Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận chi tiết hệ thống treo Hệ thống treo nối các bánh xe với thân xe

Một phần của tài liệu Bao duong gam oto pptx (Trang 28 - 35)

A. Khe hở ăn khớp nhỏ B. Khe hở ăn khớp lớn

2. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận chi tiết hệ thống treo Hệ thống treo nối các bánh xe với thân xe

hay khung xe để đỡ lấy xe.

1• Nâng cao tính êm dịu bằng việc giảm chấn động từ mặt đường truyền qua lốp.

2• Đảm bảo tính ổn định chuyển động.

3A. Hệ thống treo trước B. Hệ thống treo sau

1.Lò xo 2.Giảm chấn 3.Thanh ổn định 4.Khớp cầu

- Quan sát các vết nứt của khung xe, xác định mức độ hư hỏng của các mối ghép đinh tán

- Kiểm tra độ cong vênh cua khung xe bằng thước phẳng hoặc thiết bị kiểm tra độ phẳng

- Dùng dưỡng để đo độ cong của lá nhíp, xác định các lá nhíp bị gãy qua quan sát, đối với chốt trơn của nhíp nếu khi kiểm tra không được phép mòn quá 1.5mm.

- Kiểm tra độ đàn hồi của nhíp trên bàn thử : hãy ép lún bộ nhíp với một mức tải nhất định, đặt bộ nhíp đã lắp ráp lên máy ép rồi cho trục ép nén vào giữa bộ nhíp đến khi nào bộ nhíp duỗi thẳng ra (độ cong bằng không). Dần dần bỏ sức ép đivà đo độ cong của bộ nhíp. Sau đó lại ép nhíp một lần nữa cũng với mức tải như trước nếu độ cong bị giảm xuống thì coi như bộ nhíp không đạt chất lượng và phải thay thế

- Kiểm tra bộ giảm xóc đòn thì phải tiến hành tháo rời thành từng bộ phận chi tiết và kiểm tra hoạt động của pít tông: Phải chuyển động nhẹ nhàng không bị kẹt trong xi lanh và không có vết xước hay vết mài mòn

- Kiểm tra lực xiết mô men đai ốc trục giảm xóc 40-50N và nắp xi lanh 450Nm - Để tìm ra và khắc phục những hư hỏng của bộ giảm xóc ống phải tháo rời và làm sạch hết cặn bẩn và làm trong điều kiện sạch sẽ. Nếu vặn chặt đai ốc bình chứa dung dịch với lực lớn hơn 250 N mà vẫn chảy dầu thì phải thay thế toàn bộ đệm và phớt làm kín

- Để tháo các mối ghép bằng đinh tán của khung xe có thể dùng búa và đụ để cắt hoặc dùng mỏ hàn để cắt đứt. Thay các chi tiết hỏng của khung. Nắn nguội dầm dọc và ngang trên máy nắn, kiểm tra chất lượng nắn bằng thước phẳng hoặc bằng dưỡng.

Các khe nứt khắc phục bằng phương pháp hàn có lắp thêm chi tiết phụ hay không lắp thêm chi tiết phụ. Thay thế và tán mới lại một số đinh tán bị hỏng.

- Trường hợp sửa nhíp bị cong nếu mức đọ nhíp cong ít thì tiến hành nắn nguội còn nếu trường hợp nhíp cong nhiều tiến hành nung nóng lên nhiệt độ 700o-800o C rồi nắn. sau đó tôi nhíp trong dầu nhờn rồi ram cho tới khi đạt được độ cứng cần thiết.

- Các chốt trơn của nhíp nếu bị mòn thì phải thay thế chôt mới. Các giá treo bị mòn chỗ tiếp xúc có thể phục hồi bằng cách thêm vòng đệm lót vào chốt.

- Thay thế những tấm đệm nhôm mới dưới nắp van của bộ giảm xóc đòn khi bị chảy dầu. Tốt nhất là thay thế mới các roăng đệm và các phớt làm kín dầu.

- Đối với giảm xóc ống thì khi pít tông bị mòn hoặc xước thì phải thay mới. Thay thế các mặt van bị mòn hay có vết xước trên mặt van. Sau khi lắp ráp giảm xóc ống phải đảm bảo làm việc không có tiếng ồn và tạo ra được lực cản lớn hay nhỏ.

Bộ phận đàn hồi cơ cấu treo

Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô, do vậy khi hư hỏng sẽ ảnh hưởng nhiều tới các chỉ tiêu chất lượng đã kể trên.

Giảm độ cứng, hậu quả của nó là giảm chiều cao của thân xe, tăng khả năng va đập cứng khi phanh hay tăng tốc, gây ồn, đồng thời dẫn tới tăng gia tốc dao động thân xe, làm xấu độ êm dịu khi xe đi trên đường xấu.

Bó kẹt nhớp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng, hậu quả của việc bó cứng nhíp làm cho ô tô chuyển động trên đường xấu bị rung xóc mạnh, mất êm dịu khi chuyển động, tăng lực tác dụng lên thân xe, giảm khả năng bám dính, tuổi thọ của giảm chấn trên cầu xe sẽ thấp.

Gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc, hay do mỏi của vật liệu. Khi gãy một số lá nhíp trung gian sẽ dẫn tới giảm độ cứng. Khi bị gãy các lá nhíp chính thì bộ nhíp sẽ mất vai trò của bộ phận dẫn hướng. Nếu là lò xo xoắn ốc hay thanh xoắn bị gãy, sẽ dẫn tới mất tác dụng bộ phận đàn hồi.

Vỡ ụ tăng cứng của hệ thống treo làm mềm bộ phận đàn hồi, tăng tải trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi. Vỡ ụ tỳ hạn chế hành trình cũng tăng tải trọng tác dụng lên

bộ phận đàn hồi. Cả hai trường hợp này đều gây nên va đập, tăng ồn ở hệ thống treo.

Các tiếng ồn của hệ thống treo sẽ làm cho toàn bộ thân xe hay vỏ xe phát ra tiếng ồn lớn, làm xấu môi trường hoạt động

Rơ lỏng các liên kết như: quang nhíp, đai kẹp, giỏ đỡ lò xo…đều gây nên tiếng ồn, xô lệch cầu, khó điều khiển, nặng tay lái, tăng độ ồn khi xe hoạt động, dễ gây tai nạn giao thông.

Bộ phận giảm chấn cơ cấu treo

Bộ phận giảm chấn cần thiết phải làm việc với lực cản hợp lý nhằm dập tắt nhanh chóng dao động thân xe. Hư hỏng của giảm chấn dẫn tới thay đổi lực cản này. Tức là giảm khả năng dập tắt dao động của thân xe, đặc biệt gây nên giảm mạnh độ bám dính trên nền đường.

Các hư hỏng thường gặp là: Mòn bộ đôi xy lanh, piston. Piston xi lanh đóng vai trò dẫn hướng và cùng với xéc măng hay phớt làm nhiệm vụ bao kín các khoang dầu.

Trong quá trính làm việc của giảm chấn piston và xi lanh dịch chuyển tương đối, gây mòn nhiều trên piston, làm xấu khả năng dẫn hướng và bao kín. Khi đó, sự thay đổi thể tích các khoang dầu, ngoài việc dầu lưu thông qua lỗ tiết lưu, còn chảy qua giữa khe hở của piston và xi lanh, gây giảm lực cản trong cả hai hành trình nén và trả, mất dần tác dụng dập tắt dao động nhanh.

Hở phớt bao kín và chảy dầu của giảm chấn. Hư hỏng này hay xảy ra đối với giảm chấn ống, đặc biệt trên giảm chấn ống một lớp vỏ. Do điều kiện bôi trơn của phớt bao kín và cần piston hạn chế, nên sự mòn là không thể tránh được sau thời gian dài sử dụng, dầu cứ thể chảy qua khe phớt làm mất tác dụng giảm chấn. Sự thiếu dầu giảm chấn hai lớp vỏ dẫn tới lọt không khí vào buồng bù, giảm tính chất ổn định làm việc. Ở giảm chấn một lớp vỏ, sự hở phớt bao kín dẫn tới đẩy hết dầu ra ngoài và giảm nhanh áp suất. Ngoài ra sự hở phớt còn kéo theo bụi bẩn bên ngoài vào và tăng nhanh tốc độ mài mòn.

Dầu biến chất sau một thời gian sử dụng. Thông thường dầu trong giảm chấn được pha thêm phụ gia đặc biệt để tăng tuổi thọ khi làm việc ở nhiệt độ và áp suất thay đổi.

Giữ được độ nhớt trong khoảng thời gian dài. Khi có nước hay tạp chất hóa học lẫn vào dễ làm dầu biến chất. Các tính chất cơ lý thay đổi làm cho tác dụng của giảm chấn mất đi, có khi làm bó kẹt giảm chấn.

Kẹt van giảm chấn có thể xảy ra ở hai dạng: luôn mở hoặc luôn đóng. Nếu các van kẹt mở thì lực cản giảm chấn bị giảm nhỏ. Nếu van giảm chấn bị kẹt đóng thì lực cản giảm chấn không được điều chỉnh, làm tăng lực cản giảm chấn. Sự kẹt van giảm chấn chỉ xảy ra khi dầu thiếu hay bị bẩn, phớt bao kín bị hở. Các biểu hiện của hư hỏng này phụ thuộc vào các trạng thái kẹt của van ở hành trình trả hay van làm việc ở hành trình nén, van giảm tải…

Thiếu dầu, hết dầu đều xuất phát từ các hư hỏng của phớt bao kín. Khi thiếu dầu hay hết dầu giảm chấn vẫn còn khả năng dịch chuyển thì nhiệt phát sinh trên vỏ rất lớn, tuy nhiên khi đó độ cứng của giảm chấn thay đổi, làm xấu chức năng của nó. Có nhiều trường hợp hết dầu có thể gây kẹt giảm chấn, cong trục.

Do quá tải trong làm việc, cần piston giảm chấn bị cong, gãy kẹt hoàn toàn giảm chấn.

Nát cao su chỗ liên kết có thể phát hiện thông qua quan sát các đầu liên kết khi bị vỡ nát ôtô chạy trên đường xấu gây nên va chạm mạnh, kèm theo tiếng ồn.

Các hư hỏng của giảm chấn kể trên có thể phát hiện thông qua cảm nhận về độ êm dịu chuyển động, nhiệt độ vỏ ngoài giảm chấn, sự chảy dầu hay kết quả đo trên bệ kiểm tra hệ thống treo.

Thanh ổn định

Hư hỏng của thanh ổn định chủ yếu là: nát các gối tựa cao su, giảm độ cứng, hư hỏng các đòn liên kết. Hậu quả của các hư hỏng này cũng tương tự như của bộ phận đàn hồi, nhưng xảy ra khi ôtô bị nghiêng hay chạy trên đường có sóng ghềnh.

Sửa chữa nhíp và lò xo:

Để kiểm tra, sửa chữa nhíp cần phải tháo nhíp ra khỏi xe, tháo rời từng lá nhíp, từng chi tiết rồi cọ rửa, làm sạch bằng dung dịch kiềm. Các lá nhíp bị gãy, nứt, biến dạng (giảm độ cong so với nguyên thuỷ), lá nhíp có tai bị mòn nhiều hoặc mòn vẹt cần được thay bằng lá nhíp mới cùng loại.

Trong các xưởng sửa chữa lớn, người ta có thể phục hồi hình dạng của nhíp bằng nhiều cách như nung nóng rồi nắn lại, sau đó nhiệt luyện để đạt độ cứng cần thiết.

Trước khi lắp các lá nhíp vào cần bôi trơn bề mặt các lá nhíp bằng mỡ graphit (mỡ chì) hoặc các loại mỡ khác chuyên dùng cho bôi trơn nhíp. Các ống lót ở tai nhíp, ở các giỏ treo nhíp và các chốt nếu bị mòn thì phải thay mới.

Kiểm tra độ đàn hồi của bộ nhíp sau khi lắp bằng cách ép trên bàn thử cho nhíp thẳng ra, sau đó giải phóng lực ép và tiếp tục ép lại rồi lại giải phóng lực ép. Thực hiện như vậy vài lần rồi kiểm tra sự thay đổi độ cong của bộ nhíp so với trước khi thử. Nếu độ cong không thay đổi là được, nếu độ cong giảm nhiều thì nên loại bỏ lá nhíp đó.

Kiểm tra sơ bộ các lò xo của hệ thống treo xe bằng cách quan sát các vòng lò xo, chiều cao lò xo khi xe không chất tải và độ cân của xe khi xe đỗ trên đường bằng. Lò xo không được có hiện tượng nứt, gãy, không bị nén đến mức điểm tỳ trên khung xe chạm mặt tỳ hạn chế trên cầu xe khi xe không chất tải quá định mức. Độ biến dạng của lò xo ở hai bên phải bằng nhau (nhìn xe không thấy bị nghiêng lệch sang một bên).

Nếu lò xo không đạt các tiêu chuẩn kiểm tra sơ bộ trên, cần tháo ra để kiểm tra, thay mới. Việc kiểm tra thực hiện theo nguyên lý: kiểm tra chiều cao ở trạng thái tự do và độ đàn hồi thông qua mức độ biến dạng theo tải trọng ép. Cần so sánh kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu của lò xo cho trong các sổ tay để xử lý.

Khớp cầu Thanh ổn

định

Sửa chữa bộ giảm xóc:

Để khác phục, sửa chữa các hư hỏng cần làm sạch bên ngoài bộ giảm xóc rồi tháo từng phần hoặc toàn bộ chi tiết của bộ giảm xóc để kiểm tra.

Hiện tượng chảy dầu là do các đệm kín bị mòn hỏng, nếu vặn chặt đai ốc ép gioăng phớt làm kín xilanh dầu đến 250N (với tay đòn cỡ bình thường) mà vẫn còn hiện tượng rò rỉ thì phải tháo đệm ra thay mới. Kiểm tra sức cản kéo và nén của cán pit tông bộ giảm xóc bằng cách kẹp vấu dưới của bộ giảm xóc vào ôtô rồi kéo, nén đầu kia nhiều lần. Nếu cảm thấy sức cản đều nhau khi kéo, nén suốt toàn bộ hành trình tức là bộ giảm xóc vẫn làm việc bình thường. Nếu sức cản khác nhau và khoảng chạy không đều cần phải tháo hoàn toàn bộ giảm xóc ra để kiểm tra và thay thế chi tiết hỏng Nếu bề mặt van, pit tông, cán pit tông bị xước hoặc mòn vẹt thì phải thay mới; ống xylanh bị méo, xước và hỏng thì phải thay cả bộ giảm xóc.

Khi lắp bộ giảm xóc, cần rửa sạch chi tiết, thay dầu giảm xóc đúng chủng loại. Sau khi lắp, cần kiểm tra lại sự di chuyển bình thường của pit tông và sức cản chuyển động của nó ở hai chiều như đã nói ở trên.

- Kiểm tra bánh xe

Kiểm tra bánh xe là để đảm bảo an toàn khi sử dụng tiếp. Lốp xe nếu bị mòn ta lông với chiều sâu còn lại của rãnh ta lông dưới 0,8 mm thì bắt buộc phải thay mới.

Một số lốp xe có đoạn rãnh ta lông chỉ thị mòn lốp và khi đoạn rãnh này mòn hết cần phải thay lốp mới.

Nếu lốp xe chưa mòn đến mức giới hạn nhưng lớp vải bố trên bề mặt bị bong thì lốp xe cũng cần phải thay, nếu lốp xe nhìn mặt ngoài không thấy có hiện tượng mòn hỏng nhưng không tròn đều cần phải tháo lốp ra khỏi vành để kiểm tra mặt trong của lốp.

- Tháo, lắp lốp xe

Trước khi tháo lốp ra khỏi vành bánh xe, cần phải đánh dấu trên bề mặt bên của lốp và trên vành vị trí lắp giữa chúng để đúng vị trí khi lắp lại, không làm mất độ cân bằng của bánh xe. Sau đó, mở van xả hơi lốp xe và dùng đòn bẩy chuyên dùng tháo lổp ra khỏi vành bánh xe

Để lắp lốp vào vành, trước tiên xoa một lớp chất bôi trơn cao su lên mặt vành và mặp tanh của lốp. Đặt lốp lên vành sao cho dấu đánh lúc tháo trên vành và lốp thẳng nhau rồi dựng đũn bẳy lắp tanh vào lốp. Sau đú lắp vành hừm vào gờ trờn vành bỏnh xe.

Bơm hơi từ từ và dùng đòn bẩy nắn tanh của lốp cho tanh và lốp vào tròn đều và cân đối trên vành bánh xe.

- Cân bằng lốp xe

Trước hết kiểm tra độ tròn đều của lốp bằng cách lắp bánh xe lên giá quay và kiểm tra độ đảo mặt đầu và độ mòo mặt lăn của lốp xe bằng đồng hồ so. Nếu trị số đo vượt quá độ méo và độ đảo cho phép mà không nắn lại được phải thay lốp.

Kiểm tra và điều chỉnh cân bằng khi tháo khỏi xe. Máy cân bằng lốp khi tháo khỏi xe có thể điều chỉnh độ cân bằng của cảm lốp và bánh xe.

1. Lắp bánh xe

(1) Tháo tất cả các đối trọng đã gắn lên trên lốp.

(2) Trong khi chỳ ý theo dừi để định tõm cho lốp và trục cân bằng, xiết chặt đầu nối sao cho nó không bị lỏng ra.

2. Nhập thông số về lốp

(1) Đọc chiều rộng và đường kính vành từ mô tả trên vành và nhập vào máy cân bằng lốp.

(2) Đo và nhập vào khoảng cách bằng dưỡng của máy cân bằng

1. Định tâm cho máy cân bằng lốp 2. Chiều rộng vành 3. Đường kính vành 4. Khoảng cách 5. Máy cân bằng lốp 6. Bánh xe 7. Đầu nối

- Đảo lốp xe

Trong qua trình sử dụng, các bánh xe thường bị mòn không đều do sự phân bố tải trọng của xe không đều lên các bánh xe và do góc nghiêng của bánh xe, đồng thời do phản lực khác nhau của mặt đường lên các bánh xe chủ động và bánh xe bị động. Để đảm bảo bánh xe mòn đều, cần phải đảo vị trí các bánh xe cho nhau sau một thời kỳ sử dụng. Nguyên tắc đảo lốp xe là đảo bánh xe trước cho sau, đảo bên trái cho bên phải.

Nếu có bánh xe dự phòng thì đổi vòng cho cả bánh xe dự phòng.

Bài tập số 6: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH HÃM Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng

- Trình bày các hiện tượng hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh hãm và các tiêu chuẩn trong kiểm tra hệ thống phanh

- Kiểm tra tổng thể xác định nội dung công việc và lập phiếu trình tự kiểm tra,bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh hãm.

- Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh hãm hoạt động đảm bảo yêu cầu - Một số thao tác kiểm tra hệ thống phanh trên bệ thử.

- Thực hiện an toàn và vệ sinh công nghiệp

Một phần của tài liệu Bao duong gam oto pptx (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w