Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh thái bình (Trang 45 - 49)

2.2.1 Kinh nghiệm KSNB chi trả trợ cấp ưu đãi NCC với cách mạng ở một số địa phương

* Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Kạn

Đến nay, toàn tỉnh có 3.452 đối tượng chính sách, người có công hưởng trợ cấp thường xuyên với tổng số tiền chi trả hàng tháng hơn 5,88 tỷ đồng. Việc thực hiện KSNB chi trợ cấp ưu đãi NCC 1 cách hiệu quả giúp cho việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh thời gian qua được thực hiện kịp thời, đúng kỳ, đủ số tiền và đến tận tay đối tượng thụ hưởng, qua đó góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách “đền ơn đáp nghĩa” của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng.

Tuy nhiên, theo đồng chí Dương Bằng Giang- Phó Giám đốc Sở LĐ - TB&XH cho biết: Việc thực hiện chi trợ cấp ưu đãi đối với người có công vẫn còn một số hạn chế, trong đó có việc thực hiện chi trả chế độ ưu đãi đối với người có công. Bắc Kạn là tỉnh là vùng miền núi địa hình phức tạp, dân cư không tập trung, giao thông đi lại rất khó khăn nên việc tổ chức chi trả không tránh khỏi những thiếu sót làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ triển khai thực hiện công tác người có công. Mặt khác, đội ngũ cán bộ LĐ - TB&XH thường xuyên biến động, nhất là ở cấp xã, trong khi đó yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành LĐ - TB&XH ngày càng lớn. Những điều đó đã tạo ra áp lực không nhỏ trong công tác chăm lo cho NCC nói chung và thực hiện chế độ, chính sách đối với lĩnh vực này nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, để thực hiện tốt chính sách, chế độ ưu đãi NCC trong thời gian tới, ngoài tăng cường hơn nữa công tác quản lý, KSNB trong từng đơn vị của các cấp, ngành; việc nghiên cứu xây dựng hoàn thiện phương thức thực hiện chi trả phù hợp là yêu cầu cần thiết. KSNB chi trợ cấp người có công với cách mạng được Sở LĐ - TB&XH tỉnh đẩy mạnh như:

- Hàng năm tỉnh thường xuyên rà soát các đối tượng người có công, quản lý đúng, đủ các đối tượng không để có những hiện tượng sai sót như đánh giá sai

đối tượng, nhiều người đã mất nhưng vẫn được kê khai để người nhà hưởng chính sách, nhiều đối tượng khai khống hồ sơ để được hưởng chính sách. Đối với các đối tượng trên được kiểm tra, liệt kê và loại bỏ khỏi danh sách.

- Công tác chi trợ cấp cho người có công được thực hiện việc kiểm soát nội bộ rất chặt chẽ. Việc chi phải được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/03/2009 của liên Bộ Tài chính - Bộ LĐ - TB&XH. Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã

- Đến nay tỉnh đã được chọn thí điểm thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống bưu điện năm 2017, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện khá tốt vấn đề này. Về cơ bản, người có công của tỉnh đồng tình cao, bởi cách chi trả, phục vụ của ngành Bưu điện rất khoa học; các điểm chi trả bố trí ghế ngồi, nước uống… chu đáo.

- Việc kiểm soát công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết đơn thư khiếu nại đối với việc thực hiện chi trợ cấp ưu đãi người có công đã được tăng cường trong những năm gần đây. Công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong KSNB chi trợ cấp cho NCC được thực hiện đồng bộ và có sự hỗ trợ cho nhau trong việc báo cáo, tổng hợp dữ liệu từ cấp cơ sở lên cấp tỉnh. Nhân sự thực hiện công việc kiểm soát tại Sở đã được bố trí một các hợp lý, đảm bảo tính giám sát chéo trong các khâu, các cấp.

Sở LĐ - TB&XH đã kịp thời giải quyết các vướng mắc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua bưu điện trên địa bàn tỉnh. Đề nghị các Phòng LĐ - TB&XH, bưu điện các huyện, thành phố nghiêm túc triển khải thực hiện đã thống nhất ký kết việc chi trả theo hợp đồng, thống nhất thời gian tri trả trước ngày 10 hàng tháng, khi Bưu điện nộp hồ sơ quyết toán chi trả cho đối tượng phải chịu trách nhiệm về chữ ký và người đã nhận tiền. Đối với ngành Bưu điện chi đúng, chi đủ các khoản trợ cấp do Phòng LĐ - TB&XH chuyển đến, thực hiện nghiêm túc các chế độ tăng, giảm của đối tượng. Chấm dứt tình trạng không chi trả tiền trợ cấp cho đối tượng trong thời gian dài. Đảm bảo thời gian chi trả, thái độ của nhân viên chi trả đúng mực tránh tình trạng để người được hưởng trợ cấp kiến nghị.

* Kinh nghiệm tỉnh Thanh Hóa

Hiện toàn tỉnh đang quản lý gần 330.000 đối tượng người có công với cách mạng, trong đó có trên 4.572 mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 198 mẹ còn sống đều được các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng đến cuối

đời), hơn 56.000 liệt sĩ; gần 46.000 thương binh, hơn 16.000 bệnh binh, 2.000 cán bộ lão thành cách mạng, khoảng 600 cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 300 thân nhân cách mạng, gần 1.500 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, có trên 203 ngàn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế... Toàn tỉnh cũng đang thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho hơn 78.000 đối tượng người có công với kinh phí 150 tỷ đồng/tháng

Trong công tác KSNB chi trợ cấp, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa luôn chủ động nghiên cứu vận dụng cơ chế, chính sách và báo cáo cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, kho bạc Nhà nước để tổ chức thực hiện tốt việc thanh toán, chi trả; Các khoản chi đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định; Đôn đốc thu hồi các khoản chi trợ cấp sai định mức, sai đối tượng, giảm thiểu thất thoát NSNN, thường xuyên góp phần làm lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN. Thông qua KSNB chi trợ cấp ưu đãi NCC, Sở đã thanh toán các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho các đối tượng theo quy định.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB của đơn vị, từ năm 2012, Sở đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động, trong đó có quy trình KSNB chi trợ cấp ưu đãi cho NCC. Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức đánh giá nội bộ hàng năm đã có thể định lượng, đo lường được số lượng và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đến từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể để có biện pháp khắc phục, cải tiến cho phù hợp. Kết quả đánh giá nội bộ cho thấy, số lượng hồ sơ giải quyết chính sách quá thời hạn quy định có xu hướng giảm dần giảm dần.

Ngoài ra, Sở LĐ - TB&XH tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ thông tin vào chi trả trợ cấp người có công để đảm bảo công tác chi trả và quản lý đối tượng chính xác, kịp thời, hiệu quả, tránh được những rủi ro do sự can thiệp của những cán bộ tha hóa, biến chất trong việc xét duyệt và thẩm định hồ sơ.

Việc có một hệ thống KSNB chi trả tốt giúp cho các chế độ, chính sách đến với người có công được kịp thời và đầy đủ, ngăn ngừa tình trạng tiêu cực, thất thoát kinh phí trong quá trình chi trả trợ cấp và giảm áp lực công việc đối với cán bộ làm công tác chính sách ở địa phương.

* Kinh nghiệm tỉnh Nam Định

Nam Định hiện có có trên 36.000 liệt sỹ; 2.855 bà mẹ Việt Nam anh hùng; trên 25.000 thương binh, 16.000 bệnh binh; trên 800 cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa; gần 1.600 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày; trên 10.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; với tổng số trên 200.000 người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến, Bằng khen các loại. Hiện nay, tổng số người có công và thân nhân của người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng do Sở chi trả là gần 50.000 người, với số kinh phí chi trả trợ cấp là trên 80 tỷ đồng/tháng.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở đã giải quyết cho gần 35 ngàn lượt người có công, thân nhân của người có công với cách mạng và chế độ chính sách đối với các diện đối tượng liên quan theo quy định.

Đến nay, tỉnh Nam Định không có hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách của người có công và thân nhân người có công có đủ điều kiện theo văn bản đã quy định mà không được giải quyết chế độ, chính sách ưu đãi do đã xây dựng được 1 hệ thống kiểm tra, giám sát các thủ tục trong việc thực hiện xét duyệt chi trả trợ cấp 1 cách chặt chẽ và hiệu quả. Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã có sự phân chia nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các phòng/ban chức năng; đơn vị có lập chứng từ cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh và chứng từ đều có phê duyệt trước khi thực hiện; các nghiệp vụ phát sinh đều có chứng từ đầy đủ, đúng quy định và thực hiện theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế hoạt động của Sở; quá trình xét duyệt phân bổ ngân sách nhà nước và mua sắm tài sản tập trung đều có sự tham gia của Ban Lãnh đạo Sở. Quá trình phân bổ kinh phí chi trợ cấp ưu đãi NCC đều có kế hoạch và phê duyệt trước khi tiến hành và định kỳ đều có so sánh, đối chiếu giữa thực hiện với kế hoạch được giao để kiểm soát và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Những năm gần đây, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nam Định đã tổ chức phân công và thực hiện công tác giám sát các hoạt động của đoàn kiểm tra, KSNB theo quy định. Khi tổ chức kiểm tra, KSNB, Giám đốc Sở đã ban hành quyết định cử cán bộ giám sát. Tổ giám sát này hoạt động độc lập với đoàn kiểm tra và có kế hoạch tác chiến riêng biệt theo chỉ đạo của Giám đốc Sở. Việc giám sát được thực hiện thường xuyên và đầy đủ các khâu trong quá trình kiểm tra, KSNB. Kết

quả giám sát được báo cáo trực tiếp kịp thời và bằng văn bản cho Giám đốc Sở để chỉ đạo xử lý.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh yêu cầu cấp ủy Ðảng, chính quyền địa phương Sở LĐ-TB&XH tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ nguồn vốn giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, dạy nghề tạo việc làm cho con liệt sỹ, thương binh và người có công trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh thái bình (Trang 45 - 49)