Các loại thuốc điều trị kí sinh trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ bệnh do trùng bào tử sợi (myxosporea SPP) kí sinh trên cá chép (cyprinus caprio) tại tỉnh hải dương và thử nghiệm thuốc điều trị bệnh tại các ao thuộc tỉnh hải dương (Trang 32 - 36)

2.5.2.1. NOVA – Parasite

Thành phần: 22,23-Dihydro C- 076 B1 và Sodium benzoate

Công dụng: Tẩy sạch các loại giun sán kí sinh ở ruột, bao tử, ống mật, túi mật gây tắc ruột, sưng mật. Tẩy sạch các loại ngoại kí sinh sống bám ở da, mang cá như rận cá, trùng mỏ neo, trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá mang....

Cách dùng: 100g/ 1000 kg cá. Cho ăn 2-3 ngày liên tiếp

Lưu ý: xổ lần đầu lúc cá 2 tháng tuổi, mỗi tháng nên định kì xổ 1 lần. Ngưng sử dụng thuốc 10 ngày trước khi thu hoạch. Loại bỏ túi hút ẩm khi sử dụng.Bảo quản: nơi khô mát không quá 30oC. Tránh ánh sáng trực tiếp.

2.5.2.2.Triclabendazole

Công thức hóa học

Hình 2.5. Triclabendazole

Nguồn: Nguyễn Văn Chương và Huỳnh Hồng Quang (2014)

Dược động học:

Triclabendazole hấp thu tốt vào máu. Sau đó, thuốc nhanh chóng bị oxy hóa trong gan thành sulfoxide, cũng là một chất diệt giun sán hiệu quả. Sulfoxide đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương 1 ngày sau khi dùng thuốc. Sulfoxide tiếp tục được chuyển hóa thành sulfone, nồng độ sulfone trong huyết tương đạt cao nhất

3 ngày sau khi dùng thuốc. Cả hai chất này liên kết mạnh với protein huyết tương, chủ yếu là albumin. Sulfoxide liên kết ngược với albumin, một phần sẽ được giải phóng trở lại các mô gan, làm tăng khả dụng sinh học của nó và kéo dài hiệu quả của nó. Sulfoxide và sulfone thường được phát hiện trong mô và sữa.

Sự thải trừ chủ yếu là do mật và phân (>90%), nước tiểu (gần 2%), sữa (gần 1%). Khoảng 50% liều dùng sẽ được thả trừ sau 6 ngày điều trị.

Ở động vật nhai lại, thuốc đi chậm qua dạ dày kép sẽ kéo dài thời gian được hấp thu của thuốc.

Cơ chế tác dụng:

Triclabendazole cũng giống như các chất thuộc nhóm Benzimidazoles: gắn kết với tubulin, tubulin là một protein cấu trúc của các ống nhỏ. Những vi ống này là những cơ quan quan trọng liên quan đến sự di chuyển, phân chia và các quá trình bài tiết của tế bào ở tất cả các sinh vật sống.

Ở giun sán, việc ngăn chặn các vi chất cản trở sự hấp thu glucose và cuối cùng sẽ làm cạn lượng glucogen dự trữ. Điều này dẫn đến cơ chế điều hòa năng lượng của giun sán bị tê liệt. Giun sán sẽ chết đói hoặc bị đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, Triclabendazole liên kết với một receptor “tubulozole”, cụ thể trong các ống nhỏ của sán, gây trở ngại chủ yếu đến vận chuyển nội bào trong tế bào chứ không phải sự phân chia tế bào. Vì lý do này, nó không có tác dụng gây quái thai như các Benzimidazoles khác. Triclabendazole ức chế tổng hợp protein trong sán lá gan, ảnh hưởng đến sản xuất enzyme (Nguyễn Văn Chương và Huỳnh Hồng Quang (2014).

2.5.2.3.Albendazole

Công thức hóa học

Hình 2.6. Albendazole

Dược động học

Sau khi uống Albendazole, 45% lượng thuốc được hấp thu vào máu. Ở động vật nhai lại, thuốc đi chậm qua dạ dày kép kéo dài thời gian hấp thu.

Albendazole nhanh chóng được chuyển hóa tại gan để tạo thành dẫn xuất của nó là sulfulxide. Hầu hết các “phân tử mẹ” đều không còn được phát hiện trong máu sau khi dùng thuốc. Trong bước chuyển hóa thứ hai, sulfulxide được chuyển hóa thành sulfone. Nồng độ Albendazole sulfulxide trong huyết tương cao làm nó có hiệu quả chống lại giun sán ở giai đoạn trưởng thành và chưa trưởng thành trong các mô và các cơ quan bên ngoài đường tiêu hóa.

Một phần sulfoxide được giải phóng lại dạ cỏ, ở đây hệ vi sinh vật dạ cỏ lại làm nó trở thành Albendazole. Điều này, làm tăng khả dụng sinh học của Albendazole ở động vật nhai lại.

Thải trừ thuốc thông qua mật, phân và nước tiểu. Ở động vật nhai lại, 60- 70% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa khác nhau, chất chỉ yếu là sulfoxide. Ở cừu, khoảng 14% liều đã được sử dụng thải qua mật, một phần là dưới dạng các chất chuyển hóa có hoạt tính khác nhau.

Đối với chó, mèo, gia cầm, không có dạ cỏ làm giảm hiệu quả hấp thu. Điều này, đòi hỏi khi sử dụng thuốc cần liều cao hơn hoặc thường xuyên hơn để đạt hiệu quả mong muốn. Ở cừu và dê Albendazole sulfoxide có thể phát hiện được trong huyết tương trong khoảng 3 ngày, ở chó là dưới 12 giờ.

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống: ở động vật nhai lại, việc giảm lượng thức ăn làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn trong dạ cỏ và kéo dài thời gian hấp thu thuốc. Do đó nên hạn chế việc tiếp xúc với thức ăn của động vật 24 giờ trước khi cho uống thuốc và 6 giờ sau khi uống thuốc. Ở bò, chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ làm tăng sinh khả dụng của thuốc.

Trái với động vật nhai lại, dùng Albendazole với thức ăn lại làm tăng sinh khả dụng của thuốc với động vật ăn thịt (bao gồm cả chó và mèo).

Ảnh hưởng của KST: sự phá hoại của giun dạ dày – ruột làm giảm sinh khả dụng sinh học của thuốc ở động vật nhai lại. Do niêm mạc viêm không điều chỉnh được độ pH trong dạ dày và ruột, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến độ tan, sự hấp thu của thuốc và sự phân bố chuyển hóa của thuốc. Ngoài ra, thức ăn qua dạ dày và ruột cũng nhanh hơn làm giảm sinh khả dụng của thuốc (Cục bảo vệ thực vật, 2005).

Cơ chế tác dụng:

Albendazole gắn kết với tubulin, một protein cấu trúc của các vi ống. Những vi ống này là những cơ quan quan trọng liên quan đến sự di chuyển, phân chia và các quá trình bài tiết của tế bào ở tất cả các sinh vật sống.

Ở giun sán, việc ngăn chặn các vi chất cản trở sự hấp thu glucose, và cuối cùng sẽ làm cạn lượng glucogen dự trữ. Điều này dẫn đến cơ chế điều hòa năng lượng của giun sán bị tê liệt. Giun sán sẽ chết đói hoặc bị đào thải ra ngoài.

Do sự phân chia tế bào bị xáo trộn, tăng sinh nhiều, sự phát triển của trứng giun sán cũng bị hạn chế bởi thuốc.

Thuốc cũng ức chế men reductase fumarate đặc hiệu của giun sán, một enzyme tham gia vào việc điều hòa năng lượng của các tế bào giun (Cục bảo vệ thực vật, 2005).

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ bệnh do trùng bào tử sợi (myxosporea SPP) kí sinh trên cá chép (cyprinus caprio) tại tỉnh hải dương và thử nghiệm thuốc điều trị bệnh tại các ao thuộc tỉnh hải dương (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)