Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 33 - 39)

2.2.2.1. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc

Việt Nam đi lên từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, vì vậy ngay trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất phong trào thi đua ở vùng giải phóng với ba nội dung chủ yếu: “Thi đua tăng gia sản xuất để diệt giặc đói, thi đua học chữ quốc ngữ để diệt giặc dốt, thi đua giúp đỡ bộ đội, xây dựng dân quân du kích để diệt giặc ngoại xâm”.

Ngày 03/04/1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc vận động xây dựng đời sống mới trong toàn quốc. Đây là những tiền đề để tiến hành xây dựng NTM trong suốt quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, quá trình này vẫn tiếp tục được duy trì và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần ổn định chính trị - xã hội; xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân do Mỹ ngụy để lại; phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia; tạo ra những tiền đề cho quá trình đổi mới đất nước.

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nông thôn đã chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Đây là bước chuyển biến cơ bản làm thay đổi cấu trúc Kinh tế - Văn hóa - Xã hội ở nông thôn.

Xây dựng và phát triển cơ cấu hạ tầng nông thôn - tiền đề để đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong những năm qua, mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh, đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Năm 1994, cả nước có 60,4% số xã, 49,6% số thôn, ấp, bản và 53,2% số hộ có điện. Đến nay, 98,6% số xã và 93,3% số hộ có điện lưới quốc gia (Phùng Hữu Phú và cs., 2009).

Đường giao thông nông thôn được xây dựng và nâng cấp về cả số lượng và chất lượng. Sự phát triển mạnh mẽ giao thông nông thôn với phương châm “Nhà Nước và nhân dân cùng làm” đã góp phần đầu tư vào khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội ở

nông thôn. Đến năm 2006, 96,9% tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến khu trung tâm. Các đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, nhựa hóa ở các mức độ khác nhau, chiếm 64,8% tổng số xã.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu nên đã chú trọng công tác giáo dục và đào tạo ở nông thôn. Hệ thống trường học các cấp liên tục được mở rộng về số lượng và chất lượng và cơ bản xóa trường, lớp tạm. Năm 2006, có 88,3% số xã có trường mẫu giáo; 99,3% số xã có trường tiểu học; 90,8% số xã có trường trung học cơ sở; 10,8% số xã có trường trung học phổ thông.

Hệ thống y tế nông thôn được quan tâm xây dựng rộng khắp và trở thành tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Năm 2006, có 99,3% tổng số xã có trạm y tế. Bình quân một trạm y tế có 0,63 bác sỹ và 1.000 dân có một bác sỹ. Đến nay, có 45% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 70% dân cư nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Mạng lưới thông tin, văn hóa phát triển nhanh góp phần nâng cao đời sống tinh thần của dân cư nông thôn. Năm 2006, 85,5% tổng số xã có bưu điện và văn hóa xã; 17,7% tổng số xã có bưu điện được nối Internet; 21,2% số hộ có máy điện thoại.

Hệ thống chợ, làng nghề, cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản có bước phát triển nhanh, góp phần đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, tạo điều kiện tiếp xúc với khoa học - công nghệ, kích thích sản xuất phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên thì vẫn còn nhiều tồn tại đang gây nhức nhối khiến cho quá trình xây dựng NTM chưa được hoàn thiện: Thu nhập của người dân nông thôn vẫn đang ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chênh lệch giàu nghèo vẫn gay gắt, hệ thống an sinh xã hội chưa được cải thiện, tình trạng thiếu việc làm kéo dài, môi trường tự nhiên ở một số vùng đang bị ô nhiễm, môi trường văn hóa - xã hội chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp.

Để khắc phục tình trạng này, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ và đề ra giải pháp cho chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 là: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội hiện đại; Có cơ cấu kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản

sắc văn hóa dân tộc; Dân trí được nâng cao; Môi trường sinh thái được bảo vệ; Hệ thống chính trị nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - tri thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng NTM: Xây dựng và phát triển nông nghiệp hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại, gắn với phát triển đô thị và đô thị hóa. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, nhất là vùng khó khăn. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.

2.2.2.2. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Tính đến ngày 31-8-2017, Hải Dương có 115/228 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỉ lệ 50,8%, bình quân mỗi xã đạt 16,7 tiêu chí. Kết quả của Hải Dương cao hơn nhiều so với mức bình quân chung toàn quốc. Những kinh nghiệm, bài học rút ra từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới ở Hải Dương có ý nghĩa tham khảo, nhân rộng.Quyết liệt thực hiện Chương trình đồng loạt ở tất cả các xã…

Thực hiện Quyết định số 115-QĐ-TU, ngày 15-02-2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2020 và Nghị quyết số 14/NQ/TU, ngày 24-9-2013, của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XV về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình và có những cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các xã để xây dựng nông thôn mới.

Chương trình giai đoạn 2017-2020. Ban chỉ đạo Chương trình được thành lập ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và Văn phòng điều phối được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện. Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện Chương trình đồng loạt ở tất cả các xã trên địa bàn, dành nguồn kinh phí hỗ trợ

các xã đăng ký hoàn thành giai đoạn I và ưu tiên các xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí. Tại các xã, ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã tập trung nguồn lực hỗ trợ và động viên nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới.

Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh tính đến ngày 31-12-2017 đạt được những kết quả sau: Tổng số có 115/226 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 50,8% (toàn quốc đạt 31,3%). Xét về số tiêu chí nông thôn mới bình quân/xã, toàn tỉnh đạt 3.528 tiêu chí, bình quân đạt 15,6 tiêu chí/xã (con số của toàn quốc là 13,6). Như vậy, các chỉ số đều có sự vượt trội so với bình quân chung của cả nước. Trong khi đó, số tiêu chí nông thôn mới bình quân/xã đã tăng lên con số 16,7, tăng 1,1 tiêu chí so với cuối năm 2017 (toàn quốc đạt bình quân 13,23 tiêu chí/xã). Đây là những con số thực sự ý nghĩa, đó là những thành quả mà tỉnh Hải Dương đã đạt được.

* Những hạn chế chủ yếu

Tuy đạt được những thành quả khá tích cực, song chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hải Dương cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định.

(1) Sự quyết tâm của ban chỉ đạo cấp xã ở một số xã chưa cao, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực của cấp trên. Dẫn đến việc triển khai quy hoạch xây dựng NTM không hiệu quả.

(2) Một số địa phương mới quan tâm đến xây dựng kết cấu hạ tầng, chưa thực sự quan tâm đến chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

(3) Một số xã, công tác vận động tuyên truyền chưa tốt, nên vẫn còn có người dân chưa đồng thuận cao trong việc tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới và thực hiện dồn điền đổi thửa.

( 4) Nguồn thu ngân sách các xã chủ yếu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, tuy nhiên việc đấu giá đất ở nhiều nơi gặp khó khăn, nên nguồn thu này chưa đáp ứng được quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuât.

(5) Các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít. Đây cũng là khó khăn chung của cả nước, bởi lẽ đầu tư vào nông nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi hiệu quả lại không chắc chắn, nếu thiếu những chính sách ưu đãi đủ mạnh. Mặt khác, đầu tư vào nông nghiệp chưa được quan tâm, tạo điều kiện đồng bộ về hạ tầng, chính sách… nên còn khá manh mún, thiếu hiệu quả.

(6) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số xã còn lớn, khả năng huy động nguồn trả nợ gặp nhiều khó khăn.

* Nguyên nhân, hạn chế

Những năm vừa qua, kinh tế trong nước, trong tỉnh gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến việc huy động và bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình.

Khối lượng công việc trong xây dựng nông thôn mới rất lớn; trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành vừa làm, vừa rút kinh nghiệm; thời gian để thực hiện Chương trình còn ngắn; một số chính sách mới được triển khai, nên chưa phát huy tác dụng, chưa đem lại kết quả thực tế.

Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn của Trung ương còn chậm ban hành, hoặc sửa đổi bổ sung chưa kịp thời.

Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện Chương trình. Có nơi còn chưa tạo được sự gắn bó, đồng lòng giữa cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể...

Khi lập kế hoạch triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, các địa phương xây dựng phương án nguồn vốn có tính khả thi không cao, dẫn đến nợ xây dựng cơ bản.

* Bài học kinh nghiệm

Xây dựng nông thôn mới là Chương trình hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng là nhân tố quyết định đến sự thành công của Chương trình. Quan trọng hơn, nhân dân được tham gia, giám sát, thi công các công trình cụ thể và là đối tượng chính được thụ hưởng các thành quả sau này.

Ở địa phương cơ sở nào, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thực sự quyết tâm cao thì ở đó có tiến độ xây dựng nông thôn mới nhanh.

Những xã làm tốt công tác quy hoạch đất phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý tốt đất dôi dư, xen kẹp trong khu dân cư và các khoản thu khác,… đã chủ động được nguồn vốn để xây dựng các công trình nông thôn mới từ ngân sách địa phương, giảm thiểu tối đa nợ đọng xây dựng cơ bản.

Chính sách hỗ trợ Chương trình của tỉnh Hải Dương là rất quan trọng và cần thiết, điển hình là cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hằng năm.

Để đạt được mục tiêu nói trên, Hải Dương cần thực hiện một số giải pháp sau: (1) Nâng cao năng lực Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp:

Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các sở, ngành đưa vào chương trình công tác năm các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới. Xác định nội dung xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị của các địa phương, các ngành, cơ quan các cấp liên quan trong tỉnh.

(2) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định của tỉnh về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong các tầng lớp nhân dân để phát huy cao sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội thi đua xây dựng nông thôn mới.

(3)Tăng cường huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới:

Ban chỉ đạo các xã tích cực, chủ động trong việc huy động ngân sách địa phương và các nguồn lực xã hội hóa cho xây dựng nông thôn mới, thực hiện lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác, cùng với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của cấp trên để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

(4) Đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề:

Tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên phát triển những sản phẩm mà địa phương đang sản xuất, có lợi thế cạnh tranh, có thị trường ổn định; chú trọng đến tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

(5) Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn.

(6) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn:

(7) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các xã khó khăn:

Bên cạnh việc hỗ trợ các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, tiếp tục quan tâm hỗ trợ các xã khó khăn, có số tiêu chí nông thôn mới đạt thấp để các xã có điều kiện xây dựng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

(8) tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách:

Tiếp tục hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ sản xuất. Thực hiện tốt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 33 - 39)