Rút ra bài học tự thực tiễn các tỉnh cho tỉnhThái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh thái bình (Trang 49)

Khi nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ chi trợ cấp người có công tại các tỉnh, rút ra bài học cho KSNB của tỉnh Thái Bình như sau:

- Cần phải có sự rà soát đầy đủ, đúng các đối tượng được hưởng trợ cấp đề công tác chi trợ cấp được thực hiện chuẩn hơn.

Với mục đích và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chế độ ưu đãi người có công Sở LĐ - TB&XH đã nghiên cứu và học tập mô hình KSNB của các tỉnh có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhằm chấn chỉnh những sai sót, giảm thiểu những rủi ro, chi đúng, đủ và kịp thời cho các đối tượng. Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với người có công với cách mạng đến toàn thể người có công trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và người có công với cách mạng trên địa bàn kịp thời nắm bắt chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước; đồng thời, hướng dẫn đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi với các đối tượng người có công

- Cần xây dựng một hệ thống văn bản chuẩn về kiểm soát nội bộ và bộ chế tài sau khi có phát hiện những sai sót khi thực hiện chi trợ cấp người có công.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng thì Sở LĐ - TB&XH cần xây dựng 1 hệ thống KSNB tốt, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các thủ tục lập hồ sơ xác nhận người có công; chuyển các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền phối hợp với Sở LĐ - TB&XH, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn lập hồ sơ, xem xét, kết luận cụ thể từng trường hợp đối với những đối tượng thuộc ngành quản lý. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát lập danh sách đối với những trường hợp còn sót, mới phát sinh; căn cứ các văn bản hướng dẫn tiêu

chuẩn, điều kiện xác nhận là người có công giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thẩm quyền. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục giám sát, tiếp thu các ý kiến phản ánh của quần chúng về việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công./.

- Sở LĐ - TB&XH Thái Bình cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chi trợ cấp người có công. Kiểm tra, đối chiếu thông tin giữa các giấy tờ của người có công, kiểm tra việc chi trả hàng tháng đối với người có công, ban hành và phổ biến các văn bản, chính sách của người có công với cách mạng. Thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ( ngày 06/06/2017) của Chính phủ về quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công.

Để chương trình tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thái Bình được thực hiện đúng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu chất lượng, hiệu qủa thì Sở LĐ - TB&XH phải phản ánh đúng thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Do đó công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, mục đích, yêu cầu của Chương trình phải được thực hiện sâu rộng với nhiều hình thức đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, không xảy ra vấn đề khiếu kiện. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng thì Sở LĐ - TB&XH cần xây dựng 1 hệ thống KSNB tốt, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các thủ tục lập hồ sơ xác nhận người có công; chuyển các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền phối hợp với Sở LĐ - TB&XH, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn lập hồ sơ, xem xét, kết luận cụ thể từng trường hợp đối với những đối tượng thuộc ngành quản lý. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát lập danh sách đối với những trường hợp còn sót, mới phát sinh; căn cứ các văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện xác nhận là người có công giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thẩm quyền. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục giám sát, tiếp thu các ý kiến phản ánh của quần chúng về việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sở LĐ - TB&XH là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo qui định của pháp luật.

Ngày 28/8/1945, tại lễ tuyên cáo thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Lao động và Cứu tế xã hội để đảm nhận những nhiệm vụ về lao động, thương binh và xã hội trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng còn non trẻ. Từ mốc son lịch sử ấy, ngành LĐ - TB&XH đã đồng hành cùng dân tộc ta suốt chặng đường 70 năm qua. Cùng với sự ra đời của Bộ LĐ - TB&XH, ngành LĐ - TB&XH tỉnh Thái Bình được hình thành từ nhiều ngành khác nhau:

Trong lĩnh vực thương binh và xã hội: Ty Thương binh, cựu binh Tỉnh được thành lập từ năm 1952, sau đó đổi tên thành Ty Thương binh, đến năm 1960 giải thể Ty Thương binh, sát nhập vào phòng Dân chính, thuộc Uỷ ban Hành chính Tỉnh. Rồi lại chuyển sang trực thuộc Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh. Sau này được tách ra thành Ban Thương binh - xã hội. Đến tháng 3 - 1971, thành lập Ty thương binh - xã hội và năm 1983 đổi tên thành Sở thương binh và xã hội.

Quá trình phát triển sự nghiệp di dân kinh tế mới được khởi đầu từ năm 1958, với việc thành lập Ty khai hoang, thuộc Uỷ ban hành chính Tỉnh (sau đổi tên thành Ban kinh tế mới) năm 1983, sát nhập bộ phận di dân ngoại Tỉnh thuộc Ban kinh tế mới vào Sở Lao động, thành lập Chi cục Điều động lao động và dân cư. Đến năm 1984, sát nhập toàn Ban kinh tế mới vào Sở Lao động, thành lập chi cục Điều động lao động dân cư, phát triển kinh tế mới, trực thuộc Sở Lao động.

Ngày 13/5/1988, UBND Tỉnh có quyết định số 230/QĐ-UB thành lập Sở LĐ - TB&XH, trên cơ sở sát nhập sở LĐ - TB&XH. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ của ngành LĐ - TB&XH có thay đổi, năm 1995 tách phòng Bảo hiểm xã hội để thành lập Bảo hiểm xã hội Thái Bình. Năm 1997, chuyển giao chương trình nước sinh hoạt nông thôn sang sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 1998, tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ sở Giáo dục - Đào tạo sang và tiếp nhận trường Công nhân kỹ thuật trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Năm 1988, tiếp nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ Uỷ ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Năm 1999, chuyển giao Chi cục Di dân phát triển kinh tế mới sang sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tháng 1/2004, chuyển trường Công nhân kỹ thuật, trực thuộc Sở về trực thuộc UBND Tỉnh. Năm 2008, tiếp nhận bộ phận gia đình và trẻ em từ Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em.

Hiện nay Sở có 09 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (gồm: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Dạy nghề; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Người có công; Phòng Lao động tiền lương – Bảo hiểm xã hội; Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới; Phòng Việc làm – An toàn lao động) và 08 đơn vị trực thuộc (gồm: Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội; Trung tâm Điều dưỡng người có công; Trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật; Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần; Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội; Trung tâm Dịch vụ việc làm; Trung tâm Nuôi dưỡng phục hồi chức năng người có công).

Như vậy, trong từng thời kỳ và giai đoạn lịch sử lại có sự chia tách, sát nhập cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Song, trên thực tế nhiệm vụ về Lao động - Người có công và Xã hội được Đảng bộ và nhân dân Thái Bình chăm lo thực hiện ngay sau khi nước nhà giành được độc lập. Trong thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển của Ngành LĐ - TB&XH cả nước có công lao to lớn của Sở LĐ - TB&XH tỉnh Thái Bình, với việc huy động sức người, sức của cho kháng chiến; quản lý tốt lực lượng lao động và thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Ở từng giai đoạn lịch sử, chức năng nhiệm vụ của Sở LĐ - TB&XH cũng có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, theo quy định tại Quyết định 1412/QĐ-UBND ngày 07/6/2016 của UBND tỉnh v/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở LĐ - TB&XH tỉnh Thái Bình như sau:

a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và các vấn đề khác về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

b) Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp: Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động của tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về: chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm tăng thêm, chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân, chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật; Bảo hiểm thất nghiệp. Quản lý các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;

c) Về lĩnh vực dạy nghề: Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt; Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo thẩm quyền;

d) Về lĩnh vực lao động, tiền lương: Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa, giao, bán doanh nghiệp; Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của pháp luật;

e) Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền; Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định số lượng lao động tạm thời nghỉ việc đối với trường hợp doanh nghiệp xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

f) Về lĩnh vực an toàn lao động: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ; Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương; Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, hàng

g) Về lĩnh vực người có công: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ; Tham gia Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh về giám định thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật đối với người có công với cách mạng; Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh.

h) Về lĩnh vực bảo trợ xã hội: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện mục tiêu

giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam và các đề án, chương trình về bảo trợ xã hội khác có liên quan; Tổng hợp, thống kê số lượng người cao tuổi, người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần, đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh thái bình (Trang 49)