Tổng quan về tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ bệnh do trùng bào tử sợi (myxosporea SPP) kí sinh trên cá chép (cyprinus caprio) tại tỉnh hải dương và thử nghiệm thuốc điều trị bệnh tại các ao thuộc tỉnh hải dương (Trang 26 - 30)

2.4.2.1. Vị trí địa lý

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng. (Hình 2.1)

Hình 2.1. Tỉnh Hải Dương

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh

Hải Dương được biết đến như một địa phương có phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) khá phát triển của miền Bắc. Từ những năm 1993, Hải Dương có chính sách chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao thả cá. Ban đầu chỉ là những khu chuyển đổi tự phát, không theo quy hoạch, dẫn đến nhiều vùng nuôi thủy sản không có hệ thống nước cấp, nước thải, hệ thống giao thông và điện lưới chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Sau nhiều năm nỗ lực, hiện nay trên địa bàn tỉnh có các vùng NTTS đã đi vào khai thác hiệu quả cao gồm xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện), xã Minh Hòa (huyện Kinh Môn); xã Tiên Động, (huyệnTứ Kỳ); xã Tam Kỳ và xã Đại Đức (huyện Kim Thành); Bắc sông Cửu An (huyện Ninh Giang); xã Cẩm Hoàng (huyện Cẩm Giàng)…Qua thực tế cho thấy những năm gần đây vùng NTTS đi vào khai thác đã thành lập Hợp tác xã (HTX) thủy sản điều hành chung cho vùng, có hệ thống điện lưới riêng cho vùng, một số HTX được hưởng chính sách miễn giảm thủy lợi phí, hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, tiếp thu khoa học kĩ thuật thuận lợi đó là tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tại HTX; hệ thống dịch vụ cá giống, thức ăn thuốc hóa chất tập trung, trao đổi kỹ thuật thuận lợi, giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tập trung hạn chế bị ép giá.

Về năng suất cá nuôi nâng cao có nhiều hộ nuôi đạt từ 25 - 30 tấn/ha/năm; có thể thu hoạch được từ 2 - 3 vụ/năm do đó việc thu hồi vốn nhanh, lãi suất cao, rủi ro trong sản xuất được hạn chế và khắc phục nhanh, chất lượng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Diện tích mặt nước và sản lượng NTTS của tỉnh không ngừng tăng lên trong những năm qua, được thể hiện qua những con số thống kê giai đoạn 2010- 2015, cụ thể được thể hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng NTTS của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích (nghìn ha) 9,9 10,2 10,1 10 10,1 10,9

Sản lượng (tấn) 51.411 55.554 60.498 61.124 61.607 64.859

2.4.2.2. Tổng quan về huyện Bình Giang

Vị trí địa lý

Bình Giang nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Dương, diện tích tự nhiên là 10.478,72 ha. Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Thanh Miện, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, phía Tây giáp huyện Ân Thi và Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên

Bốn mặt huyện Bình Giang đều có sông: sông Kẻ Sặt ở phía Bắc, sông Đình Hào ở phía Đông, sông Cửu An ở phía Tây, sông Cầu Lâm, Cầu Cốc ở phía Nam. Trong đó, sông Kẻ Sặt bắt nguồn từ sông Hồng, qua cống Xuân Quan, qua cầu Lực Điền, cầu của đường 38, nối quốc lộ 5A với thành phố Hưng Yên, tiếp cận với huyện Bình Giang tại vị trí sát làng Tranh Ngoài, xã Thúc Kháng. Đến đây sông có nhánh chạy dọc theo phía Tây huyện, gọi là sông Cửu An; một nhánh chạy dọc phía Bắc huyện gọi là sông Kẻ Sặt, thông với sông Thái Bình, qua Âu Thuyền, thành phố Hải Dương.

Về tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Bình Giang

Huyện Bình Giang có tình hình NTTS khá phát triển, một số xã có phong trào NTTS phát triển như: Hùng Thắng, Cổ Bì, Hồng Khê. Sự phát triển cả về quy mô và diện tích lẫn sản lượng NTTS, được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng NTTS của huyện Bình Giang giai đoạn 2010-2016

Năm 2010 2013 2014 2015 2016

Diện tích (ha) 795 780,5 775 789,1 806

Sản lượng (tấn) 4413 4617 4587 4610 4812

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Giang (2016)

2.4.2.3. Tổng quan về huyện Cẩm Giàng

Vị trí địa lý

Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây- bắc tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh); phía đông giáp huyện Nam Sách và TP.Hải Dương; phía nam giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc; phía tây giáp huyện Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên) và huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh).

Tình hình NTTS của huyện Cẩm Giàng

Huyện Cẩm Giàng là 1 trong những huyện phong trào nuôi thủy sản rất phát triển của tỉnh Hải Dương. Với nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, có sông lớn chảy qua nên tình hình NTTS của huyện ngày càng lớn mạnh cả về diện tích và sản lượng, cụ thể được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng NTTS của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2010-2016

Năm 2010 2013 2014 2015 2016

Diện tích (ha) 1179 1210 1213 1369 1311

Sản lượng (tấn) 6280 7251 6894 8118 7769

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cẩm Giàng (2016)

2.4.2.4. Tổng quan về huyện Ninh Giang

Vị trí địa lý

Ninh Giang là một huyện phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sông Luộc và tiếp giáp với các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng. Vị trí khoảng 20o 43’vĩ Bắc,106o 24’ kinh Đông. Ninh Giang phía Nam giáp xã Thắng Thủy (Hải Phòng) bằng con sông Luộc , phía Bắc giáp xã Đồng Tâm, Tây Giáp xã Hiệp Lực, phía Tây Nam giáp xã An Khê, phía Đông Giáp xã Hà Kỳ. Theo đường bộ Ninh Giang cách thành phố Hải Dương 29km, Hà Nội 87 km. Về đường bộ tiếp giáp và có các con đường chạy qua 17A, 17B, 217.

Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Ninh Giang

Kết quả về sản xuất thủy sản của huyện Ninh Giang giai đoạn 2011-2015 được thể hiện ở Bảng 2.4

Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng NTTS của huyện Ninh Giang, giai đoạn 2011-2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích nuôi thủy sản (ha) 1008,07 1008,57 1016,47 1027,5 1034

Sản lượng thủy sản (tấn) 5493,98 5496,71 6504,08 6617,60 9750

Nguồn: Báo cáo kết quả NTTS và khai thác thủy sản nội địa (2016); Kế hoạch phát triển NTTS (2017)

2.4.2.5. Tổng quan về huyện Thanh Miện

Vị trí địa lý

Thanh Miện là huyện đồng bằng nằm ở phía tây nam của tỉnh Hải Dương. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 122,321 km² trải dài từ 106°7′50″ đến 160°16′20″ kinh Đông và từ 20°40′45″ đến 20°50′55″ vĩ Bắc. Phía Tây bắc giáp huyện Bình Giang, Đông bắc giáp huyện Gia Lộc, Đông Nam giáp huyện Ninh Giang, Nam giáp tỉnh Thái Bình, Tây giáp tỉnh Hưng Yên.

Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Thanh Miện

Huyện Thanh Miện là một trong những huyện trọng điểm về NTTS của tỉnh Hải Dương, với diện tích NTTS lớn, sản lượng hằng năm đạt ở mức cao. Những khu vực NTTS tập trung theo quy hoạch của tỉnh đã và đang hoạt động có hiệu quả, trong đó phải kể đến HTX Thủy sản thôn Tòng Hóa (Đoàn Kết – Thanh Miện), kết quả về diện tích và sản lượng NTTS của huyện được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng NTTS của huyện Thanh Miện, giai đoạn 2010-2015

Năm

Tiêu chí 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Diện tích (ha) 775 775 781 790 821 860

Sản lượng (tấn) 4452 4389 4501 4667 4758 4830

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Miện (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ bệnh do trùng bào tử sợi (myxosporea SPP) kí sinh trên cá chép (cyprinus caprio) tại tỉnh hải dương và thử nghiệm thuốc điều trị bệnh tại các ao thuộc tỉnh hải dương (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)