sát tình trang bên ngoài của xe khi thực hiện quá trình phanh và quan sát hoạt động của hệ thống phanh. Dầu phanh sẽ rò rỉ ở những chỗ hở, còn trên hệ thống dẫn động bằng khí nén có thể lắng nghe tiếng động để xác định chỗ rò hơi trên đường ống. Muốn tìm khe hở chính xác tiến hành bôi nước xà phòng lên trên tất các các vị trí cần kiểm tra và ta sẽ quan sát sự sủi bọt và xác định chính xác vị trí bị rò rỉ.
- Kiểm tra sự làm việc của bầu phanh: kiểm tra các bầu phanh bằng cách dẫn động khí nén vào bầu phanh. Bôi nước xà phòng lên bầu phanh và quan sát những nơi xuất hiện bọt xà phòng là những vị trí không kín của bầu phanh. Chỉ cần tiến hành xiết chặt lại các bu lông lắp ghép bầu phanh là được. Nếu không khí tiếp tục rò thì tiến hành thay màng mới.(áp suất trong bầu phanh khi làm việc 7,0-7,3kG/cm2
• Phương pháp sửa chữa và phục hồi các hư hỏng trong hệ thống phanh
- Nếu mặt ma sát trống phanh bị mòn, xước hãy làm sạch bằng vải ráp, nếu vết xước và mòn sâu phải tiện lại. tuy nhiên đường kính trong của trống phanh không được tăng quá 1.5mm. Thay các má phanh có tiêu chuẩn hoặc kích thước tăng thêm cho phù hợp với trống phanh.
- Nếu má phanh bị mòn thì tiến hành thay má ma sát mới (bề mặt đến mũi đinh tán nhỏ hơn 0.5mm), hoặc má phanh bị mòn quá 80% chiều dày.
- Khi thay má phanh cần kiểm tra hình dáng của má phanh và tình trạng lỗ lắp đinh tán sao cho thật khít với đinh tán và tiến hành tán má phanh vào guốc phanh.
- Ở một số xe ô tô có thể tiến hành thay má phanh bằng phương pháp dán má phanh: làm sạch kỹ lưỡng bề mặt má phanh và guốc phanh bằng vải ráp bôI đều một lớp keo (BC-10T) mỏng và giữ ở nhiệt độ trong phòng khoảng thời gian từ 15-20 phút (phảI làm 2 lần). Khi má phanh và guốc phanh đã chuẩn bị xong hãy đặt lên giá và kẹp chặt lại rồi đặt vào lò sấy ở nhiệt độ khoảng 180-2000C. Việc sấy kéo dài
Kiểm tra xác định vị trí tiếng ồn
Đối với các phanh đĩa trước và sau.
Sự cố vể tiếng ồn hệ thống phanh
Tiếng cót két ở tốc độ thấp
Đối với các phanh trống trước và sau.
Tiếng va đập Tiếng vang cao Tiếng rít nhỏ Thay đệm giảm tiếng ồn và bôi trơn Lò xo chống rung hỏng Kiểm tra sự cọ nhau của các bộ phận hay vật lạ Kiểm tra rôto Thay đệm phanh Xiết chặt bulông đai ốc Thay đệm ngoài Bôi trơn chi tiết dẫn hướng Tiếng rít nhỏ Bôi trơn bệ tấm đỡ Kiểm tra tang trống phanh
Tiếng rít nhỏ
Tiếng kêu ro ro
Tiếng rền
Bôi trơn bệ đỡ guốc phanh và cấc điểm tiếp xúc
Kiểm tra cảm biến tốc độ Thay thế guốc phanh sau
trong vòng 45 phút. Sau đó để má phanh và guốc phanh nguội dần trong phòng rồi lấy ra để gá lắp.
- Sau khi tán xong (hoặc dán xong) má phanh tiến hành lắp và rà với tang trống phải đảm bảo chúng tiếp xúc đều vơI nhau.
- Đối với cơ cấu dẫn động phanh thủy lực những vết xước nhỏ hay vết ăn mòn phảI phục hồi bằng cách mài khôn (nếu ít thì tiến hành dùng giấy nhám mịn để đánh) nhiều thí phải thay mới
- Đối với bộ trợ lực thủy lực chân không bề mặt của xi lanh khi hư hỏng cũng tiến hành sửa chữa bằng phương pháp mài hay dùng giấy nhám để đánh bong trở lại với đường kính tăng lên không quá 0.1mm, nếu quá thì phải thay mới.
- Đối với các mặt van của bbộ trợ lực chân không tiên hành rà lại để đảm bảo độ kín cho các mặt làm việc của van.
- Đối với các cúp pen phanh thủy lực khi bị rách, phồng nở,mòn không đều thì phải tiến hành thauy mới các cúp pen.
- Đối với máy nén khí của hệ thống phanh khí nén thì tiến hành sửa chữa như sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền động cơ và rà lại độ kín cho các bề mặt làm việc của van xả và van nạp. May nén khí sau khi sửa chữa lắp ráp xong phải duy trì được áp suất trong bình là 0.6 Mpa (6kG/cm2)
- Đối với tổng van phanh chủ yếu là do hiện tương rò khí ở các bề mặt của van để khắc phục hiện tượng này phảI tiến hành hãm phanh vài ba lần để trừ bỏ hiện tương treo van (van bị kẹt) xảy ra một cách bất ngờ. Nừu phương pháp đó không đạt mục đích phải tháo mối nối tương ứng và lấy van ra. Các van mòn và hỏng thì cần phải thay thế, khi thay van thì phải lắp các tấm đệm mới vào.
- Điều chỉnh phanh bánh xe: Trên các ô tô có dẫn động phanh bằng khí nén việc điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và trống phanh đựoc thực hiện bằng trục vít điều chỉnh đặt dưới đòn bẩy nối liền cần của bầu phanh với trục quả đào. Khi điều chỉnh dùng kích nâng bánh xe lên xoay trục vít để đưa guốc phanh lại gần trống phanh sao cho phanh hãm lại, sau đó nới lỏng ra để cho bánh xe quay được dễ dàng( khe hở 0.2- 1.2mm). Sau khi điều chỉnh xong hãy kiểm tra khoảng chạy cua cần bầu phanh (khoảng chạy này khoảng 20-40mm) cần của bầu phanh phải chuyển động nhẹ nhàng không bị kẹt, sau đó kiểm tra lại khoảng chạy tự do của bàn đạp phanh nằm khoảng từ 14-22mm. Sau khi điều chỉnh xong tất cả các bánh xe hãy chạy thử xe và kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh khi xe hoạt động, thử vài ba lần như thế để kiểm tra xem trống phanh có bị nóng lên hay không.
- Điều chỉnh phanh tay: phải giữ được ô tô có tải đứng tại chỗ trên quãng đường bằng phẳng cũng như trên đuờng có độ dốc 160. Việc điều chỉnhphanh tay phải đảm bảo guốc phanh không sát vào trống phanh khi ôtô đang chạy, nếu bị sát thì tang trống phanh sẽ nóng rất nhanh vì điều kiện làm mát kém (ít gió thổi vào)
(1) Tháo hộp che dầm giữa v.v. (2) Dùng Klê giữ đai ốc điều chỉnh, nới lỏng đai ốc hãm. Hành trình cần phanh tay tiêu chuẩn: 6 đến 9 nấc (cho xe Corolla 8/2000) (3) Đạp phanh vài lần. (4) Xiết đai ốc điều chỉnh cần phanh tay để điều chỉnh hành trình cần. (5) Kéo cần phanh tay 3 hay 4 lần và kiểm tra số nấc mà cần có thể kéo được với lực kéo 20 kgf
GỢI Ý: Đối với loại phanh tay đạp, đạp phanh với lực 30 kgf. (6) Dùng tay quay lốp xe khi cần phanh tay đã nhả hết ra và kiểm tra rằng phanh tay không bị bó.
GỢI Ý: Khi phát hiện thấy lốp xe bị bó, hãy thực hiện bước (2) một lần nữa. (7)Dùng Klê giữ đai ốc điều chỉnh,xiết đai ốc hãm. (8) Lắp lại hộp che dầm