Yếu tố hạn chế và hiệu suất sử dụng n, p, k của cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk (Trang 67)

4.5.1. Tính chất đất trước khi thí nghiệm

Kết quả phân tích đất trước khi thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.11 cho thấy:

Bảng 4.11: Các tính chất lý tính của đất trước khi thí nghiệm

Tầng đất Thành phần cấp hạt đất (%) Sét (<0,0002mm) Limon (0,02-0,002mm) Cát mịn (0,02-0,2mm) Cát thô (>0,2mm) 0-20 cm 35.2 25.5 32.3 7.0 20-40 cm 39.2 22.7 28.5 9.6 40-60 cm 42.1 17.3 32.5 8.1 60-100 cm 11.3 40.4 36.8 11.5

- Lý tính đất: phân bố thành phần cấp hạt giữa các tầng tương đối khác nhau, tỷ lệ cát thô từ 7,0 - 11,5 %, cát mịn từ 28,5 - 36,8 %, limon từ 17,3 - 40,4 % và cấp hạt sét từ 11,3 - 42,1 %. Thành phần cấp hạt đất được xếp loại thịt pha sét.

Bảng 4.12. Mốt số tính chất hóa học đất tại điểm thí nghiệm

Tầng đất pHKCl Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g) OC N P2O5 K2O P2O5 K2O 0-20 cm 5.02 4.66 0.25 0.24 0.018 15.23 2.05 20-40 cm 4.81 4.38 0.20 0.21 0.015 8.95 1.23 40-60 cm 4.62 2.54 0.18 0.23 0.009 4.21 0.05 60-100 cm 4.52 2.35 0.15 0.15 0.006 2.03 0.06

- Hóa tính đất: pH đất từ rất chua đến chua nhẹ (từ 4,52 -5,02), có xu hướng giảm theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng hữu cơ (OC) có sự biến động giữa các tầng, từ 2,35 - 4,66 % cao nhất trên tầng mặt và thấp nhất ở tầng từ 60 - 100 cm, thể hiện đặc điểm tích lũy hữu cơ. Đạm tổng số từ 0,15 - 0.25 % có xu hướng tương tự như hữu cơ trong đất, được xếp ở mức trung bình tới giàu. Lân và kali tổng số cũng có xu hướng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện, lân được xếp ở mức giàu (dao động từ 0,15 - 0.24 %), kali tổng số ở mức rất nghèo (từ 0,006 - 0,018 %). Lân dễ tiêu rất khác nhau, thấp nhất tầng 60 -100 cm (2.03 và

cao nhất tầng 0 - 20 cm (15.23 mg/100 g đất), điều này cũng cho thấy sự tích lũy P đáng kể trên tầng mặt qua quá trình canh tác. Kali dễ tiêu ở tất cả các tầng đất đều ở mức nghèo (từ 0,05 - 2.05 mg/100 g đất).

4.5.2. Ảnh hưởng của bón khuyết thiếu đến các yếu tố cấu thành năng suất Bảng 4.13: Ảnh hưởng của từng yếu tố N, P, K đến sinh trưởng, phát triển Bảng 4.13: Ảnh hưởng của từng yếu tố N, P, K đến sinh trưởng, phát triển

và yếu tố cấu thành năng suất cà phê

Công thức Số đốt mang quả/cành (đốt) Chiều dài cành (cm) Số quả đầu đinh (quả) Số quả trưởng thành (quả) NPK 8,8 40,2 28,5 28,0 -N 7,6 32,8 26,8 23,5 -P 6,2 34,5 25,3 23,6 -K 7,5 38,4 26,5 22,3

Đánh giá, so sánh chỉ số số đốt mang quả/cành giữa các CT cho thấy nhiều nhất trên CT bón đầy đủ, tiếp đên CT khuyết N, K và cuối cùng là P. Tuy nhiên tác động của sự khuyết thiếu các yếu tố rõ nhất trên trông thức không bón N, tiếp đến CT thiếu P và cuối cùng là K. Số quả đầu đinh dao động giữa các CT từ 24,5 (khuyết K) đến 28,5 (CT đầy đủ NPK). Số quả trưởng thành cao nhất khi được bón đầy đủ, thấp nhất khi bón khuyết thiếu N và P. Điều đó cho thấy, mặc dù trong thời gian thí nghiệm ngắn (1 năm) tuy nhiên khi bón khuyết thiếu từng yếu tố đã ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng của cà phê, đặc biệt là chiều dài cành và số quả trưởng thành.

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của từng yếu tố đến yếu tố cấu thành năng suất

Công thức Khối lượng

(100 g) Thể tích 100 (cm3) NS quả tươi (tấn/ha) Tỷ lệ tươi/nhân NPK 111,6 105,8 20,04 4,32 -N 90,7 92,2 5,53 5,45 -P 88,3 87,8 8,80 4,85 -K 88,6 90,5 6,81 4,25

Yếu tố tạo nên sự khác biệt về năng suất dưới tác động của từng yếu tố phân bón N, P, K chủ yếu là tỷ lệ tươi/nhân, trọng lượng và thể tích quả cà phê, chính vì vậy tạo nên năng suất quả tươi và năng xuất nhân khác nhau.

4.5.3. Ảnh hưởng của bón khuyết thiếu đến năng suất và hiệu suất sử dụng phân bón phân bón

Năng suất trên các CT thí nghiệm (thể hiện Bảng 4.15) cho thấy với CT được bón đầy đủ NPK cho năng suất 3,95 tấn nhân/ha, trong khi CT không bón N cho năng suất thấp nhất (1,15 tấn/ha), tiếp đến CT bón thiếu K (1,32 tấn/ha) và CT không bón lân (1,75 tấn/ha).

Bảng 4.15. Năng suất và lượng dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch

Công thức Năng suất

(tấn/ha)

Lượng dinh dưỡng trong nhân (kg/ha)

N P2O5 K2O

NPK 3,95 120 19 83

-N 1,15 35 6 24

-P 1,75 53 9 37

-K 1,32 40 6 28

Điều này cho thấy, trong 3 yếu tố dinh dưỡng đa lượng thì đối với cây cà phê hiện nay yếu tố hạn chế chính là N, tiếp đến là K và cuối cùng là P.

Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong hạt cho thấy hàng năm với lượng bón là 300 N + 150 P2O5 + 300 K2O kg/ha, lượng dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch (hạt nhân) tương ứng là 120 kg N + 19 kg P2O5 và 83 kg K2O/ha. Nếu cộng với lượng dinh dưỡng lấy đi khỏi đồng ruộng cả nhân và vỏ quả là 166 kg N + 24 kg P2O5 và 139 kg K2O.

Bảng 4.16. Lượng dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch hàng năm

Công thức Năng suất nhân +

vỏ (tấn/ha)

Lượng dinh dưỡng trong nhân (kg/ha)

N P2O5 K2O

NPK 6,55 166 24 139

-N 1,91 48 7 40

-P 2,90 74 11 62

-K 2,19 55 8 46

Kết quả thể hiện ở bảng 22 cho thấy: khả năng cung cấp N của đất cho cây tích lũy trong hạt nhân và vỏ 48 - 74 kg/ha (chiếm 29 %) còn lại là được cung

cấp từ đất, tương tự như vậy, lượng lân cung cấp từ đất tích lũy trong nhân và vỏ chỉ chiếm 46 %, đối với kali chỉ chiếm 33 %.

Bảng 4.17. Hiệu lực và hiệu suất sử dụng phân bón của cà phê

Chỉ số N P2O5 K2O

Hiệu suất sử dụng (%) 39,23 8,93 30,82 Hiệu lực phân bón

(kg nhân hạt/kg dinh dưỡng) 9,33 14,67 8,77

Đánh giá hiệu lực sử dụng đạm, lân, kali cho thấy bón 1 kg N thu được 9,33 kg nhân, 1 kg P2O5 thu được 14,67 kg nhân và bón 1 kali thu 8,77 kg nhân. 4.6. ĐỀ XUẤT CÔNG THỨC PHÂN BÓN NPK CHUYÊN DÙNG NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG N, P, K CỦA CÀ PHÊ

Tổng hợp từ các kết quả điều tra trực tiếp nông hộ, đánh giá quan trắc từ 30 vườn thực nghiệm và thí nghiệm khuyết thiếu. Đề tài nhận định và đề xuất như sau:

Bảng 4.18: Lượng dinh dưỡng cần bổ sung theo mức năng suất

Năng suất

(tấn/ha/năm)

Lượng dinh dưỡng (kg/ha/năm) N P2O5 K2O

3 252 91 211

4 336 122 281

5 420 152 352

Tỷ lệ 2.8 1 2.3

Ghi chú: Hiệu suất sử dụng N, P và K tương ứng 50, 20 và 50 (%).

Căn cứ trên năng suất thu được từ thí nghiệm (trên CT bón đầy đủ với mức bón 300 kg N+ 150 kg P2O5 + 300 kg K2O cho năng suất 3,95 tấn/ha), dựa trên hiệu lực (Bảng 4.17) và hiệu suất sử dụng phân bón của cà phê trên thực tế và các kết quả nghiên cứu trước, hiệu suất sử dụng N được tính là 50%, với lân là 30% và kali là 50% thì để đạt được các mức năng suất 3, 4 và 5 tấn/ha sẽ cần bổ sung lượng N, P2O5 và K2O tương ứng (theo bảng 4.18).

Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng lấy đi để tạo năng suất và hiệu suất sử dụng lượng phân bón được khuyến cáo về lượng, tỷ lệ theo Bảng 4.18. Số lần bón được chia thành 4 lần: mùa khô 1 lần (tháng 1,2); mùa mưa 3 lần: tháng 4, 5, tháng 6, 7 và tháng 8, 9, liều lượng theo từng CT NPK.

Bảng 4.19: Thời điểm và tỷ lệ các loại phân bón

Loại phân bón

Thời kỳ, lượng bón (%)

Mùa khô Mùa mưa

Tháng 1, 2 Tháng 4, 5 Tháng 6, 7 Tháng 8,

Đạm 20 30 30 20

Lân 60 40

Kali 20 20 30 30

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Thực trạng sử dụng phân bón cho cây cà phê vối tại Đắk Lắk mất cân đối, vượt liều lượng theo quy trình khuyến cáo: đạm sử dụng từ 100 - > 900 kg N/ha/vụ, số lần bón 3 - 5 lần/vụ; lượng lân bón từ 60 -> 420 kg P2O5/ha/vụ, số lần bón từ 3 – 4 lần/ vụ; lượng kali bón từ 100 - >700 kg K2O/ha/vụ, số lần bón 3 - 4 lần/vụ. Chủ yếu phân NPK (chiếm hơn 90 %), lượng bón trung bình cao hơn khuyến cáo là 108 kg N + 68 kg P2O5 và 45 kg K2Oha/vụ. Trên thị trường Đắk Lắk rất đa dạng về chủng loại và tỷ lệ phân bón.

Kết quả quan trắc theo mức năng suất tối ưu, khả thi của cây cà phê vối hiện nay của tỉnh Đắk Lắk là 4-5 tấn/ha. Tỷ lệ giữa N/P2O5 từ 2,16 - 3,09/1 và tỷ lệ K2O/P2O5 từ 1.49 - 2.7/1. Lượng NPK cho mức năng suất cao, phù hợp là 473 kg N + 153 kg P2O5 + 420 kg K2O/ha. Số lần bón thích hợp nhất 4-5 lần đối với N, 2 -3 lần đối với lân và 3-5 lần đối với kali; hệ số đầu tư từ phân bón từ 4,3 - 8,26.

Yếu tố dinh dưỡng hạn chế là N tiếp đến là K và P đối với cây cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk. Hiệu suất sử dụng đạm 39,23 %, lân 8.93 % và kali 30.82 %. Hiệu lực phân bón đạm 9,33 kg nhân/1 kg N, lân 14,67 kg nhân/kg P2O5 và kali 8,17 kg nhân/kg K2O.

Lượng phân bón N:P2O5:K2O khuyến cáo phù hợp cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk: 252 kg N + 91 kg P2O5 và 211 kg K2O/ha/năm cho mức năng suất 3 tấn/ha; 336 kg N + 122 kg P2O5 và 281 kg K2O/ha/năm cho mức năng suất 4 tấn/ha; 420 kg N + 152 kg P2O5 và 352 kg K2O/ha/năm cho mức năng suất 5 tấn/ha. Số lần bón 4 lần: mùa khô 1 lần (tháng 1,2); mùa mưa 3 lần: tháng 4, 5, tháng 6, 7 và tháng 8, 9.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Đề nghị thực hiện mô hình kiểm chứng trên diện rộng đối với công thức phân bón đề xuất đồng thời được phối hợp với khuyến nông địa phương nhằm xây dựng, hoàn thiện phổ biến quy trình phân bón cho cà phê tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2013). Quy trình tái canh cà phê vối. Ban hành theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CNN ngày 3/7/2013 của Cục trưởng Cục Trồng trọt- Bộ NN &PTNT.

2. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005). Sổ tay phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) phát hành (2010). Tài liệu hướng dẫn trồng, chăm sóc, chế biến cà phê vối – Robusta.

4. Viện Nghiên cứu cà phê (1993). Kỷ yếu 10 năm nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1983- 1993). Tr.191-205, 212-235, 277-315.

5. Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2014.

6. Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2007). Đất và phân bón. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

7. Y Kanin H’Đơk và Trình Công Tư, (2007). Nghiên cứu hiệu quả của phân N,P,K đối với cà phê vối kinh doanh trên đất bazan Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu khoa học 1987 -2007, Quyển 2. Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên; tr 100-103.

8. DeGeus (1983), Hướng dẫn bón phân cho cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập 2, Cây công nghiệp, Người dịch Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Mộng Huy, Lê Trường, Vũ Hữu yêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 251-300

9. Trương Hồng và CTV, (1997). Vai trò của N, P, K đối với năng suất cà phê. Cà phê Việt Nam, 5/1997, 18-21.

10. Trương Hồng và CTV, (1998). Hiện trạng sử dụng phân bón cho cà phê. Kết quả nghiên cứu khao học, Viện Khoa học Kỹ Thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên. 11. Trương Hồng, Phan Quốc Sủng và CTV, (1998). Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho

cây cà phê vối ở Tây Nguyên. Báo cáo tại Hội thảo Quản lý dinh dưỡng cây trồng ở Việt Nam. Nha Trang ngày 16-18/06/1998.

12. Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Ngọc, (2013). Thực trạng sử dụng phân bón vô cơ đa lượng cho cà phê Tây Nguyên. Hội thảo quốc gia về nâng caop hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 177-196.

13. Lương Đức Loan, (1997) “Kết quả nghiên cứu khoa học 1987-1997” Trạm nghiên cứu Đất Tây Nguyên.

14. Lê Hồng Lịch, (2008) “Nghiên cứu sử dụng phân lân hợp lý cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ở Đắk Lắk” Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Minh, (2011) “Ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali đến năng suất cà phê vối kinh doanh tại xã Eakao, thành phố. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, Số 8, tr. 67- 71.

16. Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, (1999) “Cây cà phê ở Việt Nam” Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 235-282.

17.Tôn Nữ Tuấn Nam và cộng sự, (2003) “Một số nghiên cứu bổ sung qui trình bón phân cho cà phê vối trồng trên đất bazan” Kết quả nghiên cứu khoa học năm 2002- 2003, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, tr.72-73.

18. Nguyễn Sỹ Nghị, (1982). Cây cà phê. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Trường và cộng sự, (2000) “Sổ tay sử dụng phân bón” Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

20. Nguyễn Văn Sanh, (1997) “Chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón hợp lý cho cây cà phê vối kinh doanh tại Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

21. Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) “Nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất phát triển trên đá bazan phục vụ thâm canh cà phê tỉnh Đắk Nông” Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

22. Phan Quốc Sủng, (1987) “Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê” Ủy ban khoa học kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk.

23. Phan Quốc Sủng, (1999). Vị trí kinh tế của cây cà phê ở Việt Nam và trên thế giới. Cây cà phê Việt Nam.

24. Phan Quốc Sủng, (2000). Hỏi và đáp về kỹ thuật trồng và chăm sóc của cây cà phê. Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2000.

Tiếng Anh:

25. Iloyanomon C. I, Daniel M. A and Aikokpodion P. E. Soil fertilizer evalution of coffee (Coffea canephora) plantations of different ages in Ibadan, Nigeria. Soil Nature 5(1):17-21(July 2011). Resources insural.

26. Damatta. F.M et al., 2007, Ecophysiolosy of coffee growth and production, Brasilian Journal of Plant Physiology, 19(4), pp. 485-510.

Edition, Centre D’ Etude de I’ Azote Zurich pp. 440 - 471.

27. Naidu, R. (2000), Coffee guide, Central Coffee Research Institutte, India.

28. Snoeck, J. (1988), "Cultivation and harvesting of robusta", Coffee, Vol. 4:Agronomy, Elsevier Applied Science, London and New York.

29. Barry Bull: Nutrition of Coffee, Agronomic Competence and Training Director, Yara International ASA, May 2012.

30. M. D. JESSY: Potassium management in plantation crops with special reference to tea, coffee and rubber. Rubber Research Institute of India, Kottayam-686 009, India, Email:jessy@rubberboard.co.in. Karnataka J. Agric. Sci.,24 (1) : (67-74) 2011 31. Dr. Dietlinde Quack: Allocation coefficients of nitrogen fertilizers for polycultures

of coffee production. Report to SAI Platform for the attention of Brian Lindsay Project Leader – GHG Emissions – LCA Dairy, Beef and Coffee, Freiburg, 12 March, 2013.

32. H. A. M. VAN DER VOSSEN: A CRITICAL ANALYSIS OF THE AGRONOMIC AND ECONOMIC SUSTAINABILITY OF ORGANIC COFFEE PRODUCTION. Expl Agric. (2005), volume 41, pp. 449–473 C 2005 Cambridge University Press, doi:10.1017/S0014479705002863 Printed in the United Kingdom.

33. Peter McMahon (2012): Effect of Nutrition and Soil Function on Pathogens of Tropical Tree Crops. Department of Botany, La Trobe University, Bundoora Vic Australia.

34. Dalia, Kamal Mohamed Kheir - dxheir@uni-bonn.de: Effects of agricultural practices on coffee taste, Production Environment. COMPONENTS OF COFFEE CUP QUALITY, page 63 – 69.

35. Forestier, J. (1969), Culture du cafeier Robusta en Afrique Centrale, Institut Francais du café et cocoa, Paris.

36]. B. R. V. Iyenga (1972), Mineral nutrition of Robusta coffee in Wynaad, Indian. 37. R. Rivera, J.R Martin (1987), NPK fetilizer of coffee trees growing at full sunlight

on a red ferrallitic soil of Cuba (Dociziemè Colloque Scientifique international sur

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk (Trang 67)