Những nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi amblyseius largonesis (muma) tại gia lâm, hà nội năm 2017 2018 (Trang 31 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở khoa học của đề tài

2.3. Những nghiên cứu ở trong nước

Những nghiên cứu chung về họ Phytoseiidae

Ở nước ta nghiên cứu về thiên địch của loài nhện hại cây trồng, đặc biệt là họ nhện bắt mồi Phytoseiidae đã có nhiều thành cơng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu, báo cáo nào về loài Amblyseius largoensis (Muma).

Nguyễn Văn Đĩnh (1994) cho thấy loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. là lồi thiên địch có diễn biến mật độ tỷ lệ thuận với diễn biến mật độ của nhện hại. Loài Amblyseius sp. có sức tấn cơng con mồi rất mạnh. Amblyseius sp. là lồi kẻ thù tự nhiên khá lý tưởng vì nó phù hợp với u cầu cấp thiết của lồi thiên địch đó là: Có sức ăn vật chủ cao, có khả năng sống trong điều kiện bất lợi, có nơi ở và điều kiện sinh thái tương tự như vật chủ.

Trên cây cam chanh, nhện bắt mồi Amblyseius sp. xuất hiện và diễn biến đồng điệu với loài nhện đỏ hại Panonychus citri (Phạm Thị Hiếu và cs., 2013).

Loài nhện bắt mồi này khi cho ăn trên nhện đỏ Panonychus citri có thời gian để trứng dài 13-15 ngày, tổng số trứng trung bình 21,86 quả/TT cái. Nhện trưởng thành cái có sức ăn cao hơn rõ rệt so với nhện non các tuổi và trưởng thành đực.

Hiện nay, các loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. có khả năng kìm hãm số lượng nhện hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế (Nguyễn Thị Kim Oanh và cs., 2006). Các chuyên gia Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã hồn thiện quy trình nhân ni nhện bắt mồi ứng dụng trong phòng trừ nhện đỏ, rệp và sâu hại rau, đậu, hoa hồng, bí xanh, cam, cà chua thay cho thuốc trừ sâu hóa học. Cụ thể, đầu tiên trồng đậu trong mơi trường sạch, thức

ăn thích hợp nhất để nhân ni NBM là nhện đỏ son. Sau 3 – 4 tuần, cây đậu ra đủ 6 lá thả nhện đỏ son vào với tỷ lệ 10 TT cái/cây. Tiếp tục sau 5 – 6 tuần, lúc này mật độ nhện đỏ khoảng 500 con/cây, thả nhện bắt mồi với tỷ lệ 2 – 3 TT cái/cây. Sau 7 – 8 tuần, cho NBM và nhện đỏ son vào trong hộp có bột lõi ngơ hoặc mùn cưa với phấn ong, đóng hộp nhựa và bảo quản tại 10ºC.

Nhện bắt mồi Amblyseius victoriensis là loài mới được phát hiện ở Việt

Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh và cs. (2006) cho thấy lồi nhện này có khả năng kìm hãm số lượng nhện đỏ son Tetranychus cinnabarius Koch

và bọ trĩ Thirip palmy Karny. A. victoriensis có thời gian sinh trưởng 7,12 ngày

và 6,22 ngày, tỷ lệ tăng tự nhiên cao 0,247 và 0,262 tương ứng ở 25ºC và 30ºC, tổng số trứng rất cao 219,5 quả/trưởng thành cái. Tỷ lệ nhện bắt mồi và nhện đỏ son càng cao thì thời gian khống chế nhện đỏ thành công càng ngắn. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhện bắt mồi bằng 5% trong phịng thí nghiệm có khả năng khống chế sự gia tăng mật độ của nhện hại sau 15 ngày.

Ở nước ta, NBM Neoseiulus longispinosus Evans (Acari: Phytoseiidae) hay

Amblyseius longispinosus là một loài bản địa đã được nghiên cứu trong phòng

chống sinh học nhện đỏ hai chấm T. urticae (Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013), nhện đỏ cam quýt Panonychus citri (Huyen et al., 2017)

Sự sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của nhện bắt mồi bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố nhiệt độ. Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức nhiệt độ khác nhau (25, 30 và 35ºC) dưới điều kiện ánh sáng 16L:8D, thức ăn nhện đỏ hai chấm T. urticae đến một số đặc điểm sinh học của loài nhện bắt mồi Amblyseius longispinosus (Acari: Phytoseiidae). Kết quả cho thấy, khi nhiệt độ tăng từ 25 - 35ºC, vòng đời của cả con đực và con cái A. longispinosus, thời gian trước đẻ trứng, thời gian đẻ trứng, thời gian sau đẻ trúng cũng như tuổi thọ con cái càng ngắn lại, tỷ lệ tăng tự nhiên lại tăng lên.

Ở dải nhiệt độ dài hơn (20; 25; 27,5; 30; 32,5 và 35ºC) và được nuôi trên nhện đỏ cam quýt Panonychus citri (McGregor), N. longispinosus không đạt

trưởng thành ở nhiệt độ 35ºC. Tất cả các giai đoạn trước trưởng thành của con đực và con cái N. longispinosus đều nhanh hơn khi nhiệt độ tăng từ 20 đến 30ºC, nhưng chậm lại khi nhiệt độ vượt quá 30ºC. Thời gian phát triển trung bình của trưởng thành cái cao nhất là 20°C (9,73 ngày), tiếp theo là 25ºC (5,67 ngày), 27,5ºC (4,46 ngày), 32,5ºC (4,55 ngày) và ngắn nhất là 30ºC (3,69 ngày). Tỷ lệ

đẻ trứng và tổng số trứng cao nhất ở 27,5ºC (2,80 trứng/cái/ngày và 43,76 trứng/cái, tương ứng) và thấp nhất ở 20ºC (0,78 trứng/cái/ngày và 21,64 trứng/cái, tương ứng). Tuy nhiên, nhiệt độ không ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính (0,62 - 0,65). Tỷ lệ tăng tự nhiên của N. longispinosus trung bình 0,323; 0,303;

0,267; 0,189 và 0,107 ở 30, 27,5; 32,5; 25 và 20°C, tương ứng. Do đó, nhiệt độ tối ưu nhất cho sự sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của N. longispinosus là từ 27,5 đến 30ºC (Huyen et al., 2017).

Bên cạnh nhiệt độ thì thức ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của NBM. Lương Thị Huyền và cs. (2016) đã nghiên cứu về vòng đời và tỷ lệ tăng tự nhiên của loài nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans (Acari: Phytoseiidae) trên các loại thức ăn: thức ăn tự nhiên và thức ăn thay thế. Thức ăn tự nhiên bao gồn 6 loại nhện hại phổ biến trên cây đậu đỗ, cây chè và cây có múi: nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae, nhện đỏ son Tetranychus cinnabarius, nhện đỏ nâu chè Oligonychus coffeae, nhện đỏ cam chanh Panonychus citri, nhện đỏ tươi Brevipalus và nhện rám vàng

Phyllocoptruta oleivora. Thức ăn thay thế gồm 2 loài nhện kho Carpoglyphus lactis, Tyrophagus putrescentiae và phấn hoa Typha latifolia. Kết quả nghiên cứu cho thấy,

tại điều kiện nhiệt độ 27,5 ± 1ºC và ẩm độ 80 ± 5%, lồi Neoseiulus longispinosus phát triển bình thường trên 6 loại thức ăn tự nhiên, trong khi đó với thức ăn thay thế thì lồi này khơng hồn thành vòng đời, chỉ phát triển đến tuổi 2. Tỷ lệ tăng tự nhiên của N. longispinosus nuôi trên T. urticae là 0,2997; T. cinnabarinus là 0,2966; P. citri là 0,298; cao hơn đáng kể so với nuôi trên O. coffeae là 0,244; Brevipalpus sp.

là 0,199 và P. oleivora là 0,239.

Không chỉ dừng lại ở thức ăn, Lương Thị Huyền và cs. (2017) còn nghiên cứu ảnh hưởng của các ngưỡng ẩm độ khác nhau 55 ± 5%, 65 ± 5%, 75 ± 5%, 85 ± 5% và 95 ± 5% tại 27,5ºC đến khả năng phát triển quẩn thể của Neoseiulus longispinosus. Kết quả cho thấy, RH 85 ± 5% phù hợp nhất đối với sự sinh

trưởng, phát triển và sinh sản của loài N. longispinosus. Tại 27,5ºC và RH 85 ± 5%, N. longispinosus có thời gian trước trưởng thành là 4,12 ngày, vịng đời 5,58 ngày, tổng số trứng trung bình 28,36 quả/trưởng thành cái, tỷ lệ tăng tự nhiên cao là 0,318. Tại các ngưỡng ẩm độ 55 ± 5%, 65 ± 5% and 75 ± 5%, tỷ lệ tăng tự nhiên tương ứng là 0,196; 0,24 và 0,29. RH 95 ± 5% không phù hợp với N. longispinosus, chúng có thể phát triển đến trưởng thành nhưng khơng đẻ trứng.

Tại điều kiện 27 ± 1ºC, RH 70 ± 10% và thời gian chiếu sáng 16L:8D, nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae là nguồn thức ăn phù hợp nhất để nhân nuôi N.

longispinosus với thời gian hồn thành vịng đời là 5,32 ngày và tổng số trứng là

31,9 quả/trưởng thành cái. Nuôi trên đĩa petri với bơng gịn thấm nước và ni trên cây ký chủ cho số lượng trứng và trưởng thành cao nhất (trung bình 56,57 và 58,67 trứng và trưởng thành trên 2 con cái sau 3 tuần nhân nuôi) (Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Thúy, 2014).

NBM N. longispinosus đã được ứng dụng vào thực tế để kiểm soát nhện đỏ

Tetranychus urticae Koch trên dưa lê (Cucumis melo L.) tại nhà kính Khu cơng

nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy khả năng kiểm sốt hiệu quả cao thu được khi tỷ lệ N. longispinosus được giải phóng từ đầu vụ và duy trì tỷ lệ nhện bắt mồi và nhện đỏ là 1 N. longispinosus: 3 T. urticae và 1 N. longispinosus: 5 T. urticae (Trần Văn Lâm và cs., 2015).

Nhện bắt mồi Paraphytoseius cracentis là một loài thiên địch của bọ trĩ được tìm thấy phổ biến trên một số loại rau như đậu rau, dưa chuột, bầu bí, cà pháo, ớt… tại vùng đồng bằng sông Hồng. Nguyễn Đức Tùng và Patrick De Clercq (2018) đã ni lồi NBM này trên 2 loại thức ăn là bọ trĩ Frankliniella

occidentalis (Thysanoptera: Thripidae) và nhện kho Carpoglyphus lactis (Acari:

Acaridae) ở nhiệt độ 29ºC, ẩm độ 75%. Kết quả cho thấy nhện bắt mồi P. cracentis ăn nhện kho C. lactis có kích thước các pha phát dục tương tự như khi

ăn bọ trĩ F. occidentalis. Thời gian trước trưởng thành ở nhện cái và nhện đực

của nhện bắt mồi ăn nhện kho C. lactis lần lượt là 4,24 và 4,26 ngày không khác biệt rõ rệt khi chúng ăn bọ trĩ là 4,23 ngày với nhện cái và 4,26 ngày với nhện đực. Tuy nhiên, số trứng đẻ hàng ngày và tổng số trứng đẻ của nhện cái P. cracentis nuôi bằng nhện kho C. lactis (lần lượt là 1,62 quả/nhện cái/ngày và 18,48 quả/nhện cái) cao hơn rõ rệt so với số trứng đẻ hàng ngày (1,24 quả/nhện cái/ngày) và tổng trứng đẻ (13,77 quả/nhện cái) của nhện cái ăn bọ trĩ. Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện băt mồi P. cracentis ăn nhện kho (0,215 nhện cái/nhện cái/ngày) cũng cao hơn rõ rệt so với cá thể ăn bọ trĩ (0,189 nhện cái/nhện cái/ngày). Từ kết quả trên cho thấy nhện bắt mồi P. cracentis có khả năng phát triển quần thể tốt khi ăn bọ trĩ F. occidentalis và loài nhện bắt mồi này có thể nhận ni hàng loạt trên vật mồi thay thế là nhện kho C. lactis.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi amblyseius largonesis (muma) tại gia lâm, hà nội năm 2017 2018 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)