Điều tra tình hình chăn nuôi tại tỉnh Lạng Sơn và Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành của virus lở mồm long móng tại hai tinh lạng sơn và phú thọ năm 2011 2015 (Trang 55 - 58)

PHÚ THỌ

Để có cái nhìn tổng quan về bệnh LMLM tại Lạng Sơn và Phú Thọ chúng tôi tiến hành điều tra tình hình chăn nuôi, dịch LMLM và tình hình tiêm phòng vacxin của 2 tỉnh giai đoạn trước nghiên cứu. Sử dụng phương pháp điều tra hồi cứu để thu thập các thông tin dịch bệnh, nguồn số liệu được khai thác từ Cục Thú y, Cục Chăn nuôi và Tổng Cục thống kê.

Miền núi phía Bắc có diện tích trên 102.900km2, mang đặc điểm địa hình của cả miền núi và trung du. Về vị trí địa lý: Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía bắc và đông bắc giáp các tỉnh phía nam Trung Quốc, phía tây giáp với Thượng Lào, phía nam giáp với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Vùng miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh được chia làm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.Tây Bắc bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

Chăn nuôi gia súc là một trong những thế mạnh của miền núi phía bắc trong đó chăn nuôi trâu, bò đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương của các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Lạng Sơn và Phú Thọ là 2 trong số 15 tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc Việt Nam với ưu điểm có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700m. Trong đó, diện tích đồi núi ở Lạng Sơn chiếm 80% diện tích tỉnh, Phú Thọ có 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh là vùng núi. Do những điều kiện thuận lợi về cả địa lý, khí hậu mà các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng có số lượng trâu, bò tập trung lớn nhất cả nước. Đồng thời, những năm gần đây do sự quan tâm và đầu tư của nhà nước nên ngành chăn nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc ngày càng phát triển mạnh.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số lượng trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn, Phú Thọ và một số tỉnh lân cận trong những năm gần đây được thể hiện chi tiết ở bảng 4.1 và 4.2

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò tại tỉnh Lạng Sơn và một số tỉnh lân cận

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lượng trâu (nghìn con)

Bắc Ninh 2,9 2,8 2,5 2,4 2,4 2,4 Cao Bằng 109,3 102,1 100,8 97,4 97,2 98,8 Bắc Cạn 66,9 60,8 53,0 52,2 53,4 55,0 Lạng Sơn 155,3 132,4 122,7 119,8 118,7 121,2 Bắc Giang 83,7 74,7 68,8 62,0 59,5 56,5 Số lượng bò (nghìn con) Bắc Ninh 42,3 40,3 36,1 35,7 34,6 34,0 Cao Bằng 129,8 122,6 121,1 119,5 120,9 123,3 Bắc Cạn 25,1 22,4 20,2 19,8 20,1 21,1 Lạng Sơn 44,3 38,0 31,9 31,9 31,8 33,2 Bắc Giang 151,0 139,1 132,8 129,1 130,7 134,2 Qua bảng 4.1 ta nhận thấy:

Với đàn trâu: Số lượng trâu tại tỉnh Lạng Sơn qua các năm từ 2010 đến 2014 giảm, cụ thể Lạng Sơn giảm tới 36.6 nghìn con (số lượng trâu năm 2010 là 155.3 nghìn con trong khi năm 2014 còn 118.7 nghìn con), đến năm 2015 thì số lượng trâu đã có dấu hiệu tăng từ 118.7 nghìn con lên 121.2 nghìn con. Các tỉnh lân cận tỉnh Lạng Sơn, trong 5 năm từ 2010 đến 2015 số lượng trâu đều giảm và tăng vào năm 2015 trừ tỉnh Bắc Giang số lượng trâu vẫn giảm

Với đàn bò: Nhìn chung, số lượng bò ở tỉnh Lạng Sơn và một số tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng đều giảm trong 4 năm từ 2010 đến 2014 và tăng trong năm 2015, cụ thể số lượng bò năm 2015 ở Lạng Sơn tăng 1.400 con so với năm 2015 (năm 2014: 31.8 nghìn con; năm 2015: 33.2 nghìn con)

Qua bảng 4.2 nhận thấy:

Số lượng trâu ở Phú Thọ qua các năm từ 2010 - 2015 giảm dần, cụ thể năm 2015 giảm 17.4 nghìn con so với năm 2010

Với đàn bò: so với các năm số lượng bò năm 2014 giảm, tuy nhiên đến năm 2015 số lượng bò ở tỉnh Phú Thọ tăng 3.1 nghìn con (cụ thể năm 2014: 94.1 nghìn con, năm 2015: 97.2 nghìn con). Các tỉnh lân cận tỉnh Phú Thọ như Tuyên

Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình số lượng bò cũng giảm dần qua các năm từ 2010 - 2014 và tăng trở lại vào năm 2015.

Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi trâu bò tại tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh lân cận

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lượng trâu (nghìn con)

Tuyên Quang 134,6 116,9 104,9 102,8 104,6 107,2 Yên Bái 102,4 102,3 97,4 96,4 95,8 97,5 Phú Thọ 86,5 77,3 73,5 70,9 70,6 69,1 Sơn La 170,2 166,1 168,5 158,4 153,0 142,8 Hoà Bình 113,4 110,4 105,5 105,5 104,1 103,0 Số lượng bò (nghìn con) Tuyên Quang 26,7 20,9 18,4 17,5 18,3 19,4 Yên Bái 24,3 20,5 19,0 18,2 18,8 19,7 Phú Thọ 112,1 100,1 91,9 91,1 94,1 97,2 Sơn La 191,3 188,0 196,5 195,6 205,2 217,3 Hoà Bình 72,9 66,8 61,0 57,6 57,5 59,7

Trâu bò là loài động vật có khả năng thích nghi cao, chịu đựng với điều kiện khắc nghiệt tốt và ít bệnh, do vậy rất dễ nuôi và ít rủi ro. Tuy nhiên, số lượng trâu bò giảm dần qua các năm có thể do một số yếu tố như thiếu thức ăn thô xanh, thời tiết khắc nghiệt mà người dân chủ quan trong việc chăm sóc trâu bò, thể trạng gia súc không tốt (gầy gò, ốm yếu), …Tại Lạng Sơn, do rét đậm, rét hại và băng tuyết trên diện rộng năm 2011 làm 1.380 con trâu bò chết (chủ yếu là bê, nghé và dê con do sức đề kháng yếu nên không chịu nổi giá lạnh). Cuối năm 2010 đầu năm 2011 cũng do rét đậm, rét hại kéo dài làm chết hơn 1.000 con trâu, bò ở tỉnh Phú Thọ.

Yếu tố dịch bệnh cũng là một trong số các nguyên nhân gây giảm số lượng trâu bò. Một số bệnh thường thấy ở trâu bò như LMLM, nhiệt thán, tụ huyết trùng, ký sinh trùng đường máu…Bệnh LMLM xuất hiện sớm ở nước ta, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua. Từ đó đến nay bệnh thường xuyên xảy ra với quy mô khác nhau, có khi tạm lắng xuống trong vài năm, sau đó lại bùng phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành của virus lở mồm long móng tại hai tinh lạng sơn và phú thọ năm 2011 2015 (Trang 55 - 58)