TỬ SỢI KÍ SINH TRÊN CÁ CHÉP
4.3.1. Hiện trạng phòng và điều trị bệnh TBTS ở các ao thuộc tỉnh Hải Dương
4.3.1.1.Công tác phòng bệnh TBTS
Do đặc tính của bệnh trên bệnh ĐVTS, nên việc phòng bệnh là khâu quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, đề tài tiến hành điều tra việc phòng bệnh TBTS kí sinh trong ruột cá Chép của 257 ao, kết quả được thể hiện ở bảng 4.17.
Bảng 4.17. Công tác phòng bệnh TBTS của người nuôi tại các ao
STT Địa điểm Số ao được điều tra Số ao có phòng bệnh Tỉ lệ số ao phòng bệnh (%)
1 Bình Giang 55 0 0
2 Cẩm Giàng 52 0 0
3 Ninh Giang 81 0 0
4 Thanh Miện 69 2 2,9
5 Tổng 257 2 0,76
Tỉ lệ số ao có biện pháp phòng bệnh trong tổng số ao được điều tra là rất thấp, chỉ có 2 ao có biện pháp phòng bệnh, chiếm 0,76% số ao được điều tra. Do hiểu biết về bệnh TBTS kí sinh trong ruột cá chép còn hạn chế, dẫn đến tình trạng người dân không áp dụng các biện pháp phòng bệnh.
4.3.1.2. Ý thức điều trị bệnh trùng bào tử sợi của các ao bị bệnh
Kết quả điều tra về công tác điều trị bệnh tại 82 ao nuôi bị TBTS kí sinh trong ruột cá chép, được thể hiện ở bảng 4.18.
Bảng 4.18. Công tácđiều trị bệnh của người nuôi tại các ao bị bệnh TBTS
STT Địa điểm Số ao bị mắc bệnh Số ao có điều trị bệnh
Số ao điều trị sai Số ao điều trị đúng
4 Bình Giang 15 14 1 2 Cẩm Giàng 22 22 0 3 Ninh Giang 26 24 2 4 Thanh Miện 19 17 2 Tổng 82 77 5 Tỉ lệ (%) 93,9 6,1
Tổng số 82 ao mắc bệnh thì có đến 77 ao người nuôi có cách dùng thuốc điều trị sai chiếm đến 93,9%, thuốc người nuôi dùng để điều là kháng sinh hoặc khử trùng nước; chỉ có 5 ao người nuôi dùng đúng thuốc điều trị, chỉ đạt 6,1%. Trong quá trình điều tra, khi được hỏi nhiều người dân hiểu bệnh do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Chính vì hiểu sai về tác nhân gây bệnh dẫn đến tìm thuốc điều trị sai. Việc điều trị sai các dẫn đến hậu quả lớn, bên cạnh việc cá không khỏi được bệnh còn là việc tốn kém chi phí mua thuốc để điều trị.
Tiến hành thử nghiệm ở 15 ao tại Hải Dương với 4 phác đồ, kết quả thử nghiệm điều trị bệnh cho cá Chép bị bệnh TBTS của các phác đồ tại các ao được thể hiện ở bảng 4.19.
Bảng 4.19. Kết quả điều trị thử nghiệm của các phác đồ
Phác đồ Số ao điều trị (ao) Số ao điều trị hiệu quả (ao) Tỉ lệ (%)
1 6 4 66,67
2 6 5 83,33
3 1 1 100
4 2 0 0
Qua bảng 4.19 nhận thấy:
- Phác đồ 1: Sử dụng NOVA-Parasite với liều lượng 100 mg/kg cá. Thời gian sử dụng thuốc là 2 ngày, kết quả nghiên cứu thu được trong tổng số 6 ao lựa chọn điều trị thì có 4 ao đạt hiệu quả điều trị bệnh, tỷ lệ 66,67%.
- Phác đồ 2: Sử dụng HAN-DERTIL B (Triclabendazole:Albendazole) với tỷ lệ liều lượng 6:6 mg/kg cá. Sau 2 ngày điều trị cho 6 ao thì có 5 ao đạt hiệu quả điều trị bệnh, tỷ lệ 83,33%.
- Phác đồ 3: Sử dụng FASIO-PHARM (Albendazole) với liều lượng 12mg/kg cá. Thời gian điều trị 2 ngày, điều trị cho 1 ao và đạt hiệu quả điều trị, tỷ lệ 100%.
- Phác đồ 4: Sử dụng PRAZIQUANTEL với liều lượng 2,5mg/kg cá. Thời gian điều trị 3 ngày, tổng số ao điều trị là 2 ao, kết quả thu được không ao nào đạt hiệu quả điều trị.
Như vậy, 3 phác đồ là: phác đồ 1, phác đồ 2 và phác đồ 3 có thể dùng để điều trị bệnh do TBTS kí sinh trên cá chép. Riêng phác đồ 4 (Praziquantel liều 2,5mg/kg cá), số ngày sử dụng thuốc kéo dài hơn nhưng điều trị bệnh không có hiệu quả.
Theo nghiên cứu của tác giả Kim Văn Vạn và cs (2012), để điều trị ấu trùng sán lá (Centrocestus formosanus) gây bệnh kênh mang trên cá chép cần dùng praziquantel với liều 50-75mg/kg cá. Như vậy, liều dùng của phác đồ 4 là rất thấp, có thể đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc điều trị không có hiệu quả.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ