- Về nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
Nghiên cứu phát triển quỹ đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút nguồn vốn; Nghiên cứu, thực hiện giải pháp đổi đất lấy cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư để xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng.
Xây dựng các dự án có tính khả thi cao để tranh thủ nguồn vốn thông qua các chương trình của nhà nước như đầu tư thủy lợi, giao thông nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa...
Phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, từ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; có năng lực triển khai thực hiện, quản lý nguồn vốn hiệu quả.
- Về nguồn vốn từ doanh nghiệp và dân cư
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư để phát triển SXKD, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng NTM, tạo điều kiện và khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia.
Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện về tiềm năng, thế mạnh của huyện nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
- Về nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn này rất quan trọng không chỉ là thu hút nguồn vốn nước ngoài mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường hướng tới xuất khẩu. Tranh thủ các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi Chính phủ, ủng hộ nhân đạo, từ thiện,...