Hiện trạng sản xuất cà phê tại đắk lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk (Trang 49 - 54)

Cây cà phê không phải là cây nguyên sản ở Đắk Lắk, được du nhập trồng từ rất sớm và đặc biệt phù hợp với canh tác cà phê. Cà phê Buôn Ma Thuột và Đắk Lắk luôn được đánh giá là có chất lượng cao, có hương vị đặc trưng; địa danh Buôn Ma Thuột cũng được nhiều người ví như một "thủ phủ cà phê" của Việt Nam do ở đây cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào sánh được.

Trước đó, người Pháp đã khảo sát rất kỹ lưỡng về thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao, tầng phù sa cổ…mới chọn Đắk Lắk là nơi chuyên canh cây cà phê Robusta, lấy Buôn Ma Thuột làm tâm trong vòng bán kính 10 km trồng cà phê Robusta đều cho ra thể chất tốt, như Ea Kao, Etam, Tân Lập, Tân Hòa, Tân An, Tân Lợi, Cư Ebut, và một số huyện khác: Cư Mgar, Krong Ana...

Biểu đồ 4.4: Diện tích, sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk qua các năm Diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk đến cuối năm 2015 đã có tới 209.760 ha, trong đó có gần 193.000 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch, với sản lượng ước đạt trên 440.000 tấn cà phê nhân (Biểu đồ 4.4), chiếm khoảng 50 % sản lượng cà phê của cả nước, giá trị xuất khẩu của năm 2015 đã thu được gần

500 triệu USD. Đặc biệt là sau khi nước ta là thành viên của tổ chức cà phê thế giới (ICO - International Coffee Organization) và gia nhập WTO thì vị thế cây cà phê của nước ta có thêm những thời cơ và thuận lợi mới.

Diện tích trồng cà phê được phân bố hầu hết trên địa bàn tỉnh, đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê. 13/15 huyện, thị xã, thành phố đều có trồng cà phê. Trong đó, huyện Krông Búk là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất với trên 36.768 ha, tiếp đến là huyện Cư M’gar, Krông Ana và huyện Ea H’Leo, huyện có diện tích ít nhất là Ea Súp (31 ha).

Bảng 4.2. Phân bố diện tích trồng cà phê tại Đắk Lắk

TT Huyện Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

1 TP. Buôn Ma Thuột 4,241 24,800 2 Huyện Ea H’leo 18,440 48,600

3 Huyện Ea Súp 31 16

4 Huyện Krông Năng 24,022 60,050 5 Huyện Krông Búk 36,768 72,700 6 Huyện Buôn Đôn 2,570 7,500 7 Huyện Cư M’gar 33,160 57,500 8 Huyện Eakar 6,137 7,400 9 Huyện M’Drắk 2,415 2,100 10 Huyện Krông Pắk 16,194 41,200 11 Huyện Krông Bông 923 1,350 12 Huyện Krông Ana 18,576 55,000 13 Huyện Krông Lăk 1,023 1,800

Tổng 174,500 380,016

Nguồn: Số liệu tổng hợp thống kê, Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2014.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15 % diện tích cà phê do 18 công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam và 9 công ty thuộc tỉnh quản lý là tương đối tập trung

thành vùng chuyên canh. Hơn 85 % diện tích cà phê còn lại là của nông dân tự trồng, chăm sóc và quản lý. Loại hình sản xuất cà phê bền vững trên thế giới được áp dụng ở Đắk Lắk là loại hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn quy tắc 4C. Tính đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê vối sản xuất theo chứng chỉ bền vững ở Đắk Lắk đạt 30.241 ha, sản lượng đạt 387.181 tấn chiếm tỷ lệ tương ứng là 16 % về diện tích và 24 % về sản lượng trong sản xuất cà phê của toàn tỉnh.

Toàn tỉnh có khoảng 180.500 hộ trồng cà phê, trong đó số hộ có quy mô dưới 0,5 ha chiếm khoảng 35% (hơn 63.000 hộ), hộ có quy mô diện tích từ 0,5 đến dưới 1ha chiếm khoảng 34 % (khoảng 61.000 hộ) và quy mô diện tích từ 1ha đến 2 ha gần 24 % số hộ, còn lại từ 2 ha trở lên chỉ có hơn 75 số hộ canh tác cà phê (gần 13.000 hộ).

Biểu đồ 4.5: Năng suất cà phê bình quân qua các năm của tỉnh Đắk Lắk Tuy nhiên, ngành sản xuất cà phê của tỉnh cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như:

- Sự phát triển ồ ạt diện tích cà phê hiện nay đang dẫn đến những hệ lụy cần phải giải quyết để giúp cây cà phê phát triển bền vững. Do lợi nhuận từ trồng cà phê tăng cao nên người dân đua nhau mở rộng diện tích, dẫn đến quy hoạch sử dụng đất đai bị phá vỡ, một số diện tích cây trồng khác bị thu hẹp, không phát triển, đặc biệt là diện tích rừng, kể cả rừng phòng hộ bị lấn chiếm. Trong 5 năm trở lại đây, mặc dù tỉnh Đắk Lắk đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển cà phê bền vững; trong đó, có đề cập đến việc giảm diện tích, các ngành, cấp cũng khuyến nghị các nông hộ không được mở rộng diện tích nhưng diện tích cà phê

vẫn tăng lên thậm chí ở những vùng đất không thích hợp, không có nguồn nước tưới. Việc phát triển cà phê không theo quy hoạch, kế hoạch đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, suy giảm đất canh tác, đất đai bị thoái hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh.

- Quy mô nhỏ lẽ mang tính chất nông hộ là chủ yếu. Mặt khác, hình thức tổ chức sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh chủ yếu là sản xuất cá thể, quy mô nhỏ lẻ, manh mún với khoảng trên 85 % diện tích cà phê của tỉnh do các nông hộ trực tiếp quản lý và sử dụng.

- Diện tích cà phê già hoá hết chu kỳ kinh doanh ngày càng tăng. Cụ thể, hiện nay, cà phê trên 20 năm tuổi chiếm trên 23,5 % diện tích, từ 15 đến 20 tuổi chiếm 34,9 % diện tích. Tổng diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém cần tái canh từ năm 2013 đến năm 2020 của tỉnh là 30.442 ha.

- Biến đổi khí hậu, hạn hán thường xuyên xảy ra làm giảm năng suất và sản lượng cà phê, có năm mất từ 15 % đến 20 % (Biểu 4.4). Ngay trong mùa khô năm 2016 vừa qua, tỉnh Đắk Lắk có gần 70.000 ha cà phê thiếu nước tưới làm giảm năng suất hoặc mất trắng, khiến nhiều nông hộ thất thu. Đặc biệt, có những vùng bị hạn hán kéo dài, thiếu nước tưới đã làm mất trắng không cho thu hoạch và ảnh hưởng nghiêm trọng từ 2 đến 3 vụ tiếp theo; gió bão, lũ lụt làm rụng quả, gãy cành, đỗ cây ảnh hưởng đến sản lượng cà phê, nhất là ảnh hưởng của những cơn mừa cuối mùa cùng với thời kỳ đầu vụ thu hoạch đã làm giảm chất lượng sản phẩm do hạn chế hệ thống kho, thiết bị chế biến, tổn thất sau thu hoạch tăng lên; sâu bệnh gây hại trên cây cà phê.

- Sự biến động về giá cả cà phê nhân tăng thất thường, giá cả vật tư đầu vào các loại, chi phí vận chuyển liên tục tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp người sản xuất, tình trạng thiếu lao động, nhất là thời kỳ thu hoạch chính vụ ngày càng gia tăng đã tác động đến giá thành sản phẩm và chất lượng sản xuất.

- Thu hoạch quả xanh còn chiếm tỷ lệ cao và tổn thất sau thu hoạch lớn, việc phơi sấy, chế biến còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê nhân chưa cao, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng trong, ngoài nước…

- Việc chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật, công tác quản lý, bảo vệ chưa tốt. Đặc biệt việc bón phân hay việc quản lý dinh dưỡng cho cây trồng còn nhiều bất cập như việc lạm dụng, sử dụng đơn điệu một vài loại phân bón, sử dụng phân bón không cân đối trong thời gian dài dẫn đến đất đai chua, thoái hóa,

xói mòn, nghèo kiệt, mất sức sản xuất của đất, hiệu suất sử dụng phân bón còn rất thấp, tăng chi phí đầu vào và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cây trồng suy giảm năng suất, rút ngắn thời gian cho thu hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển. Tác động đến chất lượng và giá thành sản phẩm, khó khăn cho việc áp dụng các tiêu chuẩn sản suất cao hơn.

Trong những năm gần đây tỉnh Đắk Lắk đã có một số giải pháp như:

- Rà soát lại vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh cà phê theo 3 cấp: tỉnh, huyện và xã theo hướng bền vững, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cà phê giảm xuống chỉ còn 170.000 ha nhưng sản lượng hàng năm vẫn đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.

- Lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng hệ thống bản đồ số nhằm quản lý lý lịch vườn cây, bản đồ thổ nhưỡng gắn với vùng chỉ dẫn địa lý cà phê trên địa bàn tỉnh, đầu tư xây dựng thêm các công trình thuỷ lợi, hệ thống kênh mương dẫn nước phục vụ tốt yêu cầu thâm canh cà phê trong vùng quy hoạch.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức nông hộ, doanh nghiệp về sản xuất cà phê bền vững gắn liền với lợi ích kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Mở rộng áp dụng Quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất, nâng tỷ lệ diện tích sản xuất cà phê có chứng nhận, có trách nhiệm chiếm trên 60 % trong tổng diện tích cà phê trên địa bàn.

- Khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong, ngoài nước tham gia chương trình phát triển cà phê bền vững, xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm sâu như cà phê bột, cà phê hoà tan…nhằm nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê trên địa bàn.

- Sử dụng phân bón hợp lý cho cây cà phê, mở rộng áp dụng Quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất, nâng tỷ lệ diện tích sản xuất cà phê có chứng nhận, có trách nhiệm chiếm trên 60% trong tổng diện tích cà phê trên địa bàn.

Tuy nhiên, một số nội dung vượt quá khả năng và nguồn lực của địa phương như việc đánh giá, rà soát lại đặc điểm đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón cũng như xây dựng được chế độ phân bón phù hợp theo điều kiện đặc thù của điều kiện tự nhiên, cây trồng của địa phương cần được hỗ trợ thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)