Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp điều tra thành phần, mật độ của bọ trĩ và nhện bắt mồi
3.5.1.1. Điều tra thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseidae của nhóm bọ trĩ
Điều tra 10 điểm chéo góc, mỗi điểm thu thập 10 lá ở 3 tầng, 4 hướng. Ghi nhận sự xuất hiện của NBM ăn bọ trĩ hại sau mỗi đợt điều tra.
Xác định mức độ phổ biến của bọ trĩ hại và NBM theo cơng thức: C% = p x 100% /P
Trong đó: p là số điểm bắt gặp. P là tổng số điểm điều tra. Ghi chú: + ít xuất hiện (<25%).
++ xuất hiện trung bình (25%-51%). +++ xuất hiện phổ biến (51%-75%). ++++ xuất hiện rất phổ biến (75%-100%).
3.5.1.2. Phương pháp làm mẫu lam
Chuẩn bị lam kính và la men sạch. Nhỏ 1 giọt dung dịch hoyer lên lam kính
sau đó gắp 4-5 con NBM trưởng thành cái vào trong dung dịch hoyer. Tiếp đó soi dưới kính hiện vi, dùng kim nhọn chỉnh các đơi chân cho hiện rõ ra ngồi. Sau đó dùng panh kẹp la men đặt nhẹ nhàng lên dung dịch hoyer để hạn chế bọt khí ở trên lam kính. Tiếp theo là viết thơng tin cần biết lên giấy dán giá rồi dán lên lam kính. Sau đó đặt mẫu lam đã làm vào tủ sấy 50°C trong vòng 5-6 ngày.
3.5.1.3 Điều tra mật độ bọ trĩ và nhện bắt mồi
Phương pháp điều tra thành phần và tần xuất xuất hiện của nhện bắt mồi được tiến hành theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT. Điều tra thành phần nhện bắt mồi trên các cây ký chủ của bọ trĩ Frankliniella occidentalis trên dưa chuột theo định kỳ 7 ngày/ lần. Trên ruộng cây trồng điều tra, điều tra theo 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra, mỗi điểm lấy ngẫu nhiên 10 lá cho vào túi nilon đóng kín và kiểm tra dưới kính hiển vi soi nổi trong phịng thí nghiệm. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 luống hoặc hàng. Mẫu nhện bắt mồi thu được được tiến hành làm mẫu lam và giám định mẫu theo sách phân loại của Wu et al., 1997.
Mật độ (con/lá) = tổng số nhện điều tra (lá) . tổng số lá điều tra (lá)