Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Hưng Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án đến năm 2020 tại huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

4.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2017

a. Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của huyện tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trên một số lĩnh vực đã có bước đột phá. Tốc độ tăng trưởng GTTT bình quân đạt 8,6%/năm trong đó nông-lâm-thuỷ sản tăng 1,3%, công nghiệp-xây dựng tăng 13,1% và dịch vụ tăng 8,5%. Tổng giá trị tăng thêm đạt 2.066,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/năm. (số liệu

tính đến 31/12/2017).

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2017, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Giảm tỷ trọng ngành Nông- lâm- thủy sản, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và Dịch vụ:

- Tỷ trọng ngành Nông - lâm - thủy sản 22%. - Tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng 42,8%. - Tỷ trọng ngành Dịch vụ- thương mại 35,2% .

4.1.4.2. Thực trạng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông- lâm- ngư tăng trưởng khá. Giá trị tăng trưởng đạt 880,860 triệu đồng năm 2017.

Trong cơ cấu kinh tế nội ngành thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế nổi trội, đến thuỷ sản và cuối cùng là lâm nghiệp, tỷ trọng các ngành như sau: 92,40%, 6,20% và 1,40% (năm 2017).

* Nông nghiệp: - Trồng trọt:

Điểm nhấn trong phát triển nông nghiệp là việc đưa nhiều giống lúa chất lượng cao, gắn việc thâm canh với áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Toàn huyện duy trì ổn định diện tích cây lương thực 10.910ha với tổng sản lượng lương thực đạt 62.960 tấn, trong đó diện tích lúa 10.322ha nhưng có tới 5.200ha lúa thuần chất lượng cao với năng suất bình quân 58,2tạ/ha. Nhiều mô hình trang trại chăn nuôi (toàn huyện có 320 trang trại) đã liên kết với các doanh nghiệp lớn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra nguồn thực phẩm an toàn (số liệu tính đến 31/12/2017).

Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi có hiệu quả, đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất kết hợp với các biện pháp thâm canh. Triển khai tốt các đề án ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, làm tốt công tác bảo vệ thực vật, chất lượng cung ứng giống, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng mùa vụ phù hợp nên năng suất các loại cây trồng tăng lên. Giá trị sản sản phẩm thu được 72,0 triệu/ha năm 2017.

- Chăn nuôi:

Là một trong những thế mạnh của ngành nông nghiệp, chăn nuôi ở Hưng Nguyên phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tổng giá trị sản xuất năm 2017

là trên 200 tỷ đồng. Đề án phát triển chăn nuôi của huyện đã mang lại hiệu quả, chương trình cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà, chăn nuôi theo trang trại. Tổng đàn trâu, bò đến có 21.900 con, đàn lợn 22.500 con, gia cầm 935.000 con.

* Lâm nghiệp:

Có quy mô không đáng kể, chiếm vị trí thứ 3 sau nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng lâm nghiệp có vai trò quan trọng về bảo vệ môi trường, tập trung tại các xã Hưng Yên Nam, Hưng Yên Bắc và Hưng Tây.

* Thuỷ sản:

Chiếm vị trí thứ 2 sau nông nghiệp, nhưng trong những năm qua ngành thủy sản của huyện Hưng Nguyên phát triển còn chậm tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Hưng Nguyên năm 2017 là 78.204 triệu.

* Xây dựng Nông thôn mới:

+ Đầu tư xây dựng: Tính đến 31/12/2017, toàn huyện đã đầu tư, nâng cấp được 252,7 km đường giao thông nông thôn; xây dựng 42 nhà văn hóa xóm, 73 công trình các loại. Cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) từng bước được nâng cấp, xây dựng; bộ mặt nông thôn dần được thay đổi toàn diện;

+ Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập: Được xác định là yếu tố cốt lõi của Chương trình xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo các địa phương triển khai tốt công tác dồn điền đổi thửa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng cánh đồng lớn, các mô hình trong sản xuất nông nghiệp. Về Công nghiệp - TTCN, Dịch vụ đã có biện pháp tích cực nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ dân có năng lực, có nhu cầu phát triển thêm ngành nghề, nhất là phát huy làng nghề truyền thống. Đời sống của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm còn 5,65%;

+ Kết quả huy động vốn: Thực hiện chủ trương lồng ghép các chương trình, đề án và phong trào chung tay xây dựng NTM, đến năm 2016 toàn huyện đã huy động được 998,84 tỷ đồng, năm 2017 huy động được 578,32 tỷ đồng; 1.500 hộ gia đình tự nguyện hiến 97.000 m2 đất các loại để xây dựng NTM,;

+ Kết quả thực hiện các tiêu chí Xây dựng NTM: Đến 2016 có 7 xã đạt 19 tiêu chí (Hưng Tân, Hưng Thông, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Tây, Hưng Phúc, Hưng Xá); 3 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 7 xã đạt 10 - 14 tiêu chí và 5 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Đến năm 2017 có thêm xã Hưng Tiến đạt 19 tiêu chí, 8 xã đạt 10- 14 tiêu chí, chỉ còn 3 xã đạt dưới 10 tiêu chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án đến năm 2020 tại huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)