Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 28)

MỚI

MỚI

Hàn Quốc, từ một nước thuộc địa đến tận cuối thế kỷ XIX, đã đi lên từ vị trí giữa những nước nghèo nhất thế giới nay trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới, Hàn Quốc đã cho thấy sức mạnh và tiềm năng khổng lồ của mình. Nền tảng cơ bản cho sự vươn mình nỗ lực đó chính là Saemaul Undong - mô hình phát triển làng mới mang đặc sắc riêng Hàn Quốc.

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo.

Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. “Phong trào nông thôn mới” với cách thức hoạt động chủ yếu là “ Chính phủ là chủ đạo, cung cấp nguyên liệu, tài liệu. Hội nông dân tổ chức cho nông dân thực thi cụ thể”. Tinh thần Seamaul Undong được xây dựng với ba trụ cột “chuyên cần - tự giác - hợp tác”. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt trong quá trình phát triển nông thôn nói riêng và phát triển xã hội Hàn Quốc nói chung, được công nhận đã góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 28)