Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 37 - 42)

L ờı cảm ơn

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng 9 tháng đầu năm đạt 2.290 ha, đạt 98,32% kế hoạch, tăng 6,5% so với năm 2015. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 7.509 tấn, tăng 23,2% kế hoạch năm, tăng 0,5% so với năm 2015(UBND tỉnh Hòa

Thường xuyên tuyên truyền và phát động các địa phương chủ động công tác phòng trừ sâubệnh, tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, không để tình trạng sâu bệnh lan ra diện rộng.

Tình hình chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, trong năm không có dịch lớn xảy ra. Công tác tiêm vacxin phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được tăng cường. Hoạt động kiểm tra tại chốt kiểm dịch động vật xã Yên Mông được duy trì thường xuyên theo quy định.

Lâm nghiệp: Chỉ đạo các phường, xã, đơn vị làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Kiện toàn, củng cố 14 Ban chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, thành lập 96 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với 905 người tham gia. Trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố đã trồng được 297,8 ha rừng trong đó rừng sản xuất trồng được 267,2 ha; rừng phòng hộ trồng được 30,6 ha. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ khởi tố 2 vụ phá rừng, xử phạt hành chính 3 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Thu nộp ngân sách 9,75 triệu đồng tịch thu 0,64 m3 gỗ xẻ và

0,156 m3gỗ tròn nhóm II (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

Thủy sản: Sản lượng cá nuôi trồng và khai thác phát triển ổn định. Sản lượng ước đạt 565,37 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Số lồng cá nuôi

trên sông Đà là 431 lồng (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

*Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Tình hình sản xuất công nghiệp - TTCN đạt được mức tăng trưởng khá. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp - TTCN phát triển ổn định. Giá trị sản xuất theo giá thực tế 9 tháng đầu năm 2016 đạt 2.015,5 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ước đạt 898,6 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 8,78%; Giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể ước đạt 372 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 15,45%; Giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 744,9 tỷ đồng, so cùng kỳ năm năm 2015 tăng 20% (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động sản xuất kinh doanh của hệ thống mạng lưới các cơ sở thương mại dịch vụ về cơ bản đã đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa, dịch vụ đáp ứng

được nhu cầu của người dân.Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, của các chợ, các cơ sở siêu thị trung tâm Thương mại và các cửa hàng Thương mại, dịch vụ đảm bảo thuận tiện, an toàn, không xảy ra vụ việc về cháy nổ. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên nhằm chống buôn lậu, đầu cơ trục lợi, hàng cấm, hàng giả và hàng kém chất lượng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch 9 tháng đầu năm 2016 đạt 4.849,7 tỷ đồng, tăng 29,51% so với cùng kỳ năm 2015, ước đạt 79,5% kế hoạch năm (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

* Thực trạng phát triển xã hội

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số của thành phố tính đến thời điểm hiện tại là 95.638 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động 53.881 người. Thành phố đã thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các gia đình chính sách và người có công với cách mạng; các đối tượng xã hội. Trong năm 2016 đã giải quyết việc làm cho 2.542 lao động, đạt 102% kế hoạch. 9 tháng đầu năm có 1.251 người được đào tạo nghề và đào tạo lại nghề. Công tác giảm nghèo và chính sách xã hội đối với hộ nghèo, cận nghèo

được quan tâm (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016). - Văn hóa - thể dục - thể thao

Phát huy có hiệu quả công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phường, xã, tổ dân phố giúp người dân nắm vững về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của thành phố; Đội tuyên truyền lưu động của thành phố đã tổ chức tuyên truyền 25 lượt tại các phường, xã trên địa bàn, trong đó tập trung tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Triển khai tổ chức công tác chuẩn bị các hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập thành phố Hòa Bình, hướng tới Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường tỉnh Hòa Bình năm 2016. Các chương trình phát thanh, truyền hình có nội dung phong phú, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của thành phố và kịp thời phản ánh các hoạt động của địa phương, của tỉnh và cả nước. Đã thực hiện 279 chương trình với 1.933 tin, 490 bài viết, phóng sự truyền thanh; 112 chương trình với 650 tin, 320 phóng sự truyền hình (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

- Y tế

Triển khai kế hoạch công tác y tế năm 2016 và kế hoạch xây dựng “Xã, phường đạt bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã, giai đoạn đến năm 2020”. Tăng cường kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống các

bệnh truyền nhiễm, bệnh cúm A, bệnh sởi, ngộ độc thực phẩm. Tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vacxin Sởi - Rubella cho đối tượng 16-17 tuổi; chiến dịch “Ngày vi chất dinh dưỡng” vòng I năm 2016 và tẩy giun cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố, đảm bảo an toàn. Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân và ATTP được tăng cường. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng. Trong năm có 03 phường, xã được công nhận đạt bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế, nâng tỷ lệ phường, xã đạt lên 80% (UBND tỉnh Hòa

Bình, 2016).

- Giáo dục - đào tạo

Chỉ đạo triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2015 - 2016. Chú

trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non ở tất cả các loại hình trường, lớp; đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông. Chú trọng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng và trao học bổng năm học 2015

- 2016.Đầu tư xây dựng 23 phòng học và các công trình phụ trợ. Duy trì và đề nghị công nhận lại 6 trường, công nhận 01 trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay toàn thành phố có 39 trường đạt chuẩn quốc gia (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

3.1.3.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Thành phố Hòa Bình có 15 xã, phường. Trong đó khu vực đô thị với 8

phường bao gồm: Thái Bình, Tân Hòa, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Thịnh,

Đồng Tiến, Phương Lâm, Chăm Mát. Khu vực nông thôn bao gồm 7 xã: Yên Mông, Sủ Ngòi, Dân Chủ, Thái Thịnh, Hòa Bình, Trung Minh và Thống Nhất

(UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

Về phát triển đô thị: Thành phố đã lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025 và đã ban hành Quy định về quản lý

đồ án. Đến nay, thành phố đã lập và công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 được 1.595 ha, đạt tỷ lệ 66,4%; bao gồm khu trung tâm Đầm Quỳnh Lâm; khu trục đường Thịnh Lang; khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà; khu Công viên bảo tàng du lịch sinh thái suối Trì - Ba Vành; khu cảnh quan bảo vệ môi trường sinh thái hai bờ hạ lưu sông Đà. Phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500: 138 ha (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

Về phát triển khu dân cư nông thôn: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ

trung tâm, thành phố đã chỉ đạo trực tiếp tại các xã, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đến nay đã có 03 xã được công nhận đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

3.1.3.3. Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

* Giao thông

- Giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Hòa Bình bao gồm các tuyến đường chính, như sau:

- Tuyến Quốc lộ 6: Đoạn chạy qua thành phố Hòa Bình dài 17,5 km với bề rộng nền đường 12 m và mặt đường 7 m. Đoạn quốc lộ này thuộc lý trình từ km 64+950 đến km 82 +500, được trải bê tông nhựa. Tuyến tỉnh lộ 433 dài 90 km, nối trung tâm thành phố Hòa Bình với huyện Đà Bắc, đoạn chạy qua TP. Hòa Bình dài 7 km, được chia thành hai đoạn. Toàn tuyến tỉnh lộ này đều đã được trải

bê tông láng nhựa. Tuyến tỉnh lộ 434: Tuyến có chiều dài 14 km chạy dọc theo bờ Tây sông Đà nối xã Yên Mông với khu vực trung tâm thành phố Hòa Bình. Toàn tuyến đường đều được đổ đá dăm láng nhựa. Tuyến tỉnh lộ 435: Tuyến này xuất phát từ Chăm Mát (phường Thái Bình) đi sang phía Tây của quốc lộ 6. Chiều dài toàn tuyến là 11,4 km, đoạn chạy qua TP. Hòa Bình dài 3,3 km, mặt đường trải đá dăm láng nhựa (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

- Đường đô thị thuộc thành phố Hòa Bình là 56,83 km và có 168,6 km đường do các phường,xã quản lý. Mạng lưới giao thông tĩnh: Trên địa bàn thành phố Hòa Bình còn có các công trình giao thông tĩnh: bến xe trung tâm Hòa Bình, bến xe Chăm Mát, bến xe Bình An (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

Giao thông đường sông: Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có tuyến sông Đà và đây là tuyến đường thủy duy nhất có thể khai thác trên địa bàn thành phố. Tuyến sông Đà thuộc địa phận thành phố Hòa Bình có chiều dài 22 km/130 km chảy qua

tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 4 cảng: Cảng Hòa Bình, cảng Bến Ngọc, cảng Bích Hạ và cảng Ba Cấp (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

* Thủy lợi: Mạng lưới thuỷ lợi đã đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; hệ thống cấp thoát nước được sửa chữa, nâng cấp đáp ứng được cho nhu cầu tiêu thoát nước. Tuy nhiên trong những năm tới cần mở rộng và xây mới hệ thống thuỷ lợi cũng như hệ thống cấp thoát nước vì hiện tại hệ thống thoát nước dùng chung cho cả nước mưa và nước thải nên không chỉ gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa mà còn ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (UBND tỉnh

Hòa Bình, 2016).

* Năng lượng

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nằm trên địa bàn của thành phố, có công suất 8x240MW, hàng năm cung cấp sản lượng điện trên 8 tỷ KWh vào hệ thống điện quốc gia qua các trạm biến áp 220KV và 500KV. Nguồn điện sử dụng trên địa bàn thành phố được lấy từ hệ thống điện lưới quốc gia thông qua trạm biến áp 110KV Hòa Bình với công suất 2x25MVA và các trạm biến áp 35KV, 22 KV từ trạm nguồn biến áp 110KV. Hiện tại, hệ thống lưới điện trung thế của thành phố Hòa Bình vừa được xây dựng và nâng cấp lên mạng 22KV. Việc chuyển đổi mạng từ 6KV lên 22KV đã giảm được hai trạm trung gian đó là Trạm trung gian Hòa Bình và Trạm trung gian bờ phải sông Đà. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt là 100% số hộ trên địa bàn thành phố. Hệ thống điện chiếu sáng công có tổng chiều dài 90 km (UBND tỉnh Hòa Bình, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 37 - 42)