Hiện trạng sử dụng phân bón theo kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 62)

Đồng thời với việc thu thập các dữ liệu thứ cấp, đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông hộ tại các điểm đại diện. Tổng số hộ điều tra 100 hộ, có cà phê ở độ tuổi kinh doanh, kết quả về lượng phân bón sử dụng của từng điểm thể hiện trên Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Lượng phân bón sử dụng cho cà phê thời kỳ kinh doanh

Huyện Loại phân Trung bình(kg/ha) Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn

Cư C In N 517 182 1265 288 P2O5 226 0 788 168 K2O 426 80 1480 334 Cư M’Nga P2N O5 357 137 130 0 591 377 120 79 K2O 274 82 720 151 Buôn Hồ P2N O5 320 139 27 41 457 253 115 67 K2O 253 16 421 123 TP. Buôn Ma Thuột N 365 208 560 114 P2O5 215 115 300 71 K O 328 230 550 113

- Tại huyện Cư C In, lượng bón trung bình giữa các hộ có sự dao động rất lớn từ 182 - 1265 kg N/ha/vụ, lân từ 0 - 788 kg/ha/vụ, trong khi lượng K bón có mức dao động lớn hơn từ 80 - 1480 kg/ha/vụ. Lượng N, P2O5, K2O trung bình của các hộ chênh lệch khá lớn so với lượng khuyến cáo (300 kg N + 150 kg P2O5 + 300 kg K2O) là cao hơn 217 kg N, 76 kg K2O và 126 kg K2O/ha/vụ.

- Tại huyện Cư M’gar, mức độ chênh lệch về lượng bón N giữa các hộ thấp hơn, dao động từ 130 - 591 kg N, lân từ 0 - 377 kg P2O5, kali từ 82 - 720. Lựng bón chung bình các hộ trong huyện tương đối gần với mức khuyến cáo, thậm chí kali còn thấp hơn (26 kg K2O/ha/vụ).

- Tại huyện Buôn Hồ, cũng có xu hướng tương tự như Cư M’gar, mức độ chênh lệch về lượng bón giữa các điều tra không nhiều, đạm dao động từ 41 - 457 kgN, lân từ 27 - 253 kg P2O5 kg/ha, kali từ 16 - 421 kg K2O/ha/vụ. So với mức bón theo quy trình, lượng trung bình giữa các hộ không có sự chênh lệch lớn, thậm chí lượng kali bón thấp hơn (47 kg K2O/ha).

- Tại Tp Buôn Ma Thuột, mức độ khác biệt về lượng bón giữa các hộ cũng không chênh lệch quá lớn, dao động từ 208 - 560 kg N, lân từ 115 - 300 kg P2O5 và kali từ 230 - 550 kg K2O/ha. So với mức khuyến cáo không có khác nhau nhiều giữa đạm và kali, tuy nhiên lượng lân trung bình bón gấp đôi lượng khuyến cáo.

So sánh giữa các điểm cho thấy giữa các huyện khác nhau lượng phân bón cho cà phê tương đối khác nhau, để tổng hợp chung kết quả của các huyện, kết quả tính trung bình toàn tỉnh được thể hiện trên Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Lượng, dạng và tỷ lệ phân đạm, lân, kali trung bình giữa các điểm tại tỉnh Đắk Lắk

Loại phân

Phân đơn Phân NPK

Tổng quy đổi NPK (kg/ha) Tỷ lệ N:P:K Quy trình bón Lượng chênh lệch (kg) so với QT Tỷ lệ hộ sử dụng Lượng (kg/ha) Tỷ lệ hộ sử dụng Lượng (kg/ha) N 72 175 93 233 408 2.4 300 108 P2O5 45 56 92 112 168 1.0 150 18 K2O 53 155 93 191 345 2.1 300 45

Lượng phân bón trung bình vùng điều tra cho cà phê là 408 kg N + 168 kg P2O5 + 345 kg K2O với tỷ lệ N:P2O5:K2O là 2,4:1:2,1. Tỷ lệ hộ sử dụng đạm từ

phân đơn như urê, SA,... là 72 %, phân lân đơn 45,0 % và phân kali đơn là 53 %. Tỷ lệ hộ sử dụng phân NPK cho cà phê cao hơn nhiều so với phân đơn (> 90 %). So với quy trình của Bộ NN&PTNT, lượng bón thực tế cao hơn đạm 108 kg N, lân 18 kg P2O5 và kali 45 kg K2O.

Đối với phân đạm, nhóm các hộ sử dụng dao động 100 - > 900 kg N/ha/vụ, tuy vậy nhóm các hộ bón đạm với mức 300 - 500 kg N/ha/vụ là chủ yếu, chiếm tới 74 % và số lần bón chủ yếu 3 - 5 lần/vụ, nhóm các hộ bón đạm 1 - 2 lần chỉ chiếm 4 % (Biểu đồ 4.6). So sánh với các kết quả điều tra trước đây về lượng phân đạm sử dụng cho cà phê thời kỳ kinh doanh của Trương Hồng, Phan Quốc Sủng, 1998; Trương Hồng và cộng sự, 2000; Trương Hồng, 2009 và Lê Quang Chiến, 2011; Nguyễn Văn quảng và cộng sự, 2013 cho thấy hơn 10 năm qua không có sự thay đổi so với kết quả điều tra thực tế sử dụng hiện nay.

Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ hộ, lượng bón và số lần sử dụng phân đạm trong vụ Đối với phân lân, lượng bón 60 -> 420 kg P2O5/ha/vụ, trong đó nhóm các hộ sử dụng 120 - 180 kg P2O5/ha/vụ là chủ yếu, chiếm hơn 56 % và số lần bón từ 3 đến 4 vụ do lân sử dụng ở dạng NPK (Biểu đồ 4.7).

So với các kết quả điều tra trước đây của tác giả Trương Hồng và cộng sự, 1998 (272 kg P2O5/ha); cho thấy có sự thay đổi lớn về lượng phân P sử dụng cho cà phê thời kỳ kinh doanh, lượng P bón thực tế đã giảm từ 20 - 80 kg P2O5/ha/năm. Tuy nhiên so với kết quả điều tra 5 tỉnh vùng Tây Nguyên (158 kg P2O5/ha/vụ) của Nguyễn Văn Quảng và cộng sự, 2013 cho thấy không khác nhau nhiều với mức độ sử dụng hiện nay.

Đối với phân kali, các hộ sử dụng khác nhau tương đối lớn 100 - >700 kg K2O/ha/vụ, nhóm các hộ sử dụng với lượng 300 - 400 kg K2O/ha chiếm tới 64 % và số hộ sử dụng kali trong vụ 3 - 4 lần chiếm tới 72 % (biểu đồ 4.8). So với cac kết quả điều tra trước đây (từ năm 1998 - 2013) của các tác giả về lượng kali sử dụng cho cà phê kinh doanh của vùng Tây Nguyên cho thấy không có sự khác nhau nhiều với mức độ bón hiện nay.

Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ hộ, lượng bón và số lần sử dụng phân kali trong vụ

* Mối tương quan giữa lượng phân bón và năng suất cà phê:

Để đánh giá mối liên hệ giữa lượng phân bón (của từng yếu tố) và năng suất cà phê được thể hiện theo các Biểu đồ 4.9, 4.10 và 4.11.

- Đối với đạm: lượng đạm bón của các hộ điều tra chủ yếu tập trung trong khoảng từ 200 đến 550 kg N/ha, tương ứng với vùng năng suất từ 2 - 6 tấn nhân/ha, khi mức đạm tăng trên 600 kg N/ha cho thấy năng suất không tăng. Theo kết quả thống kê không có sự tương quan giữa năng suất và lượng phân đạm bón.

Biểu đồ 4.10: Mối tương quan giữa năng suất và lượng phân lân bón - Đối với lân: đa phần các hộ sử dụng phân bón tập trung trong khoảng từ 70 đến 250 kg P2O5/ha/vụ, tương ứng với khoảng năng suất từ 2,5 tấn đến 5,5 tấn. Thậm chí có nhiều hộ lượng bón > 300 kg P2O5/ha nhưng năng không có xu hướng tăng rõ rệt. Từ kết quả thống kê cho thấy không có sự tương quan chặt giữa lượng lân bón và năng suất cà phê.

- Đối với kali: đa phần các hộ sử dụng từ 150 - 500 kg K2O/ha, tương ứng trong khoảng năng suất từ 2 - 6 tấn/ha. Một số hộ đã bón với lượng > 600 kg K2O/ha nhưng năng suất không có xu hướng tăng. Phương trình tương quan giữa năng suất và lượng kali bón: y (ns) = 0.6136 ln(x) + 0.2599 (hệ số tương quan R2 = 0.1263).

* Các loại và tỷ lệ phân bón sử dụng phổ biến tại Đắk Lắk

Kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông hộ cho thấy có đến > 90 % số hộ sử dụng phân NPK cho cà phê thời kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ phù hợp của các loại phân NPK phổ biến trên thị trường đề tài đã điều tra, tổng hợp những chủng loại được các công ty khuyến cáo chuyên dụng đối với cà phê (thể hiện Bảng 4.6).

Bảng 4.6. Công thức phân bón khuyến cáo chuyên dùng cho cà phê có trên thị trường tỉnh Đắk Lắk

Công ty Hàm lượng dinh dưỡng (%) Tỷ lệ N:P2O5:K2O

N P2O5 K2O N P2O5 K2O Phân NPK khuyến cáo cho mùa khô

Đầu Trâu - Bình Điền 20 05 05 4 1 1 20 05 06 4 1 1.2 Yara 15,4 26 03 0,6 1,0 0,1 Việt Nhật 16 10 06 1,6 1 0,6 Lio - Thái 14,5 0 01 14,5 0 1 Con Ó 20 05 05 4 1 1 Tiến Nông 20 05 05 4 1 1 Phân NPK khuyến cáo mùa mưa

Đầu Trâu 16 16 13 1,0 1,0 0.8 16 8 16 2,0 1,0 2,0 17 7 17 2,4 1,0 2,4 16 7 17 2,3 1,0 2,4 Yara 15 9 20 1,7 1,0 2,2 Việt Nhật 17 6 17 2,8 1,0 2,8 Con Ó 16 8 16 2,0 1,0 2,0 14 7 21 2,0 1,0 3,0 Năm Sao 16 8 16 2,0 1,0 2,0 Tiến Nông 15 15 15 1,0 1,0 1,0 17 5 25 3,4 1,0 5,0 Phú Mỹ 16 8 17 2,0 1,0 2,1

Do đặc điểm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng của cà phê thời kỳ kinh doanh rất khác nhau trong năm như: giai đoạn sau thu hoạch; giai đoạn phân hóa mầm hoa, ra hoa; giai đoạn hình thành quả; giai đoạn phát triển quả; và giai quả chín. Mỗi giai đoạn có nhu cầu về N, P, K tương đối khác nhau. Hiện nay trên thị

trường tỉnh Đắc Lắc các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cà phê chủ yếu được chia thành 2 nhóm (Bảng 4.6): phân bón cho mùa khô và mùa mưa.

- Phân bón chuyên dùng mùa khô: các sản phẩm phân NPK chủ yếu được ưu chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay của các hãng như Đầu trâu – Bình Điền, Yara, Con Ó và Tiến Nông với công thức NPK: 20:05:05 và 20:05:06 với tỷ lệ NPK: 4:01:01 và 4:01:1.2. Ở giai đoạn này, cây cà phê sau thu hoạch và hình thành mầm hoa, lượng dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch là rất lớn đặc biệt là N và P đồng nghĩa với nhu cầu là rất lớn. Song do đặc điểm mùa khô Tây Nguyên kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cần tưới nước đủ ẩm để cây có thể hấp thụ được dinh dưỡng từ phân bón vào đất, so với N khả năng hấp phụ P trong điều kiện khô hạn khó hơn. Do vậy, có thể lý giải việc các công thức phân bón NPK hiện nay có tỷ lệ P và K thấp.

- Phân bón chuyên dùng trong mùa mưa: một số Công ty đã đưa ra các sản phẩm phân bón khác nhau khuyến cáo cho các giai đoạn đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa như sản phẩm phân bón NPK của Công ty Bình Điền - Đầu Trâu có 4 loại: 16:16:13; 16:08:16; 17:07:17; 16:07:17, của hãng phân bón Con Ó có 2 dòng NPK: 16:08:16 và 14:07:21, công ty phân bón Tiến Nông có 3 loại phân hỗn hợp NPK là 15:15:15; 17:05:25; 16:08:17. Một số Công ty khác đưa ra các chủng loại phân NPK cho mùa mưa ít hơn như Năm Sao, Việt Nhật và Yara. Tuy nhiên có thể thấy, sang giai đoạn mùa mưa cà phê chuyển sang giai đoạn hình thành, phát triển quả và quả chín, ngoài nhu cầu dinh dưỡng cho cây hình thành năng suất còn cần thiết với lượng rất lớn cho cây phát triển sinh khối (cành, lá, thân) và dự trữ dinh dưỡng trong cây cho cây trồng phát triển năm sau. Theo nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: giai đoạn đầu mùa mưa (tháng 5, 6) - giai đoạn phát triển quả cây cà phê cần nhiều N, P, K với tỷ lệ tương đối đồng đều, ở thời điểm này môi trường đất đủ ẩm thuận lợi cho các chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng; giai đoạn phát triển quả và quả chín nhu cầu về N và K cao hơn so với P, các sản phẩm phân bón NPK phổ biến hiện nay tương đối phù hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thị trường sản phẩm phân NPK được khuyến cáo là chuyên dùng cho cà phê tại Đắk Lắk quá đa dạng và tỷ lệ không phù hợp điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất sử dụng phân bón của cà phê.

Để kiểm chứng thực tế sử dụng phân bón bao gồm cả phân đơn và phân hỗn hợp NPK đề tài đã tiến hành lựa chọn 30 điểm (vườn cà phê kinh doanh) để kiểm chứng mức độ phù hợp và được thể hiện trong nội dung tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)