Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 49 - 57)

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư phát triển, song do xuất phát điểm thấp, nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên

kinh tế huyện Thanh Hà chưa có sự bứt phá, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn ở mức trung bình so với toàn tỉnh.

Cơ cấu kinh tế tính theo giá trị sản xuất: Ngành công nghiệp và xây dựng từ 30,8% năm 2010 lên 32,8% năm 2055 và 42% năm 2017; Ngành dịch vụ giảm nhẹ từ 29,1% năm 2010 lên 31,2% năm 2015 và giảm xuống 24% năm 2017; Ngành nông nghiệp và thủy sản giảm từ 40,1% năm 2010 xuống còn 36% năm 2015 và 34% vào năm 2017.

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành giai đoạn 2010 - 2017

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu 2010 2015 2017

Tổng số 100 100 100

Công nghiệp - xây dựng 30,8 32,8 42

Dịch vụ 29,1 31,2 24

Nông nghiệp và Thủy sản 40,1 36 34

a. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã phát huy được thế mạnh của từng vùng sản xuất, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như : vùng trồng vải thiều, vùng trồng vải sớm, vùng trồng ổi, vùng trồng quất, vùng sản xuất chuyên canh lúa,.... Nhờ đó giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp sau 6 năm đã tăng từ 1.653 tỷ đồng năm 2010 lên 2.123 tỷ đồng năm 2017.

Huyện đã thực hiện quy hoạch và xây dựng được một số vùng sản xuất tập trung, quy mô sản xuất hàng hóa từ 5 ha trở lên như: vùng chuyên canh rau màu vụ xuân ở xã Quyết Thắng, vùng trồng khoai vụ đông ở xã Thanh Hải, vùng trồng hành vụ đông ở các xã Quyết Thắng, Tân Việt, Thanh An, Hồng Lạc, vùng trồng cà rốt vụ đông xuân ở các xã Tiền Tiến, Phượng Hoàng, vùng trồng ngô đông ở thị trấn Thanh Hà, vùng trồng cói ở xã Thanh Hồng.

Tổng diện diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt khoảng 6.800 ha, trong đó trồng vải là 4,950 ha, cây ăn quả khác (ổi, quất, chuối, đu đủ...) gần 2.000 ha. Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây ăn quả trong những năm qua phát triển mạnh mẽ ở các xã: Thanh Xuân, Thanh Thủy, Thanh Xá, Phượng Hoàng, Liên Mạc, Cẩm Chế, Thanh Hồng...hình thành nhiều vùng, cánh đồng sản xuất cây

ăn quả tập trung đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha/năm như: Vùng trồng ổi cho quả trái vụ ở các xã Liên Mạc Thanh Xuân, Thanh Lang, Phượng Hoàng (có giá trị cao gấp 4 lần trồng cây vải); vùng trồng quất cho quả trái vụ ở Cẩm Chế; vùng trồng chuối ở các xã Thanh Khê, Thanh Xuân...

Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thủy sản giai đoạn 2010-2017

Đơn vị tính: % STT Lĩnh vực Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017 1 Trồng trọt 71,6 62,0 52,4

2 Chăn nuôi, thủy sản 26,5 35,0 43,3

3 Dịch vụ 1,9 3,0 4,3

Mặc dù có sự giảm dần về tỷ trọng đóng góp vào GDP song nông nghiệp và thủy sản vẫn là ngành có tỷ trọng đóng góp cao trong phát triển kinh tế của huyện. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, cơ bản giải quyết được nhu cầu thực phẩm trên địa bàn. Tổng đàn trâu, bò tăng 5,7%, đàn lợn giảm 8,1%, đàn gia cầm giảm 10,5%, nuôi trồng thủy sản tăng 11ha.

b. Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Những năm gần đây số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp có chiều hướng phát triển và chủ yếu là các cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân. Đến năm 2017, trên địa bàn huyện có 3.280 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Điều này cho thấy môi trường đầu tư của huyện trong lĩnh vực công nghiệp đang ngày càng được cải thiện, góp phần đáng vào giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây thu hút được một lực lượng lao động lớn. Đến năm 2017, số lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 12.439 lao động, trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm tới 95,4% lực lượng lao động. Hầu hết lực lượng lao động tăng thêm trong lĩnh vực công nghiệp đều từ nông nghiệp chuyển sang. Đây là thành quả mà ngành công nghiệp thực hiện được nhằm tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.

Bảng 4.3. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2010 -2017

Đơn vị : %, Giá hiện hành

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017

1 Công nghiệp khai thác 4,20 5,40 3,40

2 Công nghiệp chế biến 95,80 94,60 96,60

* Về công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ May mặc, giầy dép: hiện có 2 công ty liên doanh với nước ngoài về may mặc và da giầy, 01 công ty TNHH may mặc, 01 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp may da giầy, thu hút và tạo việc làm hàng năm cho trên 6.000 lao động. Ngoài ra còn có trên 65 cơ sở tư nhân, tạo việc làm cho trên 1.600 lao động với mức thu nhập bình quân 4-6 triệu đồng/người/tháng, tập trung ở các xã: An Lương, Thanh Bính, Quyết Thắng, Vĩnh Lập, Thanh Hải, Thanh Xuân, Thanh Sơn, Tân An.

+ Chế biến nông sản, thực phẩm: Có 782 cơ sở được bố trí ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, tập trung nhiều ở các địa phương như: Thị trấn Thanh Hà, Thanh Hải, Tân Việt, Thanh Cường, Trường Thành, Quyết Thắng, Thanh Khê với 2.023 lao động có việc làm thường xuyên.

+ Chế biến gia súc, gia cầm: có 177 cơ sở với 360 lao động mức thu nhập bình quân 100-200 nghìn đồng/người/ngày, tập trung ở các xã: Tiền Tiến, Thanh Hải, Tân An, thị trấn Thanh Hà, Thanh Hồng, Thanh Bính, Thanh Cường, Cẩm Chế, Việt Hồng, Hồng Lạc...

+ Sản xuất gạch trên địa bàn huyện hiện có 9 cơ sở nung gạch (Trong đó có 6 lò nung kiểu đứng, 3 lò úp vung xử lý khói bằng nước vôi), tạo việc làm cho khoảng 500 lao động. Sản lượng hàng năm khoảng 36-40 triệu viên/năm, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong và ngoài huyện.

* Về tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn huyện có hai làng nghề chiếu cói Tiên Kiều và Nhan Bầu tại xã Thanh Hồng với 930 hộ và 1910 lao động có việc làm thường xuyên, sản lượng hàng năm đạt trên 680.000 lá chiếu, thu nhập 80 nghìn đồng/người/ngày. Các sản phẩm làm ra ngày càng phong phú về chủng loại, nhiều mẫu mã đẹp chất

lượng ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Hiện nay đã thành lập được một hợp tác xã chiếu coi tại địa phương, hoạt động bao tiêu nguyên liệu và sản phẩm cho nhân dân làng nghề.

* Xây dựng

Những năm qua ngành xây dựng của huyện đã đạt được những thành tựu nhất định. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt khoảng 1.725,3 tỷ đồng. Trong ngành xây dựng có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, điều này chứng tỏ ngành xây dựng của huyện đang được quan tâm đầu tư phát triển và cũng đã có những năng lực nhất định.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số toàn huyện là 158.015 người năm 2017, trong đó dân số đô thị 7.460 người, dân số nông thôn 150.555 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,5%. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 95.894 người, chiếm khoảng 62,10% dân số của huyện. Lao động trong độ tuổi có việc làm (đang làm việc trong các ngành kinh tế ) là 86.804 người, chiếm 90,52% số người trong độ tuổi lao động. Như vậy, tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn còn khoảng 9,48%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,71 triệu đồng triệu đồng/người/năm.

Bảng 4.4. Diễn biến phát triển dân số huyện Thanh Hà giai đoạn 2010 – 2017

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017

1 Tổng dân số Người 153.661 154.500 158.015

2 Tỷ lệ dân thành thị % 4,80 4,80 4,80

3 Tỷ lệ dân nông thôn % 95,20 95,20 95,20

4 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 7,78 7,66 7,59

5 Tỷ lệ dân số trong độ

tuổi lao động (*) % 61,00 61,74 62,10

Có thể nói chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, đó vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Hà đến năm 2020.

Tăng cường và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, phối hợp với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động cho những người có nhu cầu đi lao động xuất khẩu tại nước ngoài. Trong 7 năm (2010-2017), đã tuyển và đưa đi xuất khẩu 1.460 lao động. Nhờ vậy, tỷ lệ lao động thiếu việc làm tại khu vực đã giảm từ 14,5% năm 2010 xuống còn 13% năm 2017.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư

- Toàn huyện hình thành 87 thôn, khu dân cư nằm trong 25 xã, thị trấn, đạt bình quân 3,44 thôn, khu/xã. Một số xã có thôn lớn được chia thành nhiều xóm như: Hoàng Xá của xã Quyết Thắng, Đại Điền của xã Hồng Lạc, Cổ Chẩm của xã Việt Hồng…Nhìn chung, cơ sở vật chất của các thôn, khu dân cư như: đường giao thông, điện, nước sạch, hệ thống tiêu thoát nước, các thiết chế văn hoá, giáo dục, thể thao...được quan tâm phát triển và phục vụ có hiệu quả nhu cầu của nhân dân song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn đổi mới phát triển nông thôn.

- Thị trấn Thanh Hà là đô thị duy nhất, là trung tâm văn hoá- chính trị của huyện đã được hình thành từ lâu đời. Đến nay huyện Thanh Hà đã xây dựng xong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển không gian đô thị của thị trấn Thanh Hà. Cơ sở vật chất kỹ thuật về giao thông, về kiến trúc đô thị còn lạc hậu.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

* Giao thông

Huyện Thanh Hà đựơc bao bọc xung quanh bởi sông Rạng và sông Thái Bình, địa hình lại bị chia cắt bởi sông Gùa và sông Hương. Cốt đất thấp dần từ tây Bắc xuống đông nam nhưng không đồng đều. Vì vậy việc đầu tư cho phát triển giao thông cần chi phí tương đối lớn, ngoài việc xử lý nền đường, cải tạo mặt đường còn phải đầu tư xây nhiều cầu, cống.

Tỉnh lộ 390 và tỉnh lộ 390B là hai tuyến giao thông huyết mạch nối với Quốc lộ 5A và Quốc lộ 10 đã và đang được đầu tư cải tạo, sửa chữa song kinh phí đầu tư còn hạn chế. Để phát triển và giao thương với các địa phương khác, huyện Thanh Hà đang xây dựng một chương trình tổng thể phát triển giao thông

đến năm 2020 với nhiều hạng mục đã và sẽ xây dựng, trong đó đã và đang thực hiện được một số hạng mục chính như: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Hợp Thanh, nút giao lập thể... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đê điều và các công trình thuỷ lợi

Thanh Hà là huyện có hệ thống đê điều phong phú với tổng chiều dài (cả đê Trung ương và địa phương) lên tới hơn 70 km. Trong những năm qua, công tác tăng cường củng cố hệ thống đê điều và công trình thuỷ lợi là một trong nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Hà. Kế hoạch tu bổ đê hàng năm được hoàn thành; Công tác trồng tre chắn sóng và san lấp các thùng trũng ven đê được thực hiện tốt; Đã và đang tiến hành xây dựng lại các điếm canh đê cũ đã hư hỏng.

Hệ thống trạm bơm và kênh mương đang được khai thác có hiệu quả. Hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư đa phần đã được hoạch định, thường xuyên khơi thông. Một số trạm bơm được xây mới và nâng cấp để phục vụ sản xuất và đời sống. Các địa phương đang đẩy mạnh tốc độ kiên cố hoá kênh mương song kết quả còn khiêm tốn. Một số địa phương kiên cố được nhiều km kênh mương như: Liên Mạc, Cẩm Chế, Thanh Xuân, Quyết Thắng...

* Hạ tầng cấp, thoát nước + Cấp nước:

Trên địa bàn huyện hiện nay có 09 trạm cấp nước sạch tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động tại các xã: Phượng Hoàng, Thanh An, Việt Hồng, Cẩm Chế, Thanh Sơn, Quyết Thắng, Thanh Hải, Hồng Lạc, Thanh Thủy, Thanh Bính cung cấp nước cho 23.681 hộ dân. Toàn huyện có 25/25 xã, thị trấn tham gia dự án nước sạch và là huyện có tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch cao của tỉnh Hải Dương.

+ Thoát nước:

Hệ thống thoát nước ở huyện chủ yếu tập trung ở thị trấn Thanh Hà với hình thức thoát chung nước mưa và nước thải. Hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt đô thị chưa được đầu tư xây dựng, nước thải sinh hoạt và nước mưa vẫn thải ra các sông, hồ gây ô nhiễm.

Ở các vùng nông thôn việc thoát nước thải của nhân dân được thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh mương và thoát do tự thấm, chưa có đường ống gây nguy cơ gia tăng ô nhiễm, ảnh hưởng đên sức khỏe và đời sống của nhân dân.

* Hạ tầng cấp điện:

Toàn huyện có 131 trạm biến áp với 138 máy biến áp, tổng dung lượng 38.990 KVA.

Tổng số đường dây hiện nay có 443,4km, trong đó có 114,1 km đường dây cao thế và 392,3 km đường dây hạ thế.

* Hạ tầng bưu chính, viễn thông.

Mạng lưới viễn thông rộng khắp; 100% số xã, thị trấn có máy điện thoại, đảm bảo chất lượng. Hiện nay đã có 25/25 xã, thị trấn được phủ sóng điện thoại di động tại trung tâm xã. Các hoạt động kinh doanh internet được triển khai tren địa bàn và có sự phát triển nhanh chóng. Có 23/25 xã, thị trấn có điểm bưu điện.

* Hạ tầng xử lý chất thải:

Trên địa bàn huyện đã quy hoạch xây dựng 72 khu rác thải với tổng diện tích là 44,4 ha. Lượng rác thải trên địa bàn huyện ước tính khoảng 22,437 tấn/năm (bình quân mỗi người thải ra khoảng 0,4kg rác thải/ngày), tuy nhiên số lượng rác thải được xử lý mới chỉ đạt khoảng 50% tổng lượng rác thải. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ rác thải rất cao, ảnh hưởng tới môi trường sống của nhân dân.

Hiện nay có 24/25 xã, thị trấn xây dựng bãi rác thải tập trung với 29 bãi rác (trong khu quy hoạch). Toàn huyện hiện có 87 thôn, khu dân cư, với 48 tổ thu gom rác (do UBND xã tổ chức) và được trang bị phương tiện thu gom, kinh phí phục vụ hoạt động chủ yếu do nhân dân đóng góp.

b. Cơ sở hạ tầng xã hội

* Giáo dục và đào tạo:

Hệ thống trường lớp từ bậc học mầm non đến PTTH được đầu tư xây dựng khang trang, đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học. Năm học 2016 -2017 toàn huyện có 81 trường (từ bậc mầm non đến bậc PTTH), 979 lớp học, 787 phòng học, 29.416 học sinh và 1.823 giáo viên.

Toàn huyện có 26 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 32%), trong đó có 4 trường mầm non, 15 trường tiểu học và 7 trường THCS . Các xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở đúng độ tuổi và phổ cập bậc tiểu học.

* Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa với quy mô 130 giường bệnh và 01 phòng khám đa khoa khu vực với 20 giường bệnh. Có 01 trung tâm y tế, 01 trung tâm dân số, kế hoạch hóa gia đình, 25 trạm y tế xã, thị trấn (100% trạm y tế đã được kiên cố hóa, trong đó có 19/25 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế) và 01 phòng khám đa khoa tư nhân, 01 chi nhánh cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương tại thị trấn Thanh Hà và 35 đại lý kinh doanh dược được bố trí theo các tuyến giao thông, các chợ và các khu dân cư nhưng chủ yếu là bán lẻ, quy mô nhỏ.

* Văn hóa, thể thao và thông tin tuyên truyền:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 49 - 57)