượng tín dụng 1. Nợ trong hạn 5.345 99,59 8.099 99,29 10.659 99,00 151,52 131,61 141,21 2. Nợ quá hạn 22 0,41 58 0,71 108 1,00 263,64 186,21 221,57

Nguồn: VCB Chi nhánh Chương Dương (2016)

- Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế: Dư nơ cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khá nhanh từ 2.324 tỷ đồng năm 2014 lên 5.653 tỷ đồng năm 2016 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 55,96%. Điều này cho thấy Chi nhánh đã tích cực tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiệu quả phù hợp với danh mục tín dụng của VCB Việt Nam, chi nhánh đã đầu tư vốn cho một số DN để mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị...phục vụ cho SXKD.

Hoạt động cho vay các hộ gia đình cũng có xu hướng tăng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, khuyến khích vốn cho các làng nghề phát triển.

- Tình hình dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế: Tổng dư nợ của ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất 48% tổng số dư nợ so với ngành khác. Nhưng tỷ lệ tăng cao nhất vẫn là ngành nông nghiệp với tỷ lệ tăng binh quân là 88,57% và ngành khác là 46,42% . Điều này cho thấy đây cũng là một xu hướng hoạt động tốt theo định hướng của nghành. Nhưng cũng ẩn chứa mức độ rủi ro có thể sẽ cao hơn.

- Tình hình dư nợ theo tính chất đảm bảo: Nợ có đảm và không có đảm bảo qua 3 năm đều có xu hướng tăng; nhưng mức độ tăng của nợ không có đảm bảo tăng nhanh hơn so với dư nợ có đảm bảo. Điều này là không tốt bởi nếu khách hàng không có tài sản đảm bảo khi kinh doanh gặt khó khăn thì khả nẳng thu hồi vốn của ngân hàng sẽ găp khó khăn.

- Tình hình dự nợ theo chất lương tín dụng: Nợ trong hạn có xu hướng giảm qua 3 năm từ 99,59% năm 2014 xuống còn có 99% năm 2016; trong khi đó nợ quá hạn có xu hướng tăng năm 2014 là 22 tỷ đồng lên 108 tỷ đồng với mức tăng bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)