Quan trắc phản ứng của cây cà phê với thực tế sử dụng phân bón của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk (Trang 62 - 67)

DỤNG PHÂN BÓN CỦA NÔNG DÂN

Nhằm đánh giá chính xác hơn về mức độ ảnh hưởng của dạng, liều lượng, tỷ lệ và thời điểm, hiệu quả sử dụng phân bón cho cà phê thời kỳ kinh doanh trên diện rộng, theo mức độ tự đầu tư, canh tác và ở độ tuổi khác nhau của cà phê (tập trung thời kỳ kinh doanh) của người trồng cà phê đại diện trên 04 huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk trong năm 2015 (từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015). Kết quả theo dõi về lượng, tỷ lệ bón của các hộ được phân cấp theo mức năng suất như sau (Bảng 4.7).

Bảng 4.7: Lượng và tỷ lệ N:P2O5:K2O được sử dụng theo mức năng suất cho cà phê

Mức năng suất (tấn/ha/năm) Lượng bón (kg/ha/vụ) Tỷ lệ Tỷ lệ hộ sử dụng từ NPK (%) N P2O5 K2O N P2O5 K2O N P2O5 K2O 1-3 310 144 214 2,16 1 1,49 87 87 87 3-4 424 172 354 2,46 1 2,06 93 90 93 4-5 473 153 420 3,09 1 2,7 97 94 97 >5 416 188 384 2,21 1 2,04 97 97 97

Năng suất được thu hoạch của 30 hộ và được phân thành 5 cấp từ 1 - 3 tấn/ha đến > 5 tấn/ha cho thấy giữa các hộ có mức năng suất khác nhau có mức độ đầu tư phân bón rất khác nhau, kết quả đánh giá sự ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố N, P, K như sau:

- Đối với đạm: lượng đạm sử dụng từ 310 - 473 kg N/ha/vụ, có sự tương quan thuận với mức năng suất từ 1 - 5 tấn nhân/ha, tuy nhiên với mức năng suất cao hơn (> 5 tấn/ha) lượng N có xu hướng giảm xuống;

- Đối với lân: lượng sử dụng từ 144 - 188 kg P2O5/ha, tuy nhiên không thấy có sự phản ứng rõ ràng giữa mức bón và năng suất cà phê, kết quả này tương đối phù hợp với kết quả phỏng vấn nông hộ trên diện rộng (100 hộ).

- Đối với kali: lượng sử dụng từ 214 - 430 kg/ha/vụ, cũng có xu hướng tương tự như phân đạm, mức năng suất tăng tương quan thuận với lượng kali bón, tuy nhiên chỉ tới mức năng suất từ 1 - 5 tấn nhân/ha, ngược lại trên mức năng suất > 5 tấn thậm chí lượng kali có xu hướng giảm.

Hiện trạng chung của các hộ tham gia thực hiện là dạng phân bón tỷ lệ sử dụng N, P và K chủ yếu từ phân NPK, từ 87 - 97 % số hộ. Tỷ lệ giữa N/P2O5 từ 2,16 - 3,09/1 và tỷ lệ K2O/P2O5 từ 1.49 - 2.7/1. Tỷ lệ N:P2O5:K2O cho mức năng suất cao và phù hợp là 3,09:1:2,7.

Bảng 4.8. Số lần bón đạm, lân, kali trong vụ giữa các mức năng suất

Mức năng suất (tấn/ha/năm) Số lần bón đạm trong năm 1 2 3 4 5 1-3 7 3 27 50 13 3-4 0 2 26 52 19 4-5 0 0 19 42 39 >5 0 3 17 45 34

Số lần bón lân trong năm

1-3 13 3 50 23 10

3-4 19 12 26 33 7

4-5 13 19 32 23 13

>5 7 10 21 45 14

Số lần bón kali trong năm

1-3 10 7 60 13 10

3-4 0 12 33 43 12

4-5 3 0 42 32 23

>5 0 14 31 28 28

Kết quả theo dõi về số lần bón N, P, K với các mức năng suất khác nhau cho thấy: do các hộ chủ yếu sử dụng phân NPK cho cà phê trong vụ việc đó cũng đồng nghĩa với việc số lần bón đạm, lân và kali cũng tương ứng với số lần bón phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, căn cứ trên tỷ lệ trong phân hỗn hợp NPK được sử dụng, do vậy số lần bón từng yếu tố theo từng mức năng suất tương đối khác nhau. Đối với đạm, ở mức năng suất cao có tỷ lệ hộ với số lần bón đạm từ 4 - 5 lần/vụ cao hơn, 81 % số hộ có số lần bón từ 4 - 5 vụ ở mức năng suất từ 4 - 5 tấn/ha và 79 % số hộ có số lần bón từ 4 - 5 lần/vụ ở mức năng suất >5 tấn/ha. Đối

với phân lân: nhóm hộ có mức năng suất cao (> 4 tấn/ha) và thấp (< 3 tấn/ha) không khác nhau nhiều về số lần bón P trong năm. Đối với kali: tỷ lệ hộ bón từ 3 đến 5 lần trong vụ thường cho năng suất cao hơn.

Biểu đồ 4.12. Lượng và thời điểm trong năm sử dụng phân bón cho cà phê trong vụ của các nhóm hộ NS cao

Kết quả đánh giá tập trung nhóm hộ có cà phê cho năng suất cao (> 4 tấn/ha) cho thấy: đa phần phân bón N, P, K được chia làm 5 lần, 2 lần trong mùa khô và 3 lần trong mùa mưa. Trong đó, lượng phân đạm bón ở thời kỳ sau thu hoạch và phân hóa mầm hoa (tháng 12, 1) lớn nhất, tiếp đến giai đoạn phát triển quả (tháng 6,7), giai đoạn ra hoa, hình thành quả (tháng 2 và 3) và thấp nhất là giai đoạn phát triển quả và quả chín (tháng 8, 9). Đối với lân nhiều nhất thời kỳ sau thu hoạch, phân hóa mầm hoa, lượng bón trong mùa mưa tương đối bằng nhau giữa các lần và thấp nhất thời kỳ ra hoa, hình thành quả. Đối với phân kali khác biệt rõ rệt, tập trung bón nhiều nhất giai đoạn phát triển quả (tháng 4 đến tháng 7) và thấp nhất ở thời điểm ra hoa, hình thành quả (tháng 2 và 3). Để tìm hiểu và giải thích sâu hơn về tác động của phân bón hay tính chất của các vườn đến mức độ chênh lệch về năng suất, đồng thời đánh giá trạng thái dinh dưỡng của cây trồng thông qua phân tích lá ở hai thời điểm nhạy cảm nhất (giữa mùa khô và giữa mùa mưa) được thể hiện trên Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Năng suất và hàm lượng dinh dưỡng trong đất, trong lá cà phê của các vườn theo dõi tại Đắk Lắk

Năng suất

(tấn/ha) Trong đất trước khi theo dõi (%) N P2O5 K2O N Trong lá mùa khô (%) P2O5 K2O Trong lá giữa mùa mưa (%) N P2O5 K2O

1-3 0.15-0.244 0.178- 0.603 0.007- 0.012 2.38-3.01 0.06-0.156 0.14-0.65 2.42-3.47 0.135- 0.187 0.64-1.23 3-4 0.137-0.227 0.201-0.465 0.006-0.009 2.695-2.905 0.034-0.099 0.36-0.61 2.8-2.87 0.14-0.42 0.72-1.07 4-5 0.132- 0.185 0.201- 0.465 0.006- 0.009 2.48-2.98 0.034- 0.099 0.36-0.61 2.45-2.87 0.14-0.421 0.72-1.07 >5 0.132-0.258 0.299-0.39 0.006-0.007 2.485-2.835 0.08-0.122 0.39-0.55 2.38-2.8 0.078-0.246 0.39-1.17 Ghi chú:

- Trong đất trước khi theo dõi*: mẫu đất được lấy tại các vườn trước thời điểm bắt đầu tiến hành theo dõi thí nghiệm, tháng 12 năm 2014.

- Trong lá mùa khô: mẫu lá được lấy tại các vườn ở thời điểm ra hoa, đậu quả (tháng 2 năm 2015) - Trong lá giữa mùa mưa: mẫu lá được lấy ở thời điểm tháng 6,7 giữa mùa mưa năm 2015.

Kết quả thể hiện trên Bảng 4.14 cho thấy: hàm lượng N và P2O5 tổng số trong đất khá cao, K2O rất thấp. Điều này thể hiện đúng bản chất của đất đỏ bazan được cho là có hàm lượng hữu cơ, N và P2O5 tổng số khá cao nhưng hàm lượng P2O5 dễ tiêu, K2O tổng số và dễ tiêu đều thấp đã nhiều tác giả đề cập từ các nghiên cứu trước. Đánh giá kết quả phân tích N, P2O5 và K2O trong ở hai giai đoạn chính trong năm của cà phê cho thấy: N không có sự khác biệt giữa các giai đoạn lấy mẫu trong năm, tuy nhiên P2O5 và K2O trong lá ở giữa mùa mưa đều có xu hướng cao hơn. Kết quả này có thể được giải thích do chuyển sang mùa mưa đồng thời cùng với việc bổ sung thêm lượng bón lớn dẫn đến sự khác biệt theo mùa của P2O5 và K2O trong lá.

Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế từ các mức phân bón khác nhau trên các mức năng suất cà phê tại các vườn theo dõi

Mức năng

suất (tấn/ha) Tổng thu (phân bón) Tổng chi Lãi thuần (từ phân bón) Hệ số đầu tư

1-3 70.000.000 13.131.157 56.868.843 4.33 3-4 122.500.000 18.178.561 104.321.439 5.73 4-5 157.500.000 19.587.075 137.912.925 7.04 >5 175.000.000 18.898.403 156.101.597 8.26

Đơn vị tính: đồng

Ghi chú: giá cà phê 2015 là 35.000 đ/kg nhân; đạm ure: 9.000đ/kg; lân tecmo: 4.500đ/kg; kaliclorua: 8.800 đ/kg

Dựa trên tổng mức độ đầu tư phân bón theo mức năng suất thu hoạch của 30 vườn theo dõi, đại diện của 4 huyện cho thấy tổng chi phí phân bón vô cơ hàng năm từ 13,13 - 19,58 triệu đồng/ha/năm, tổng thu nhập từ 70,0 - 175,0 triệu đồng/ha. Trong đó, lãi thuần chỉ tính từ phân bón có thể đạt 56,86 - 156,10 triệu/ha, hệ số đầu tư từ phân bón khá cao từ 4,3 - 8,26. Mặc dù, về hiệu quả kinh tế còn thấy sự tương quan thuận giữa thu nhập, lãi thuần, hệ số đầu tư và số tiền đầu tư từ phân bón, tuy nhiên như kết quả phần trên đã thể hiện rõ việc đầu tư phân bón chỉ đến mức độ nhất định góp phần làm tăng năng suất và không phải là tuyến tính.

Để giải tìm hiểu và giải quyết vấn đề về yếu tố hạn chế, xác định hệ số, hiệu lực sử dụng phân vô cơ N, P, K đề tài đồng thời thực hiện thí nghiệm chính quy về ô bón khuyết thiếu từng yếu tố được trình bày trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)