2.3.1. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới được thể hiện trong chương trình MTQG xây dựng NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010), gồm 11 nội dung sau:
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trong xã.
(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Hoàn thiện hệ thống đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã.
Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã.
(3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhằm đạt tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương.
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
(4) Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm mục tiêu đạt tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 64 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
(5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn nhằm mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
(6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Với nội dung tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí quốc gia NTM.
(7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Với nội dung tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
(8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn nhằm đạt tiêu chí số 6 và 16.
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
(9) Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng.
(1)Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn.
Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
(11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn nhằm mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Thanh Hà
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thanh Hà.
3.1.2. Tình hình thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Hà
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới huyện Thanh Hà.
3.1.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Sơn và xã Tân An xã Thanh Sơn và xã Tân An
*Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Tân An - Khái quát tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
- Đánh giá tình hình thực hiện 3 phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gồm: Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Sơn
- Khái quát tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. - Đánh giá tình hình thực hiện 3 phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gồm: Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp.
3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Hà nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Hà
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
- Đại diện cho nhóm các xã thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới là xã Tân An. Trước khi triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xã
chỉ có 8 tiêu chí đạt. Đến nay, sau thời gian thực hiện quy hoạch XDNTM xã đã đạt được 19 tiêu chí và được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Đại diện cho nhóm các xã thực hiện chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới là xã Thanh Sơn, là một xã thuần nông. Trước khi triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xã chỉ có 5 tiêu chí đạt. Đến nay, sau thời gian thực hiện quy hoạch xã Thanh Sơn mới đạt được 14 tiêu chí, vẫn đang trong giai đoạn thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3.2.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
Điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Hà tại UBND cùng các phòng ban chức năng tại huyện Thanh Hà.
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của 2 xã điểm: Tân An và Thanh Sơn.
- Thu thập kế hoạch, đề án, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Hải Dương, của huyện Thanh Hà và của các xã trong huyện.
Điều tra thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp.
Mục đích thu thập số liệuphục vụ cho việc nhận định, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch XDNTM được chính xác, toàn diện và khách quan.
Đối tượng: Điều tra ngẫu nhiên tổng số phiếu là 74 phiếu. Trong đó có 36 phiếu tại xã Thanh Sơn, 38 phiếu tại xã Tân An, 3 phiếu cán bộ tham gia vào công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 2 xã điểm Tân An và Thanh Sơn, thông qua số phiếu điều tra.
Tiêu chí điều tra đối với hộ dân: Nguồn thông tin mà người dân trực tiếp tiếp cận để biết đến chương trình XDNTM(chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể, phương tiện thông tin đại chúng; Sự tham gia của người dân vào các công tác lập và giám sát, quản lý việc XDNTM tại địa phương ;hình thức chủ yếu mà người dân tham gia như góp tiền, ngày công lao động, hiến đất... Tác động việc XDNTM đối với người dân và đề xuất của người dân góp phần thực hiện tốt chương trình XDNTM.
Đối với cán bộ quản lý tuyên truyền vân động để chương trình XDNTM đến được với người dân, các nguồn vốn XDNTM ở địa phương, vai trò của các
đoàn thể trong việc XDNTM - Nội dung điều tra:
+ Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 2 xã.
+ Điều tra, khảo sát, và đánh giá các số liệu có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 2 xã.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được về kinh tế, văn hóa, xã hội cùng các tài liệu liên quan đến xây dựng nông thôn mới của huyện, tiến hành phân tích, rồi tổng hợp dưới dạng bảng biểu và có nhận xét thảo luận.
3.2.4. Phƣơng pháp so sánh
- So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phương trước và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
- So sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới với 3 phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp đã phê duyệt theo từng xã đã chọn.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH HÀ THANH HÀ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thanh Hà nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Hải Dương) khoảng 20 km, có toạ độ địa lý từ 200
47’ đến 20058’ vĩ độ Bắc và từ 106021’ đến 1060 31’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Kim Thành.
Phía đông giáp huyện Kim Thành và Thành phố Hải Phòng. Phía nam giáp huyện Tứ Kỳ.
Phía tây giáp huyện Tứ Kỳ và Thành phố Hải Dương.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 16,050 ha; dân số năm 2010 có 153.661 người, năm 2015 là 154.500 người và năm 2017 là 158.015 người… Toàn huyện hiện có 25 đơn vị hành chính gồm 24 xã, 01 thị trấn và được chia làm 4 khu: Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nam và Hà Đông.
Khu Hà Bắc gồm 7 xã là: Hồng Lạc, Việt Hồng, Tân Việt, Thanh An, Thanh Lang, Cẩm Chế và Liên Mạc.
Khu Hà Tây gồm 6 xã là: Tiền Tiến, Quyết Thắng, Tân An, Thanh Hải, An Lương và Phượng Hoàng.
Khu Hà Nam gồm 6 xã, thị trấn là: Thanh Khê, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Thủy, Thanh Xuân và thị trấn Thanh Hà.
Khu Hà Đông gồm 6 xã là: Hợp Đức, Thanh Bính, Thanh Cường, Trường Thành, Thanh Hồng và Vĩnh Lập.
Hệ thống giao thông của huyện được kết nối với thành phố Hải Dương và các địa phương khác trong tỉnh thông qua tỉnh lộ 390 và tỉnh lộ 390 B. Hiện tại một số danh mục công trình giao thông đang được đầu tư xây dựng như: nút giao lập thể, nút giao lên đường cao tốc… nhằm tăng cường sự giao lưu với các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, huyện Thanh Hà còn có hệ thống các sông lớn bao bọc 3 mặt của huyện như: Sông Thái Bình, sông Rạng, Sông Văn Úc và hệ thống sông nội bộ như:
Sông Gùa, Sông Hương tạo nên những nét đặc thù riêng về giao thông đường thủy cũng như về địa hình, chế độ thủy văn, thổ nhưỡng…
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Thanh Hà
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ nên Thanh Hà có địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây nhưng nhìn chung khá bằng phẳng. Do hệ thống sông ngòi bao bọc và chia cắt đã tạo nên nhiều tiểu vùng địa hình có tính chất thổ nhưỡng khác nhau.
4.1.1.3. Khí hậu
Huyện Thanh Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió đông nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20 m/s.
Nhiệt độ: Thanh Hà có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 240C.
Lượng mưa: tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.600 - 1.800 mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%.
Gió bão: Thanh Hà nói riêng cũng như tỉnh Hải Dương nói chung là một trong những vùng có nhiều cơn bão đi qua. Gió bão và mưa lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
4.1.1.4. Thủy văn
Huyện tiếp giáp với 3 mặt là các sông: sông Thái Bình, sông Rạng, Sông Văn Úc với chiều dài khoảng 72 km và có hệ sông Hương dài khoảng 20 km chạy suốt 10 xã trong huyện. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, khai thác và vận chuyển vật liệu.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Huyện Thanh Hà có 72,15 km sông tự nhiên bao bọc là sông Thái Bình và sông Rạng, sông Văn Úc và có 20 km sông Hương chạy suốt 10 xã khu Hà Bắc, khu Hà Tây và khu Hà Nam. Ngoài ra các ao hồ trong khu dân cư, các mặt nước trong các vùng chuyển đổi được quản lý sử dụng tương đối tốt. Toàn bộ hệ thống sông ngòi, ao hồ đó đã làm phong phú nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.
Nguồn nước ngầm: Trữ lượng lớn song chất lượng còn hạn chế và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.
b. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thanh Hà là: 16.050 ha chiếm 9.63% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hải Dương.
Đất đai của huyện Thanh Hà được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Thái Bình, được chia thành 2 loại: