- Kiểm tra áp suất lớn nhất ở bầu phanh bánh xe khi phanh có thể quan sát trên đông hồ đo áp suất
6. Chẩn đoán hệ thống phanh có ABS (Dành cho đọc tham khảo)
Hệ thống ABS được chẩn đoán bằng các phương thức sau đây:
Dùng chẩn đoán hệ thống phanh thông qua các thông số hiệu quả đã trình bày ở trên, hệ thống ABS chỉ làm việc ở tốc độ bánh xe tương ứng với tốc độ từ 10 km/h trở lên. Vì vậy khi kiểm tra trên bệ thử phanh vẫn xác định các thông số như hệ thống không ABS.
Dùng tự chẩn đoán có sẵn trên xe.
Quy luật kiểm tra chung của chúng như sau:
Đưa khóa điện về vị trí ON, khởi động động cơ, đèn BRAKE hay ANTILOCK sáng, sau đó đèn tắt, chứng tỏ hệ thống làm việc bình thường, ngược lại, hệ thống có sự cố cần xem xét sâu hơn.
Việc tiến hành chẩn đoán sâu hơn theo phương thức đã trình bày ở phần tự chẩn đoán của các hệ thống có tự động điều chỉnh. Các qui trình chẩn đoán phần điều khiển thủy lực điện từ tùy thuộc vào kết cấu của các nhà sản xuất (theo tài liệu riêng).
Sự biến động của áp suất thủy lực có thể xác định thông qua lỗ chuyên dùng trên khối (block) điều chỉnh áp suất dầu.
Bài tập số 8: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày các tiêu chuẩn kiểm tra hệ thống lái
- Kiểm tra tổng thể xác định nội dung công việc và lập phiếu trình tự bảo dưỡng.
- Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng hệ thống lái.
- Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống lái sau khi bảo dưỡng và sủa chữa.
- Thực hiện an toàn và vệ sinh công nghiệp