Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án đến năm 2020 tại huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 54)

4.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

Sau khi Luật đất đai năm 2003 được ban hành và các văn bản dưới luật đã được phổ biến đến tận cán bộ và nhân dân trong huyện, công tác quản lý và sử dụng đất đai trong những năm qua luôn được quan tâm đúng mức, có sự chuyển biến tích cực. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình UBND huyện ban hành nhiều văn bản về quản lý đất đai trên địa bàn; ban hành quy trình “Một cửa liên thông” để giải quyết thủ tục hành chính về cấp GCN QSD đất trên địa bàn; xây dựng Đề án thành lập trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hưng Nguyên,...

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện đã ban hành kế hoạch cụ thể và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 (hiệu lực thi hành 01/7/2015) trên địa bàn huyện Hưng Nguyên; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn triển khai tốt các văn bản chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành cấp trên. Trong năm 2017, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND huyện ban hành hơn 300 quyết định, 56 công văn để triển khai thực hiện các nội dung quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng quy trình một cửa liên thông giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến cấp GCN QSĐ trên địa bàn huyện.

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo chỉ thị 364/ CT ngày 06/11/1991 của Thủ Tướng Chính phủ. Ranh giới giữa huyện Hưng Nguyên và các huyện giáp ranh được xác định bằng yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Hồ sơ địa giới hành chính được hoàn thiện trên cơ sở bản đồ địa hình; xác định địa giới hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; ranh giới hành chính cơ bản ổn định, việc xảy ra tranh chấp chỉ là cục bộ.

Sau khi hoàn thành việc chia tách xã Hưng Yên Bắc và Hưng Yên Nam; chuyển xã Hưng Chính và 4 xóm của xã Hưng Thịnh vào thành phố Vinh theo

Nghị định của Chính phủ. Toàn huyện, đất đai được quản lý theo 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 1 thị trấn.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính: 23/23 xã, thị trấn đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy.

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, theo định kỳ 5 năm 1 lần trên phạm vi toàn huyện. Thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 và năm 2015 huyện Hưng Nguyên đã lập được hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện năm 2010 và năm 2015; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 và năm 2015.

- Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Năm 2015 Huyện đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) cấp huyện; bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 23/23 xã, thị trấn.

- Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất được thực hiện định kỳ và sự vụ theo quy định.

4.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Hưng Nguyên đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Nghệ An. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của 23 xã, thị trấn trên địa bàn đã được UBND huyện ra quyết định phê duyệt trong năm 2015. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai; công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) đến từng xã/thị trấn, thôn, xóm để mọi tổ chức, cá nhân biết và thực hiện theo quy hoạch. Đồng thời, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban liên quan tham mưu UBND huyện triển khai các công trình, dự án có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được tiến hành đúng quy trình, theo quy định của Luật đất đai, giải quyết cơ bản nhu cầu về đất ở cho các đối tượng.

Đến năm 2017 đã thực hiện cho thuê đất các dự án trên địa bàn huyện: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty XNK tổng hợp, Tập đoàn Trường Hải, các công ty TNHH: Hưng Thịnh Vinh, Việt Colo, TS, Phúc Nguyên, Bắc Vinh, Hoàng Anh,...

4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Huyện đã triển khai tốt công tác giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn, hoàn thành kế hoạch đề ra. Công tác GPMB được thực hiện đảm bảo đúng quy định, thành lập hội đồng bồi thường các dự án, tổ chức bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư. Đặc biệt là công tác GPMB cho các dự án lớn mang tính đột phá của tỉnh, của huyện như: Dự án Vsip Nghệ An, dự án xây dựng cầu Yên Xuân, các dự án giao thông quan trọng như QL 46, đường tránh Vinh, đường ven Sông Lam,...

4.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính:

Thực hiện Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn lập hồ sơ để cấp GCN QSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất.

Trong năm 2017 đã thực hiện đăng ký ban đầu hơn 400 trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn gắn với đất ở với diện tích trên 43.000 m2; Đăng ký biến động: chuyển nhượng quyền sử dụng đất 593 trường hợp, thế chấp quyền sử dụng đất 2.743 trường hợp, cấp đổi GCN QSDĐ sau chuyển đổi ruộng đất 2.521 trường hợp. Tiến hành đo chỉnh lý bổ sung cho 843 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 727.945m2; đo chỉnh lý phục vụ cho 20 công trình, dự án với diện tích 264.783 m2; hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính: 20/23 xã, thị trấn; Chỉ đạo Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện chỉnh lý biến động sau khi thu hồi đất để thực hiện các dự án đúng quy định.

- Cấp GCN QSDĐ theo 04 loại đất chính: + Đất ở đô thị: cấp 2.862 GCN;

+ Đất ở nông thôn: cấp trên 30.000 GCN; + Đất nông nghiệp: cấp gần 28.000 GCN; + Đất lâm nghiệp: cấp 351 GCN.

Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hưng Nguyên (2017)

4.2.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Tổ chức thực hiện công tác thống kê hàng năm và kiểm kê 5 năm một lần theo quy định. Kết quả thống kê đất đai huyện Hưng Nguyên năm 2017 với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 15.929,17 ha, phân bổ trên địa bàn 22 xã và 1 thị trấn; đất nông nghiệp 10.670,36 ha (chiếm 66,99%); đất phi nông nghiệp 4.423,54 ha (chiếm 27,77%); đất chưa sử dụng 853,27 ha (chiếm 5,24%). (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hưng Nguyên năm 2017).

4.2.1.9. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Các nguồn thu và việc chấp hành thu, chi các loại phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền chuyển mục đích, tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong những năm qua đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả và tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nguồn thu từ tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2017 đạt trên 250 tỷ đồng.

Hàng năm công tác điều tra, khảo sát xây dựng bảng giá đất được thực hiện theo đúng quy định. Năm 2015 đã lập bảng giá đất cho các xã, thị trấn giai đoạn từ 1/1/2015-1/12/2019 và được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý giá, áp giá đất để thu tiền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp đất đai.

4.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất,... góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Nghĩa vụ của người sử dụng đất phải đảm bảo trên nguyên tắc quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất, sử dụng đất phải tiết kiệm hiệu quả, đồng thời phải gắn

với việc bảo vệ môi trường, không làm anh hưởng đến chủ sử dụng đất liền kề.

4.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch, định kỳ và đột xuất. Hàng năm UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra các cơ sở khai thác đất, đá xây dựng, cát sỏi, vệ sinh môi trường góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất; đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích hiệu quả;

Tập trung thanh tra việc giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

4.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Hàng năm có 3-5 đơn khiếu nại tập trung vào việc cấp GCN QSD đất, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất hoặc thu thêm tiền sử dụng đất khi cấp GCN QSD đất hoặc giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất không đúng quy định.

- Tranh chấp đất đai hàng năm có 2 -3 vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất ở phát sinh trong quá trình sử dụng đất, tặng cho quyền sử dụng đất, ngoài ra tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính cấp xã chưa giải quyết dứt điểm mà chủ yếu là giữ nguyên hiện trạng theo hồ sơ địa giới hành chính.

4.2.1.13. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Các hoạt động dịch vụ công về đất đai trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực từ khi triển khai thực hiện cơ chế “Một cửa” và một cửa liên thông, các thủ tục hành chính được công khai giải quyết nhanh gọn đúng quy trình, rút gọn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

4.2.1.14. Nhận xét về công tác quản lý nhà nước về đất đai

a. Kết quả đạt được

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã đáp ứng được yêu cầu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. Các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được điều

chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển không gian đô thị, nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Tạo cơ sở pháp lý trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích; phát huy tối đa tiềm năng đất đai, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác, sử dụng đất hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

UBND huyện đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, uy tín đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, hạ tầng đô thị,… Một số dự án đã hoàn thành, thực sự phát huy được hiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm cho lưc lượng lao động của địa phương, nâng cao đời sống xã hội cho người dân, đồng thời đem lại nguồn thu từ đất đóng góp vào ngân sách, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình, dự án kinh tế - xã hội, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Nguyên.

Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các loại đất trên địa bàn huyện cho hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn.

Việc ban hành bảng giá đất hàng năm theo quy định Luật Đất đai đã góp phần công khai minh bạch trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giá đất được xác định lại theo giá thị trường trong điều kiện bình thường đã góp phần quan trọng thực hiện công tác thu hồi đất thực hiện dự án được thuận lợi hơn, giảm bớt khiếu nại, khiếu kiện của người dân.

b. Hạn chế

- Nhận thức của một số địa phương về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đầy đủ nên chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền quản lý; dự toán nguồn vốn thực hiện còn bất cập, còn chờ vào sự chỉ đạo hoặc nguồn kinh phí của cấp trên, vì vậy tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện còn chậm; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa dự báo sát nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội

tại địa phương;

- Việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng đất thời gian qua còn nhiều bất cập, tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả vẫn tồn tại, nhiều dự án quá thời hạn sử dụng đất, công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện tiến độ dự án chậm và kéo dài, không đưa diện tích đất được giao vào sử dụng kịp thời. Một số lô đất ở các khu quy hoạch để giao đất có thu tiền sử dụng đất còn có sai sót giữa quy hoạch và thực địa nên chưa thể giao đất cho người dân. Số hộ được giao đất trái thẩm quyền chưa được xử lý theo quy định Luật 2003, nay theo quy định mới không xử lý được, làm cho người dân bức xúc có thể dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.

- Việc chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ, hồ sơ địa chính còn hạn chế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án đến năm 2020 tại huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)