HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài, cho thấy: - Công tác quy hoạch sử dụng đất phải tổ chức triển khai đi trước một bước. Công tác dự báo phải nắm bắt và bám sát vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và xu thế phát triển của tỉnh, vùng và cả nước.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải trên cơ sở khoa học, thực tiễn và cơ sở huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện công bố quy hoạch, kế hoạch công khai, minh bạch và rộng rãi trong toàn thể nhân dân.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch, quy hoạch thường xuyên, chặt chẽ, trách nhiệm, công tâm theo pháp luật.
- Kịp thời điều chỉnh bổ sung quy hoạch, xử lý nghiêm, kịp thời, dứt điểm các sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai theo pháp luật.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa giới hành chính huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và khu lân cận.
3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu bắt đầu từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 10 năm 2018. Phạm vi thời gian của số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2018.
3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên, xã hội, lao động, việc làm, phát triển kinh tế của huyện Hưng Nguyên, tỉnh nghệ An.
- Quỹ đất tự nhiên của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An năm 2017. - Đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai đoạn đầu kỳ quy hoạch (2011- 2015), kế hoạch sử dụng đất các năm 2015, năm 2016 và năm 2017 huyện Hưng Nguyên.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011-2020) huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Hưng Nguyên
3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn... -Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản.
3.4.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển các ngành; dân số, lao động, việc làm và thu nhập; thực trạng phát triển các ngành.
3.4.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Hưng Nguyên 2017 huyện Hưng Nguyên
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai huyện Hưng Nguyên. - Hiện trạng sử dụng đất huyện Hưng Nguyên năm 2017.
3.4.3. Về phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017 của 2011 - 2020 và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017 của huyện Hưng Nguyên
- Về phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 - Về kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017
- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017
- Hạng mục công trình trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
- Đánh giá kết quả thực hiện hạng mục công trình đến năm 2017
- Xác định nguyên nhân và tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Hưng Nguyên.
3.4.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
Trên cơ sở đánh giá chung về kết quả thực hiện quy hoạch trong kỳ đầu và xác định những nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn tới.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Thu thập tài liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số, việc làm, các số liệu về hiện trạng sử dụng đất, số liệu kiểm kê, thống kê đất, số liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2015, năm 2016 và năm 2017.
- Thu thập thông tin tại các giáo trình, báo cáo , trong các luận văn, khóa luận về đề tài quy hoạch đất.
3.5.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê
- Dùng phần mềm excel, word để thống kê và sử lý số liệu sau khi đã điều tra và thu thập được.
- Lập bảng, biểu về chỉ tiêu dân số, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, danh mục công trình dự án trong kỳ quy hoạch.
3.5.3. Phương pháp phân tích so sánh
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
hoạch sử dụng đất
- Phân tích, đánh giá các công trình dự án đang thực hiện trong kỳ quy hoạch - So sánh việc thực hiện so với kế hoạch sử dụng đất năm 2015, năm 2016, năm 2017
- So sánh việc thực hiện so với kế hoạch các công trình dự án thực hiện năm 2015, năm 2016, năm 2017.
3.5.4. Phương pháp điều tra thực địa
- Điều tra, khảo sát thực địa các dự án lớn đã và đang thực hiện, chụp ảnh cảnh quan, thu thập tình hình thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án QH đất của huyện đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt.
3.5 .5. Phương pháp đánh giá theo các tiêu chí
Đánh giá theo các tiêu chí:
- Các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện (nguyên tắc, trình tự, nội dung và tổ chức thực hiện);
- Thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện có phù hợp với thời gian, giai đoạn của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015;
- Vị trí quy hoạch các loại đất? Quy mô quy hoạch;
- Nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án trong phương án quy hoạch sử dụng đất;
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hưng Nguyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 180 35’ đến 180 47’ vĩ độ bắc và 1050 35’ đến 1050 40’ độ kinh đông. Vị trí của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp: Huyện Nghi Lộc.
- Phía Nam giáp: Huyện Nam Đàn và Đức Thọ (Hà Tĩnh). - Phía Đông giáp: Huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh. - Phía Tây giáp: Huyện Nam Đàn.
Là huyện nằm ở vị trí tiếp giáp với Thành phố Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa, KH&CN, lao động kỹ thuật...
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng thấp, trũng, thấp dần từ Tây sang Đông. Cao độ trung bình từ 1,5 – 2 m, nơi cao nhất 3 m, thấp nhất 0,6 m. Tuy là huyện đồng bằng nhưng Hưng Nguyên vẫn có núi, sông. Đó là núi Thành (còn gọi là Hùng Sơn, Đồng Trụ, Tuyên Nghĩa), núi Nhón (Nhuyến Sơn), núi Lưỡi Hái (Đại Hải), núi Mượu, núi chùa Khê. Vùng đồi núi gồm các xã Hưng Tây, Hưng Yên, Hưng Đạo. Vùng thấp trũng, gồm các xã: Hưng Thịnh, Hưng Lợi, Hưng Phúc, Hưng Yên Nam, Hưng Trung.
4.1.1.3. Khí hậu
Hưng Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm của khí hậu miền Bắc Trung Bộ.
Trong năm có hai mùa rõ rệt và sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm lớn, đặc biệt có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng nhất là từ tháng 4 đến tháng 9 (trung bình từ 230 C đến 320 C), tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối 400 C do gió Tây nam gây nắng nóng và mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (trung bình từ 180 C đến 190 C) có lúc thấp nhất 60 C do gió Đông bắc mang không khí lạnh gây mưa, gió rét. Số giờ nắng trong năm trung bình 1.650 giờ, độ bức xạ mặt trời 74,6 KCaL/cm2.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500-1.900 mm/năm (lớn nhất 2.500 mm, nhỏ nhất là 1.100 mm). Trong từng năm lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào 3 tháng 8, 9, 10. Mùa mưa thường kèm theo gió bão, chiếm gần 85% lượng mưa cả năm thường gây ngập úng. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, thường gây khô hạn vào vụ Đông Xuân.
- Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%, cao nhất trên 89% (từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau), thấp nhất dưới 60% (từ tháng 6 đến tháng 10). Lượng bốc hơi bình quân năm 943 mm, lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng là 140 mm, lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 61 mm.
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính.
+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang theo giá rét, mưa phùn.
+ Hàng năm phải chịu ảnh hưởng từ 3 - 5 cơn bão, gây lũ lụt, sạt lở đê, kênh.
4.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Lam, sông Đào và sông Kẻ Gai, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của huyện Hưng Nguyên và cả thành phố Vinh. Ngoài ra huyện còn có Kênh đào Hoàng Cần dài 21 km, được chia thành 2 nhánh qua vùng Giữa huyện đổ vào sông Vinh. Kênh Gai dài 21 km, từ cầu Đước xã Hưng Chính qua Hưng Tây, Hưng Yên Bắc đến Hưng Trung.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Gắn liền với sự phân bố tự nhiên, địa hình vùng đồng bằng nên đất đai ở Hưng Nguyên tương đối thuần nhất, không phức tạp. Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, trong tổng số 15.929,17 ha đất tự nhiên của huyện Hưng Nguyên, trừ 1.339.65 ha đất sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn bộ diện tích còn lại 14.584,86 ha. Cụ thể:
- Đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ đến sét, độ phì cao, phân bố ở hầu khắp các xã, phù hợp cho sự phát triển các loại cây trồng, nhất là loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu và nuôi trồng thủy sản.
- Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ trên trung bình, độ phì kém, phân bổ chủ yếu ở vùng đồi xã Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Tây, thích hợp cho việc phát triển cây ăn quả, sản xuất nông lâm kết hợp.
- Đất feralit xói mòn tập trung chủ yếu ở dãy núi Đại Huệ, núi Thành, sử dụng trồng cây lâm nghiệp chống xói mòn, cung cấp nguyên liệu sản xuất bột giấy chiếm trên 92% diện tích (còn lại là sông suối, ao, hồ), bao gồm 10 loại đất khác nhau và được chia thành 2 nhóm chính là Đất thủy thành và Đất địa thành:
- Đất thủy thành: Chiếm trên 84% quỹ đất và có 6 loại (đất cát ven sông, đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa cổ, đất phù sa sông ngòi, đất phù sa không được bồi bị lầy úng).
- Đất địa thành: Chiếm gần 16% quỹ đất và có 4 loại chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, biến đổi trên đá phiến thạch sét, đá biến chất và do quá trình canh tác, trồng lúa. Loại đất này có thể trồng cây lâm nghiệp chống xói mòn vừa tăng nguyên liệu sản xuất giấy và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ song mây...
4.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt:
Hưng Nguyên nằm trong vùng châu thổ sông Lam nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Lam, chính vì vậy nguồn nước cung cấp chính của huyện liên quan đến nước của sông Lam. Nguồn nước sông Lam chảy qua cống huyện Nam Đàn vào kênh Thấp là nguồn cấp nước cho các trạm bơm điện và cấp cho nhà máy nước thành phố Vinh.
Nguồn nước cung cấp của huyện Hưng Nguyên chủ yếu do 4 con sông chính và kênh đào chảy qua với tổng chiều dài 76 km. Các sông ở Hưng Nguyên với gần 1.300 ha mặt nước, nên lượng nước mặt khá lớn ước khoảng 2 tỷ m3/năm.
- Nguồn nước ngầm:
Mực nước ngầm cao từ 3 - 5 m, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho sinh hoạt của người dân.
4.1.2.3. Tài nguyên rừng
Hiện nay toàn huyện có 1.478,20 ha đất lâm nghiệp, chiếm 13,85% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: Diện tích rừng sản xuất là 816,82 ha, diện tích rừng trồng phòng hộ 661,38 ha, tập trung ở các xã Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam và Hưng Tây.
Toàn bộ diện tích rừng đã được giao cho các hộ gia đình theo Nghị định 163/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó đã tạo điều kiện để người dân yên tâm sản xuất, chăm sóc, bảo vệ rừng. Tuy nhiên mấy năm nay vốn trồng rừng đầu tư không đáng kể, do đó chưa khai thác hết để quỹ đất chưa sử dụng để trồng rừng.
4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Hưng Nguyên có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là mỏ Mangan, Sắt ở Núi Thành và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Hiện tại đất sét, cát, sỏi, đá trữ lượng lớn, đặc biệt loại đá Ryôlít chất lượng cao, ước khoảng trên 18 triệu m3. Phân bố tài nguyên chủ yếu tập trung tại các vùng Hưng Đạo, Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Lam, Hưng Phú, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Châu và Hưng Lĩnh.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
4.1.3.1.Thuận lợi
thành phố Vinh; trên địa bàn có núi, có đồng bằng, có nguồn tài nguyên đất đai phong phú đảm bảo cho phát triển một nền kinh tế đa dạng nhiều ngành nghề như: Nông- lâm- thủy sản, công nghiệp, TTCN, dịch vụ và du lịch.
- Có diện tích nông nghiệp tương đối lớn, đảm bảo an ninh lương thực và khả năng tạo ra khối lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa như lúa, lạc, vừng, rau, quả, thủy sản,... Các xã ven sông Lam có lợi thế phát triển về dịch vụ, du lịch sinh thái.
- Là địa phương nằm trong khu kinh tế Đông Nam, có Dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VISIP Nghệ An, là động lực để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung cũng như các lĩnh vực chuyên sâu như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại,... góp phần thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của huyện cũng như của tỉnh.
- Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
4.1.3.2. Khó khăn
Điều kiện tự nhiên của huyện có những mặt hạn chế nhất định như: - Địa hình thấp trũng, dễ ngập úng về mùa mưa. Thời tiết thất thường ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và đời sống của nhân dân.
- Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo cả về chủng loại và trữ lượng nên khả năng khai thác công nghiệp nặng kém phát triển, nền kinh tế hiện tại nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
- Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các nhà máy vùng lân cận gây ra một sức ép không nhỏ đối với vấn đề sử dụng tài nguyên đất đai, bảo