Bệnh Trùng bào tử sợi kí sinh trên cá chép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ bệnh do trùng bào tử sợi (myxosporea SPP) kí sinh trên cá chép (cyprinus caprio) tại tỉnh hải dương và thử nghiệm thuốc điều trị bệnh tại các ao thuộc tỉnh hải dương (Trang 46 - 52)

4.1.2.1. Triệu chứng và bệnh tích của cá bị bệnh do trùng bào tử sợi

Quan sát và mổ khám 35 con cá chép bị TBTS, thu được kết quả về các triệu chứng và bệnh tích, kết quả được thể hiện ở bảng 4.10 và bảng 4.11.

Bảng 4.10. Triệu chứng của cá chép bị TBTS STT Triệu chứng Số cá kiểm tra (n1) Số cá có triệu chứng (n2) Tỉ lệ (%) 1 Cá nổi vật vờ, dạt vào bờ 35 35 100

2 Quẫy mạnh, nhảy lên khỏi mặt nước 35 31 88,57

3 Bụng trướng to 35 35 100

4 Bong vảy bụng 35 7 20

5 Lỗ hậu môn giãn rộng 35 5 14,29

6 Khi chết cơ thể dựng như đang bơi 35 13 37,14

ơ

Qua bảng 4.10 thu được triệu chứng của cá chép khi bị bệnh do TBTS kí sinh như sau:

Khi bị bệnh do TBTS kí sinh cá có triệu chứng nổi vật vờ trên mặt nước, dạt vào rìa bờ, bơi lội không được nhanh nhẹn; bụng trướng to.

Trước khi chết, cá quẫy mạnh, nhảy khỏi mặt nước, cùng với biểu hiện bụng trướng to làm người nuôi nhầm với hiện tượng “vật đẻ” của cá chép.

Với những cá thể bị nặng, bụng trướng quá to làm cho vảy ở phần bụng bị bong ra, tuy nhiên tỉ lệ bong vảy ở những con được quan sát không cao, chiếm 20% (Hình 4.1)

Lỗ hậu môn của cá mắc bệnh giãn rộng có tỉ lệ thấp chỉ chiếm 14,29% số cá được kiểm tra, những trường hợp này xảy ra khi cá đã bị bệnh nặng, không còn khả năng điều trị. Các bào nang thoát ra theo lỗ hậu môn (Hình 4.2).

Khi cá bị chết do bệnh TBTS kí sinh cơ thể cá vẫn dựng như đang bơi chiếm 37,14% số cá được kiểm tra (Hình 4.3).

Hình 4.1. Cá chép bị bệnhTBTS, bụng trướng to, bong vảy phần bụng.

Hình 4.3. Cá chép bị bệnhTBTS khi đã chết Bảng 4.11. Bệnh tích của cá chép bị bệnh do TBTS. STT Bệnh tích Số cá kiểm tra Số cá có biểu hiện bệnh tích Tỉ lệ(%) 1 Thành ruột mỏng 35 35 100

2 Có bào nang trong ruột 35 35 100

3 Có dịch dạng thạch lỏng trong ruột 35 29 82,86

4 Vỡ ruột 35 3 8,57

5 Nội tạng khác bị sung hoặc hoại tử 35 35 100

6 Bào nang ở cơ quan khác ngoài ruột 35 0 0

Qua bảng 4.11 cho thấy, một số bệnh tích thường gặp khi cá bị bệnh do TBTS kí sinh như sau:

Thành ruột mỏng, ruột căng, bên trong ruột cá có chứa các bào nang màu trắng sữa hoặc trắng đục, kích cỡ bằng hạt đỗ, hạt lạc hay thậm chí to bằng hạt mít; các cơ quan nội tạng khác bị sưng hoặc hoại tử chiếm 100% số cá được kiểm tra. Các bào nang gắn vào thành ruột của cá chép để lấy dinh dưỡng của cá; chúng kí sinh trong ruột gây giãn ruột, thành ruột mỏng làm cá hấp thu dinh dưỡng kém; gây tắc ruột dẫn đến việc cá kém ăn hoặc bỏ ăn (Hình 4.4 và hình 4.5).

Ruột chứa dịch nhày dạng thạch trong suốt hoặc vàng nhạt, có 82,86% số cá được kiểm tra có dấu hiệu bệnh tích này (Hình 4.6).

Khi số lượng bào nang trong ruột và dịch nhày nhiều có thể gây vỡ ruột, số lượng cá bị vỡ ruột trong tổng số cá được kiểm tra không cao, chỉ đạt 8,57%. Khi ruột bị vỡ, dịch nhày tràn ra ngoài xoang bụng làm cơ thịt phía trong bụng sẽ dần bị hoại tử (Hình 4.7).

Trong quá trình theo dõi và mổ khám, không tìm thấy bào nang TBTS ở các nội quan khác, tất cả 35 con cá chép được kiểm tra chỉ thấy sự xuất hiện của bào nang trong ruột. Trong nghiên cứu của tác giả Hà Ký và Bùi Quang Tề về TBTS kí sinh cá chép ở cuốn “Kí sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, 2007”, các tác giả cũng chỉ tìm thấy sự xuất hiện của bào nang trong nội quan duy nhất là ruột của cá chép .

Hình 4.4. Ruột cá Chép bị bệnh TBTS

Hình 4.6. Dịch nhày trong ruột cá chép bị bệnhTBTS

Hình 4.7. Ruột cá chép bệnhTBTS bị vỡ

4.1.2.2.Cơ quan chứa bào nang, số lượng và kích thước bào nang ở của cá chép bệnh trùng bào tử sợi.

Đếm số bào nang có trong ruột của 35 con cá chép bị bệnh TBTS kí sinh (n1= 35), kết quả về số bào nang có trong ruột của cá chép được thể hiện ở bảng 3.3. (Kết quả chi tiết được biểu diễn ở bảng 6.1 thuộc phần PHỤ LỤC.)

Tiến hành đo kích thước của 30 bào nang (n2 =30), kết quả được thể hiện ở bảng 4.12. (Kết quả chi tiết được biểu diễn ở bảng 7.2 thuộc phần PHỤ LỤC)

Bảng 4.12. Số lượng và kích thước bào nang trong ruột của cá Chép bị bệnh

STT Tiêu chí Số bào nang (n1= 35)

Kích thước (n2= 30) Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) 1 Lớn nhất 92 5.3 3.7 2 Nhỏ nhất 7 0,4 0,3 3 Trung bình 16,74 13,99 2.65 1,39 2.04 0,87

Qua bảng 4.12 cho thấy, số lượng bào nang nhiều nhất tìm được trong ruột cá chép là 92 bào nang, ít nhất là 7 bào nang và số lượng bào nang trung bình trong ruột của 35 con cá được kiểm tra là 16,74 13,99 bào nang. Với số lượng bào nang như vậy, có thể giải thích được việc cá chép chết do tắc ruột thậm chí là vỡ ruột.

Qua bảng 4.12 cho thấy, trong số 30 bào nang được đo kích thước, chiều dài lớn nhất của bào nang là 5,3cm; chiều rộng lớn nhất bào nang là 3,7 cm. Chiều dài nhỏ nhất của bào nang là 0,4 cm và chiều rộng nhỏ nhất của bào nang là 0,3 cm.

Kích thước trung bình của một bào nang: chiều dài là 2,65 1,39cm và chiều rộng là 2,04 0,87cm. Kích thước bào nang lớn gấp nhiều lần so với đường kính của ruột cá chép. Vì vậy khi kích thước bào nang càng lớn ruột cá càng giãn rộng, có thể dẫn đến giãn quá mức và vỡ ruột.

Trong kết quả nghiên cứu của tác giả Hà Ký và Bùi Quang Tề trong cuốn “Kí sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, 2007” có nói về loài Myxobolus achmerovi kí sinh ở ruột cá Chép có đường kính bào nang 0,26-1mm và loài

Thelohanellus dogieli kí sinh ở ruột cá Chép có đường kính bào nang 0,3-3 mm. Kích thước bào nang của TBTS thu được từ cá Chép bị bệnh lớn hơn rất nhiều lần so với kích thước bào nang của 2 loài TBTS trong nghiên cứu của 2 tác giả.

Cũng theo 1 nghiên cứu khác về bào nang của loài Thelohanellus kitauei

của tác giả YE Lingtong & cs (2016), kích thước của bào nang từ 2-3,6 cm. Kích thước của bào nang của loài T.kitauei gần với kích cỡ bào nang của loài TBTS mà kết quả nghiên cứu thu được.

4.1.2.3. Bệnh trùng bào tử sợi trên các loài nuôi khác trong ao.

Toàn bộ 82 ao bị bệnh nuôi theo hình thức nuôi ghép, chính vì lý do đó, các loài cá khác ngoài cá chép đều có thể tiếp xúc với mầm bệnh, vì vậy đề tài

tiến hành điều tra tại các ao bị bệnh về sự xuất hiện của bệnh TBTS trên các loài nuôi ghép cùng cá Chép (cá trắm, trôi, mè, rô phi, nheo Tàu, trắm đen) kết quả được thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Sự xuất hiện bệnh trên các loài cá khác

STT Loài cá Số ao điểu tra TBTS trên loài Số ao có bệnh

nuôi khác

Tỉ lệ bị bệnh trên loài nuôi

khác (%) 1 Cá mè 82 0 0 2 Cá nheo Tàu 82 0 0 3 Cá trắm 82 0 0 4 Cá trắm đen 82 0 0 5 Cá trôi 82 0 0

Qua bảng 4.13 có thể thấy, không có bệnh trên các loài nuôi ghép cùng cá chép. Như vậy, loài TBTS này chỉ này chỉ gây bệnh duy nhất cho cá chép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ bệnh do trùng bào tử sợi (myxosporea SPP) kí sinh trên cá chép (cyprinus caprio) tại tỉnh hải dương và thử nghiệm thuốc điều trị bệnh tại các ao thuộc tỉnh hải dương (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)