Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng côngchức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 27 - 29)

L ờı cảm ơn

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng côngchức cấp xã

2.1.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học. Còn bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Nếu đào tạo là quá trình làm cho con người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định thì bồi dưỡng làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất đó (Bùi Thanh Tiền, 2015).

Đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp tới chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, nhằm trang bị kiến thức, đủ năng lực, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng yêu cầu của công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng quan niệm "cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Người xác định "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại). Chính vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã nhất thiết phải được quan tâm hàng đầu, thường xuyên và liên tục (Bùi Thanh Tiền, 2015).

Đội ngũ công chức cấp xã từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ công chức ở cơ sở và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, phường, thị trấn công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp

phần to lớn trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn tồn tại những hạn chế về trình độ và hiệu quả công tác của công chức cấp xã (Bùi Thanh Tiền, 2015).

2.1.3.2. Chế độ chính sách đối với công chức cấp xã

Chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức là hệ thống các quy định do nhà nước, địa phương đặt ra để tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Chế độ, chính sách đối với công chức bao gồm: Các quy định về ưu tiên tuyển dụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào đội ngũ công chức, các quy định nhằm tạo điều kiện để cán bộ, công chức có điều kiện học tập, câng cao trình độ, điều kiện bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi, từng bước hiện đại hóa công sở, nhà công vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở, phương tiện để thi hành công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất khi công chức gặp rủi ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… (Bùi Thanh Tiền, 2015).

Chế độ, chính sách đối với công chức là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức. Chế độ, chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách hợp lý có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của công chức. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công chức phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách. Trong đó tiền lương là một yếu tố quan trọng bậc nhất của quyền lợi công chức. Đối với công chức tiền lương là sự bảo đảm về phương diện vật chất để thực thi công vụ, đồng thời cũng là sự đãi ngộ đối với họ và là yếu tố ràng buộc chặt chẽ họ với công vụ (Bùi Thanh Tiền, 2015).

2.1.3.3. Cơ chế tuyển dụng, bố trí và sử dụng đội ngũ công chức cấp xã

Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên có vai trò quyết định đếnchất lượng đầu vào của đội ngũ công chức. Công tác tuyển dụng giúp bổ sung nhân lực vào đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Làm tốt khâu tuyển dụng có nghĩa là đã lựa chọn được những người phù hợp và đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để làm việc trong cơ quan Nhà nước, để phục nhân dân một cách tốt nhất. Ngược lại, nếu làm chưa tốt sẽ dẫn đến hình thành đội ngũ công chức cấp xã yếu kém về năng lực, trình độ, hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức, gây ra tình trạng trì trệ công việc và những tiêu cực trong giải quyết chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân dân. Sau khi tuyển chọn được đội ngũ công chức đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần thiết thì việc sắp xếp, bố trí sử dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Thực tế cho thấy, nếu làm tốt công tác này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho công chức cấp xã phát huy được trình độ, năng lực, sở trường của mình. Như vậy, để phát huy hiệu quả sử dụng đội ngũcông chức trong bộ máy chính quyền cấp xã cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách sử dụng công chức cấp xã (Nguyễn Thị Ban Mai, 2015).

2.1.3.4. Công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ công chức cấp xã

Trong mọi hoạt động quản lý, công tác đánh giá luôn là một công cụ tốt để các lãnh đạo cấp trên có được một cái nhìn khách quan về chất lượng công việc của cấp dưới. Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công chức do Nhà nước quy định, công tác đánh giá, xếp loại đưa ra kết luận xác đáng về trình độ năng lực, khả năng phát triển của công chức cấp xã. Vì vậy việc đánh giá đúng về công chức cấp xã sẽ là động lực thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm đối với công việc của họ. Ngược lại nếu đánh giá chưa đầy đủ, chưa chính xác sẽ nảy sinh những bất mãn, ý nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao (Bùi Thanh Tiền, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 27 - 29)