Mức độ lưu hành virus Lở mồm long móng tại tỉnh Phú Thọ năm 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành của virus lở mồm long móng tại hai tinh lạng sơn và phú thọ năm 2011 2015 (Trang 69)

Qua bảng 4.13 và hình 4.5 nhận thấy cả 9/9 xã được lấy mẫu xét nghiệm đều dương tính với xét nghiêm 3 ABC ELISA. Trong tổng số 500 mẫu xét nghiệm có 50 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 10% (95% CI 7,51; 12,97). Tỷ lệ mẫu dương tính huyết thanh học với virus LMLM bằng xét nghiệm 3 ABC ELISA ở xã Sơn Cương – Thanh Ba là cao nhất 25 % (95% CI 7,27; 52,38), xã Lai Đồng – Tân Sơn là thấp nhất 4,62 % (95% CI 0,96; 12,90).

4.4.2. Mức độ lưu hành virus Lở mồm long móng tại tỉnh Phú Thọ năm 2011 - 2015 - 2015

Trâu bò dương tính huyết thanh học với xét nghiệm 3 ABC ELISA năm 2011, 2012, 2014 và 2015 được tiếp tục lấy mẫu probang để kiểm tra sự lưu hành virus LMLM.

Kết quả kiểm tra virus LMLM mẫu probang, trong tổng số 63 mẫu probang được lấy trong 4 năm 2011, 2012, 2014 và 2015 đều cho kết quả âm tính. Lý giải về việc trâu bò dương tính huyết thanh học với LMLM trong khi kết quả kiểm tra kháng nguyên âm tính: có thể do trong quá khứ trâu bò đã từng bị nhiễm tự qua khỏi hoặc được điều trị qua khỏi hoặc bị nhiễm nhưng không bắt buộc bị tiêu hủy.

Ngoài việc giám sát chủ động tại tỉnh Phú Thọ, tiến hành lấy mẫu biểu mô để chẩn đoán và định type virus LMLM đối với trâu bò nghi mắc bệnh nhằm chủ động trong kiểm soát dịch bệnh. Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng 4.14

Bảng 4.14. Kết quả định type virus Lở mồm long móng tại tỉnh Phú Thọ năm 2011 - 2015

Năm Loại mẫu Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Type virus gây bệnh

2011 Biểu mô 12 7 Type O

2012 Biểu mô 2 0

2013 Biểu mô 2 2 Type O

2014 Biểu mô 2 0

2015 Biểu mô 0 0

Bảng 4.14 cho thấy năm 2011 và năm 2013: trong tổng số 14 mẫu gửi có 9/14 mẫu dương tính với virus LMLM type O. Năm 2012 và 2014, 4/4 mẫu gửi đều âm tính với virus LMLM. Theo (Le V.P et al, 2009) trong 2 tháng đầu năm 2009 ở Phú Thọ phát hiện virus LMLM type A, tuy nhiên không phát hiện trường hợp nào dương tính với virus LMLM type A trong năm 2011-2015.

Tuy vẫn có báo cáo về bệnh MLM xảy ra trong năm 2011, 2012, 2013 và 2014 tại Phú Thọ, tuy nhiên do số lượng mẫu lấy còn quá ít nên cần tiếp tục lấy mẫu với số lượng lớn hơn và toàn diện.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

- Dịch LMLM tại Lạng Sơn và Phú Thọ giảm dần từ năm 2011 - 2015 về số huyện xã có dịch và số lượng trâu bò bị bệnh.

- Tỷ lệ tiêm phòng LMLM của tỉnh Lạng Sơn và Phú Thọ tăng dần theo các năm, từ 2011-2015.

- Lưu hành virus LMLM năm 2011 - 2015 tại tỉnh Lạng Sơn:

• Tỷ lệ lưu hành huyết thanh học với virus LMLM năm 2015 thấp hơn so với năm 2012 và 2014.

• Virus LMLM lưu hành tại Lạng Sơn chủ yếu là type O; năm 2013 và 2014 xuất hiện virus LMLM type A.

- Virus LMLM type O vẫn lưu hành tại Phú Thọ từ 2011 - 2015.

5.2. ĐỀ NGHỊ

- Lạng Sơn và Phú Thọ cần tiếp tục tiêm phòng triệt để vacxin LMLM cho đàn trâu bò.

- Tiếp tục giám sát chủ động bệnh LMLM tại hai tỉnh để lựa chọn vắc xin phù hợp, nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh LMLM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016). Thông tư số 10/TT-BNNPTNT về việc: “Ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Viêt Nam.

2. Cục Thú y (2003). Sổ tay phòng chống bệnh LMLM ở gia súc, NXB Nông nghiệp.

3. Cục Thú y (2016). Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020.

4. Đào Trọng Đạt (2000). Để góp phần vào việc đấu tranh phòng chống bệnh LMLM, Tạp Chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập VII số 3 năm 2000, Hội Thú y Việt Nam.

5. Lê Minh Chí (1996). Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch LMLM năm 1995, Cục Thú y.

6. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001). Giáo trình vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Văn Long, Phan Quang Minh, Trần Thị Thu Phương, Nguyễn Quang Anh, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Đăng Thọ, Ngô Thanh Long và Nguyễn Bá Hiên (2014). Mức độ lưu hành virus LMLM và các yếu tố nguy cơ tại một số tỉnh trọng điểm từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 3: 345-353

8. Nguyễn Tiến Dũng (2000). Bệnh LMLM. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập VII số 3 năm 2000. Hội Thú y Việt Nam, tr. 8 – 16.

9. Nguyễn Tùng (2003). Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của trâu bò với vacxin LMLM tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

10. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Đỗ Ngọc Thúy (2011). Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

11. Nguyễn Vĩnh Phước (1978). Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.185 – 203.

12. Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958). Bệnh truyền nhiễm gia súc, (Những bệnh thường có ở Việt Nam), Quyển 2, Nhà xuất bản Nông thôn.

13. Tô Long Thành (2000). Những tiến bộ trong sản xuất vacxin chống bệnh LMLM. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập VII số 3 năm 2000. Hội Thú y Việt Nam, tr. 22 – 27.

14. Trần Hữu Cổn (1996). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM trâu bò ở Việt Nam và xác định biện pháp phòng chống thích hợp, Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y quốc gia, Hà Nội.

15. Trung tâm Chẩn đoán Thú y TW (2010). TCVN 8400-1:2010 Bệnh động vật – Quy trình chẩn đoán - Phần 1: Bệnh Lở mồm long móng.

16. Văn Đăng Kỳ (2002). Nghiên cứu dịch tễ học bệnh LMLM ở lợn Việt Nam và biện pháp phòng chống, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y quốc gia, Hà Nội.

17. Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông (2001). Một số kết quả phòng chống bệnh LMLM tại các khu vực trên thế giới, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập VIII số 3 năm 2001, Hội Thú y Việt Nam, tr. 83 - 88.

Tiếng Anh:

18. Andersen (1980). Picornaviruses of animal: Clinical observation and diagnosis, Incomparative Diagnosis of viral diseases, vol3. In press.

19. Carrillo C., E.R. Tulman, G. Delhon, Z. Lu, A. Carreno, A. Vagnozzi, G.F. Kutish and D.L. Rock (2005). Comparative genomics of foot-and-mouth disease virus. J. Virol. 79, 6487–6504.

20. Oudridge E.J. (1987). Epidemiology of Foot and mouth disease in South East Asia. Foot and mouth disease bulletin, 25(4. page 1 – 3.

21. Donalson A.I. (1987). Foot and Mouth Disease: the principal features Irish veterinary Journal. 41 (9) p.325 – 327.

22. Donalson A.I. (1988). Foot and Mouth Disease in swine, Selezione.Hyattsville, M.D. (1991. Foot and Mouth Disease Emergency Diseases, Guidelines Animal and Plant Health Inspection Service United State Department of Agriculture 23. Kitching R.P., N.J. Rock, A.R. Samuel, A.I. Donaldson (1989). Devel opment

of foot-and-mouth disease virus strain characterisation—areview. Trop. Anim. Health Prod. 21, 153–166.

24. Bachrach H.L. (1968). Food and Mouth diseases, Annu Rev Microbiol 22, p.201 – 244.

25. Geoffrey W. (1989). A note on some epizootological observation on FMD outbreak in an organized herd. Indian veterinary medical journal, 13 (2). page. 127 – 129.

26. Thomson G.R. (2002). Foot and Mouth Disease: Facing the new dilemmas, Rev. sci. tech.off.int. Epiz, 21 (3). OIE, Rome, Italia.

27. Nandy S. (1996). Foot and mouth disease in wild animals, Asian livestock 1/1996, FAO, Thailand, page.2 – 5.

28. Swan H. (1994). What is Foot and Mouth Disease, FMD fust a third world problem?, Intervet, 1994, p.7- 8.

29. Callis J.J. and P.D. Kercher (1986). Foot and Mouth Disease, Disease of Swine, sixth edition IOWA State University press Amess Iowa, USA, p.337 – 347. 30. Knowles N.J., A.R. Samuel, P.R. Davies, R.J. Davies andJ.F. Valarcher (2005).

Pandemic strain of foot-and-mouth disease virus serotype O. Emerg. Infect. Dis. 11, 1887–1893.

31. Le V.P., T. Nguyen, K.N. , T, Y.J. Ko, H.S. Lee, V.C. Nguyen, T.D. Mai, T.H. Do, S.M. Kim, I.S. Cho and J.H. Park (2010a). Molecular characterization of serotype A foot-and-mouth disease virus circulating in Vietnam in 2009. Vet. Microbiol. 144,58–66.

32. Le V.P., T. Nguyen, J.H. Park, S.M. Kim, Y.J. Ko, H.S. Lee, V.C. Nguyen, T.D. Mai, T.H. Do, I.S. Cho and K.N. Lee (2010b). Heterogeneity and genetic variations of serotypes O and Asia 1 foot-and-mouth disease virus isolated in Vietnam. Vet. Microbiol.145, 220–229.

33. Valarcher J.F., N.J. Knowles, V. Zakharov, A. Scherbakov, Z. Zhang, Y.J. Shang, Z.X. Liu, X.T. Liu, A. Sanyal, D. Hemadri, C. Tosh, T.J. Rasool, B. Pattnaik, K.R. Schu-mann, T.R. Beckham, W. Linchongsubongkoch, N.P. Ferris, P.L. Roeder and D.J. Paton (2009). Multiple origins of foot-andmouth disease virus serotype Asia1 outbreaks, 2003–2007. Emerg. Infect. Dis. 15, 1046–1051.Foot & Mouth Disease Questions & Answers.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành của virus lở mồm long móng tại hai tinh lạng sơn và phú thọ năm 2011 2015 (Trang 69)