Điều tra thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseiidae

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi amblyseius largonesis (muma) tại gia lâm, hà nội năm 2017 2018 (Trang 42 - 47)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều tra thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseiidae

Để thu được nguồn nhện bắt mồi, cần tiến hành điều tra thành phần nhện bắt mồi trên đồng ruộng. Tất cả các loài nhện bắt mồi thu bắt đều thuộc họ Phytoseiidae, bộ Acari. Việc điều tra thành phần NBM là việc đầu tiên phải tiến hành vì thành phần nhện bắt mồi ngồi tự nhiên rất đa dạng.

Tôi tiến hành điều tra và thu thập nhện bắt mồi họ Phytoseiidae ở khu vực Gia Lâm – Hà Nội trên cây họ cà (cà tím, cà pháo, cà bát) và cây họ bầu bí (dưa chuột, mướp, bí ngơ) năm 2017 – 2018 (Hình 4.1, 4.2, 4.3).

Hình 4.1. Ruộng cà tím tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Bảng 4.1. Thành phần nhện bắt mồi bọ trĩ họ Phytoseiidae trên cây họ cà năm 2017-2018 tại Gia Lâm – Hà Nội

TT Loài NBM Cây trồng Địa điểm Mức độ phổ

biến

1

Paraphytoseius

multidentatus Swirski & Schechter

Cà pháo, cà bát

Cổ Bi, Kim Sơn,

Kiêu Kỵ, Phú Thị +++

2 Amblyseius sp. Cà tím Văn Đức + 3 Proprioseiopsis lenis

Corpuz & Rimando Cà tím Văn Đức +

Ghi chú: + ít xuất hiện (<25%); ++ xuất hiện trung bình (25%-51%); +++ xuất hiện phổ biến (51%-75%); ++++ xuất hiện rất phổ biến (75%-100%).

Trên cà pháo, cà bát và cà tím tại 5 địa điểm thuộc huyện Gia Lâm, tôi thu thập và xác định được 3 loại nhện bắt mồi ăn bọ trĩ thuộc họ Phytoseiidae (Bảng 4.1). Trong đó lồi P. multidentatus xuất hiện phổ biến trên cà pháo và cà bát tại Cổ Bi, Kim Sơn, Kiêu Kỵ và Phú Thị, tuy nhiên tại Văn Đức trên cà tím lồi này khơng xuất hiện thay vào đó là 2 lồi Amblyseius sp. và P. lenis.

Tại các địa điểm điều tra nhện bắt mồi P. multidentatus xuất hiện phổ biến

trên cà pháo hơn trên cà bát.

Hình 4.2. Ruộng cà pháo ở xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội

Bảng 4.2. Thành phần nhện bắt mồi bọ trĩ họ Phytoseiidae trên cây họ bầu bí năm 2017-2018 tại Gia Lâm – Hà Nội

TT Loài NBM Cây trồng Địa điểm Mức độ phổ biến

1 Amblyseius largoensis (Muma) Dưa chuột, mướp Văn Đức, Cổ Bi, Kim Sơn + 2 Euseius ovalis (Evans) Dưa chuột, bí ngơ Văn Đức, Cổ Bi +

3 Paraphytoseius multidentatus Swirski & Schechter

Dưa chuột, mướp,

bí ngơ Phú Thị, Cổ Bi ++

4 Proprioseiopsis lenis (Corpuz & Rimando) Dưa chuột Kim Sơn +

Ghi chú: + ít xuất hiện (<25%); ++ xuất hiện trung bình (25%-51%); +++ xuất hiện phổ biến (51%-75%); ++++ xuất hiện rất phổ biến (75%-100%).

Trên dưa chuột, mướp, bí ngơ tại 4 địa điểm thuộc huyện Gia Lâm, tôi thu thập và xác định được 4 loại nhện bắt mồi ăn bọ trĩ thuộc họ Phytoseiidae (Bảng 4.2). Trong đó, lồi P. multidentatus xuất hiện trung bình trên dưa chuột, cây

mướp và bí ngơ tại Cổ Bi, Phú Thị. Lồi Amblyseius largoensis ít xuất hiện trên cây mướp, dưa chuột tại Văn Đức, Cổ Bi, Kim Sơn. Euseius ovalis ít xuất hiện trên cây dưa chuột và bí ngơ ở Văn Đức và Cổ Bi. Lồi Proprioseiopsis lenis chỉ xuất hiện trên cây dưa chuột ở Kim Sơn mức độ ít. Trong đó lồi Paraphytoseius

multidentatus là loài phổ biến nhất, Amblyseius largoensis, Euseius ovalis và Proprioseiopsis lenis đều có xuất hiện trên mướp và dưa chuột. Trên cây dưa

chuột thu thập được nhiều thành phần NBM nhất.

Bảng 4.3. Mức độ phổ biến của một số loài nhện bắt mồi bọ trĩ họ

Phytoseiidae trên cây dưa chuột năm 2017-2018 tại Gia Lâm – Hà Nội

Loài nhện Mức độ phổ biến Tháng 11/2017 Tháng 4/2018 Tháng 5/2018 Tháng 6/2018 Amblyseius largoensis ++ + + + Euseius ovalis + - - - Paraphytoseius multidentatus ++ + + + Proprioseiopsis lenis - - + +

Ghi chú: - khơng xuất hiện, + ít xuất hiện (<25%); ++ xuất hiện trung bình (25%-51%); +++ xuất hiện phổ biến (51%-75%); ++++ xuất hiện rất phổ biến (75%-100%).

Qua bảng 4.3, kết quả cho thấy sự xuất hiện của các lồi nhện có sự khác biệt theo từng tháng trong năm, kể cả cùng một lồi NBM cũng có mức độ phổ biến khác nhau trên những thời gian khác nhau. Trên dưa chuột, chủ yếu chỉ tìm thấy được lồi nhện P. cracentis và A. largoensis. Cả 2 loài này đều xuất hiện trung bình vào tháng 11, cuối vụ dưa chuột thu đơng năm 2017. Sau đó, khi bắt đầu vụ dưa chuột xuân hè từ tháng 3 năm 2018, nhện bắt mồi ít xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2018. Loại NBM Euseius ovalis và NBM Proprioseiopsis lenis ít xuất hiện ở trên cây dưa chuột.

Sau khi điều tra, tôi đã ghi nhận được những đặc điểm nổi bật của một số loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae (Hình 4.4, 4.5, 4.6, 4.7):

Hình 4.4. Nhện bắt mồi Paraphytoseius multidentatus

Trưởng thành cái nhện bắt mồi P. multidentatus có cơ thể màu vàng hoặc trắng vàng. Cơ thể căng bóng, có phần bụng phình to ra. Phần cuối bụng có 2 lơng rất dài mọc đối xứng 2 bên. Con cái sáng bóng, cơ thể hình quả lê, khơng phân đoạn. NBM trưởng thành cái có 4 đơi chân. Tìm thấy nhiều ở các lá non nhiều lơng.

Hình 4.5. Nhện bắt mồi Euseius ovalis

0,2 mm

Trưởng thành cái nhện bắt mồi E. ovalis có màu vàng sáng, cơ thể căng

trịn, bóng, cơ thể hình quả lê, phần giữa bụng phình to. NBM trưởng thành có 4 đơi chân. Tìm thấy chủ yếu ở các lá bánh tẻ, lá già.

Hình 4.6. Nhện bắt mồi Amblyseius largoensis

Trưởng thành cái nhện bắt mồi A. largoensis có cơ màu vàng sáng hoặc

vàng sẫm. Cơ thể con cái căng bóng, hình quả lê, phần giữa bụng phình ra. Phần cuối bụng có hai chiếc lơng dài. NBM trưởng thành có 4 đơi chân. Nhện được tìm thấy chủ yếu ở lá bánh tẻ, lá già, lá non ít tìm thấy.

Hình 4.7. Nhện bắt mồi Proprioseiopsis lenis

Trưởng thành nhện bắt mồi P. lenis cơ thể có màu đỏ nâu. Cơ thể con cái căng bóng, nhện có phần bụng phình to. NBM trưởng thành có 4 đơi chân, cuối phần bụng có 2 đơi lơng.

0,2 mm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi amblyseius largonesis (muma) tại gia lâm, hà nội năm 2017 2018 (Trang 42 - 47)