Quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án đến năm 2020 tại huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 34)

Sau khi công bố Luật đất đai 1987, công tác quy hoạch sử dụng đất bắt đầu được vận hành một cách chính thức và đến nay, qua hơn 20 năm vận hành, nhìn lại một cách tổng quát có thể thấy được công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nề nếp, trở thành cơ sơ quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ, trở thành công cụ để quản lí và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội.

Quá trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lí, phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có.

Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đều đã được chính phủ phê duyệt. (Nguyễn Dũng Tiến, 2007).

2.4.2.1.Thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13. Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ thể như sau: - Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Đối với cấp huyện: Có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành

chính cấp huyện chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%). - Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%). (Nguyễn Tất Bảo, 2016).

Bảng 2.1. Kết quả quy hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2015

TT Chỉ tiêu Diện tích (1.000 ha) Năm 2010 Năm 2015 NQ Quốc hội đến năm 2020 (1) (2) (3) (4) (5) 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 25.727 26.550 26.732 - Đất lúa nước 3.949 3.951 3.812

+ Đất lúa nước 2 vụ trở lên 3.288 3.258 3.222

- Đất rừng phòng hộ 6.162 5.826 5.842

- Đất rừng đặc dụng 2.130 2.220 2.271

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 723 750 790

- Đất làm muối 14 15 15

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 4.083 4.448 4.880

- Đất ở tại đô thị 137 179 202

- Đất quốc phòng 276 372 388

- Đất An ninh 42 78 82

- Đất khu công nghiệp 96 130 200

- Đất có mục đích công cộng 1.208 1.430 1.578

- Đất cơ sở văn hóa 15 17 20

- Đất cơ sở y tế 6 8 10

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 42 82 65

- Đất cơ sở thể dục - thể thao 15 27 45

- Đất có di tích, danh thắng 17 24 28

- Đất bãi thải, xử lý chất thải 9 16 21

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 3.311 2.097 1.483

Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)

2.4.2.2. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020) nước ta

Bộ Tài nguyên và môi trường đã triển khai việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016-2020)

cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015. Đến hết tháng 6 năm 2015 đã có 06 Bộ, ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn (2016-2020) và còn một số tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo. Kế hoạch tổ chức và thực hiện việc kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) các cấp đã được thành lập.

2.4.2.3. Hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày một hoàn thiện và đạt được kết quả tích cực nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể:

Nhiều nơi việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện chậm so với quy định, dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch bị ảnh hưởng. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưa phù hợp về thời gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Chất lượng đề án quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai để thực hiện.

Quy hoạch, kiến trúc đô thị thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chưa thực sự chú ý tới yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế, nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phân công hợp lý về chức năng đối với các sở chuyên ngành như xây dựng, quy hoạch – kiến trúc và ủy ban nhân dân các quận, huyện trong quản lý, theo dõi việc lập, thẩm định, trình duyệt và thực hiện quy hoạch.

Lực lượng cán bộ chuyên trách cho công tác này còn nhiều hạn chế về năng lực. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch diễn ra phổ biến nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, nhất là trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Công tác lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa thực sự được chú trọng. Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến. Trên cả nước vẫn còn hàng ngàn dự án “treo” chưa được thu hồi. Việc xử các dự án sau khi thu hồi cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. (Nguyễn Tất Bảo, 2016).

2.4.2.4. Hướng hoàn thiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Để bắt kịp sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất đòi hỏi công tác quản lý quy hoạch phải nâng cao chất lượng, có tầm nhìn chiến lược và đổi mới kịp thời.

Công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến. Quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu. Quan tâm, lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch.

Hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại, theo mô hình tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm công khai, minh bạch. Chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử.

Đẩy mạnh xử lý sai phạm, đặc biệt là các sai phạm khiến tình trạng nhiều khu đất để hoang, dự án “treo” kéo dài gây ra thiệt hại, lãng phí nguồn đất và ngân sách nhà nước.

Kiến nghị hướng xử lý đối với các dự án vi phạm pháp luật về đất đai. Xây dựng chính sách đối với người dân sau khi thu hồi dự án “treo” hoặc các quy hoạch chậm thực hiện tạo niềm tin với người dân không bị hạn chế về quyền theo quy định pháp luật. (Nguyễn Tất Bảo, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án đến năm 2020 tại huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)