Quy mô, số lượng, cơ cấu đội ngũ côngchức cấp xã của TP Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 52)

L ờı cảm ơn

4.1.1. Quy mô, số lượng, cơ cấu đội ngũ côngchức cấp xã của TP Hòa Bình

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có 11 huyện, thành phố với 210 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 phường, 10 thị trấn và 192 xã. Tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 2.190 công chức cấp xã. Thành phố Hòa Bình có 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường và 7 xã với 154 công chức cấp xã. Từ năm 2015 đến năm 2017, công chức cấp xã của thành phố Hòa Bình đã có sự biến đổi rõ rệt về số lượng.

Qua Bảng 4.1 cho thấy: Năm 2015 có 134 công chức cấp xã, bình quân số công chức của 1 xã, phường là 8,9 người/xã. Đến năm 2017, tổng số công chức cấp xã là 154 người, tăng 20 người so với năm 2015, tỷ lệ tăng so với năm 2015 là

14,92%. Bình quân số công chức của 1 xã, phường là 10,3 người, tăng 1,4 người so với năm 2015.

Bảng 4.1. Quy mô đội ngũ công chức cấp xã của TP Hòa Bình từnăm 2015 - 2017 ĐVT: người STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1 Tổng số CC 134 141 154 2 Bình quân số CC/xã 8,9 9,4 10,3 Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố (2017)

Bảng 4.2. Sốlượng công chức cấp xã theo chức danh của TP Hòa Bình từnăm 2015 - 2017

ĐVT: người

STT Chức danh 2015 2016 2017

1 Trưởng Công an 7 7 7

2 Chỉ huy trưởng quân sự 13 15 15 3 Văn phòng - Thống kê 22 26 31 4 Địa chính - Xây dựng 30 30 30 5 Tài chính - Kế toán 16 15 15 6 Tư pháp - Hộ tịch 16 19 27 7 Văn hóa - Xã hội 30 29 29

Tổng 134 141 154

Bảng 4.2 thể hiện số lượng công chức cấp xã theo chức danh từ năm 2015 đến năm 2017. Qua bảng số liệu ta thấy công chức cấp xã tính đến năm 2017 đã cơ bản đầy đủ theo từng vị trí công tác. Trong đó, một số chức danh có số lượng công chức chuyên môn được phân bổ nhiều như Văn phòng - Thống kê, Địa

chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch và Văn hóa - Xã hội. Số lượng công chức chuyên môn tăng dần qua các năm. Năm 2015 số lượng công chức là 134 người, đến năm 2017 là 154 người. Vị trí công tác tăng nhiều tập trung chủ yếu là chức danh Văn phòng - Thống kê và Tư pháp - Hộ tịch. Chức danh Văn phòng -

Thống kê năm 2015 là 22 người, đến năm 2017 là 31 người, tăng 9 người, tỷ lệ tăng so với năm 2015 là 40,91%. Chức danh Tư pháp - Hộ tịch năm 2015 là 16 người, đến năm 2017 là 27 người, tăng 11 người, tỷ lệ tăng so với năm 2015 là 68,75%. Các vị trí còn lại biến động ít (tăng giảm 01 người) hoặc không thay đổi như chức danh Trưởng Công an, Địa chính - Xây dựng. Sở dĩ lại có sự biến động nhiều như vậy là do căn cứ Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:

* Đối với xã, phường, thị trấn loại 1 và loại 2:

- Văn phòng - Thống kê, được bố trí 03 người, trong đó: 01 người phụ trách Văn phòng Đảng ủy và công tác Văn thư - Lưu trữ; 01 người phụ trách công tác Thủ quỹ, Hành chính - Quản trị và công tác Thống kê; 01 người phụ trách công tác Nội vụ (cải cách hành chính, hồ sơ, chế độ chính sách cán bộ, thi đua - khen

thưởng, xây dựng chính quyền, dân tộc, tôn giáo và công tác thanh niên).

- Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã); Địa

chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn): được bố trí 02 người, trong đó: 01 người kiêm thêm công tác Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; 01 người kiêm thêm công tác quản lý Địa giới hành chính;

- Tài chính - Kế toán;

- Tư pháp - Hộ tịch, được bố trí 02 người;

- Văn hóa - Xã hội, được bố trí 02 người, trong đó: 01 người phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội; 01 người phụ trách công tác Văn hóa.

* Đối với xã, phường, thị trấn loại 3:

- Văn phòng - Thống kê, được bố trí 02 người, trong đó: 01 người phụ trách Văn phòng Đảng ủy và công tác Văn thư Lưu trữ và công tác Thống kê; 01

người phụ trách công tác Thủ quỹ, Hành chính - Quản trị và công tác Nội vụ (cải cách hành chính, hồ sơ, chế độ chính sách cán bộ, thi đua - khen thưởng, xây dựng chính quyền, dân tộc, tôn giáo và công tác thanh niên).

- Các chức danh còn lại được bố trí số lượng người như đối với xã, phường, thị trấn loại 1,2.

* Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi, giới tính và dân tộc

Bảng 4.3. Cơ cấu tuổi, giới tính và dân tộc công chức cấp xã của TP Hòa Bình từnăm 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Theo độ tuổi 134 100,00 141 100,00 154 100,00 Dưới 30 34 25,37 29 20,56 30 19,48 Từ 30-50 89 66,42 101 71,63 110 71,41 Trên 50 11 8,21 11 7,81 14 9,01 2. Theo giới tính 134 100,00 141 100,00 154 100,00 Nam 63 47,01 62 43,97 72 46,75 Nữ 71 52,99 79 56,03 82 53,25 3. Theo dân tộc 134 100,00 141 100,00 154 100,00 Dân tộc Kinh 68 50,74 67 47,52 63 40,91 Dân tộc Mường 65 48,51 73 51,77 87 56,49 Dân tộc khác 1 0,75 1 0,71 4 2,60 Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Hòa Bình (2017) Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy, từ năm 2015 đến năm 2017, công chức cấp xã của thành phố Hòa Bình nằm trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất, năm 2017 là 110 người, chiếm 71,41%. Công chức cấp xã nằm trong độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ ít nhất. Số lượng công chức nằm trong độ tuổi này qua các năm chỉ dao động dưới 10%. Còn lại công chức nằm trong độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ trên 19%. Điều này cho thấy cơ cấu độ tuổi của công chức cấp xã của thành phố là tương đối hợp lý. Tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa công chức nằm trong độ tuổi 30 - 50 và độ tuổi dưới 30 vẫn còn cao 51,95%. Vì vậy thành phố cần quan tâm và có những chính sách phù hợp để thu hút công chức trẻ tuổi nhằm tăng

cường hơn nữa đội ngũ công chức cấp xã trẻ tuổi, được đào tạo bài bản về

chuyên môn nghiệp vụ, cộng với tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ sẽ đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Về cơ cấu giới tính, theo bảng 4.3 đã cho thấy từ năm 2015 đến năm 2017 số lượng công chức là nam giới luôn chiếm tỷ lệ ít hơn số lượng công chức là nữ giới. Tỷ lệ chênh lệch giữa công chức nam và nữ qua các năm cơ bản cũng không cao, năm 2017 chênh lệch 6,5%. Bảng 4.4 đã thể hiện rõ nét cơ cấu giới tính của công chức cấp xã theo từng chức danh cụ thể. Do yêu cầu và tính chất đặc thù

của công việc nên chức danh Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự có 100% công chức là nam giới. Công chức nữ giới chủ yếu tập trung nhiều vào các chức danh Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán và Văn hóa - Xã hội chiếm trên 70% tổng số công chức cấp xã. Điều này cũng phù hợp với công việc chuyên môn của từng chức danh cụ thể.

Bảng 4.4. Cơ cấu giới tính của công chức cấp xã TP Hòa Bình theo chức danh năm 2017

Chức danh Tổng Số lượngNam Nữ (người) Tỷ lệ(%) Số lượng

(người) Tỷ lệ(%) Trưởng Công an 7 7 100,00 0 0,00 Chỉ huy trưởng Quân sự 15 15 100,00 0 0,00 Văn phòng - thống kê 31 8 25,80 23 74,20 Địa chính - xây dựng 30 20 66,66 10 33,34 Tài chính - kế toán 15 3 20,00 12 80,00 Tư pháp - hộ tịch 27 13 48,14 14 51,86 Văn hóa - xã hội 29 6 20,68 23 79,32 Tổng số 154 72 46,75 82 53,25 Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Hòa Bình (2017)

Về cơ cấu dân tộc, theo bảng 4.3 cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2017 số lượng công chức là người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng số công chức cấp xã của Thành phố. Trong đó tính đến năm 2017, công chức là người dân tộc Mường chiếm 56,49%. Với một lượng lớn công chức là người địa phương, hiểu phong tục, tập quán, tiếng dân tộc... như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền đưa các chủ trương, chính sách của nhà nước tới một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số của Hòa Bình, nơi được coi là tỉnh miền núi, trong đó dân tộc Mường chiếm tỷ lệ lớn trên 60%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 52)