Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 69 - 72)

*Những thành tựu đã đạt được

Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình đã có sự tập trung, thống nhất từ cấp Huyện đến cơ sở. Ban chỉ đạo đã hoạt động tích cực, làm tốt công tác tham mưu đề xuất để định hướng các nội dung chương trình có sự cụ thể, bám sát với tình hình thực tế.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện chương trình ở cơ sở được quan tâm. Việc tổ chức, chi đạo đê triển khai các nội dung dự án, nguồn vốn được thực hiện khẩn trương, kịp thời.

Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn được chỉ đạo quyết liệt, xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần tích cực vào phát triển kinh tê - xã hội cùa huyện. Cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuât nông nghiệp tiếp tục được chỉ đạo tích cực; do vậy năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng lên, góp phần đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Kết cấu hạ tầng nông thôn được củng cố, đầu tư xây dựng; các lĩnh vực văn hoá -xã hội được quan tâm, đạt được nhiều kết quả tích cực.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

* Kết quả thực hiện các tiêu chí

Trong 6 năm (2011-2017) dưới sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng lòng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng

NTM của toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện đã thực hiện được 319/456 lượt tiêu chí tăng 169 lượt tiêu chí so với trước khi thực hiện Chương trình năm 2011 (đạt 150/456).

Trong đó:

Xã đạt 19 tiêu chí về đích NTM là 10 Xã: Thanh An,Thanh Lang, Thanh Hải, Thanh Xuân, Hợp Đức, Liên Mạc,Quyết Thắng, Thanh Xá, Tân An, Thanh Bính đạt 41,67%.

Xã đạt 18 tiêu chí về đích NTM là 4 Xã: Việt Hồng, Tân Việt,Vĩnh Lập, Cẩm Chế.

Xã đạt 17 tiêu chí là 1 Xã: Hồng Lạc

Xã đạt 16 tiêu chí là 3 Xã: Thanh Cường, Tiền Tiến, Thanh Khê, Thanh Hồng.

Xã đạt 15 tiêu chí là 2 Xã: Phượng Hoàng, An Lương. Xã đạt 14 tiêu chí là 2 Xã: Thanh Sơn , Thanh Thủy. Xã đạt 12 tiêu chí là 1 Xã: Trường Thành.

*Xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong 6 năm (2011-2017) trên địa bàn huyện đã tiến hành thực hiện sửa chữa và xây mới được 307 công trình với tổng kinh phí đầu tư khoảng 807,9 tỷ đồng. Kết quả đến nay đã hoàn thành 291 công trình, còn lại 20 công trình đang thực hiện theo kế hoạch. Các công trình xây dựng chủ yếu là đường giao thông, trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, … như: hệ thống đường giao thông nông thôn trong huyện đã được nâng cấp, đạt chuẩn được 382 km; hoàn thành các công trình trụ sở của xã Quyết Thắng, Tân Việt, Trường Thành, Thanh Hải, Thanh Bính….; trạm y tế xã Thanh Bính, Thanh Xuân, …; Trạm cấp nước xã Tân Việt, Thanh Lang; Thanh Hồng; Chợ nông thôn được nâng cấp, xây dựng đạt chuẩn ở xã Cẩm Chế, Tân An, Hồng Lạc,….; Trường học được xây dựng ở xã Hồng Lạc, Tân Việt, Thanh An, Thanh Hồng, Hợp Đức.

* Hạn chế, tồn tại

Các cơ sở hạ tầng: Trường học; giao thông; thủy lợi; cơ sở vật chất văn hóa,... trên địa bàn còn nhiều thiếu thốn. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM chưa đáp ứng được nhu cầu vốn, việc huy động vốn từ nhân dẫn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số địa phương chưa quyết liệt, còn thụ động theo văn bản của cấp trên nên hiệu quả chưa cao. Việc ban hành các văn

bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình xây dựng NTM của BCĐ xã về thể thức văn bản, căn cứ pháp lý chưa được thống nhất, thiếu đồng bộ.

Nhận thức về công cuộc xây dựng NTM của một số cán bộ đảng viên và nhân dân còn hạn chế, cho rằng xây dựng NTM Nhà nước đầu tư là chính, nên chưa thật sự tham gia tích cực trong công cuộc xây dựng NTM.

*Nguyên nhân

Chất lượng quy hoạch chưa cao: việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã còn thiếu tính thực tế.quy hoạch không sát với điieù kiện thực tế của địa phương dẫn đến khó khăn trong công tác thực hiện quy hoạch.

Thiếu nguồn vốn đầu tư xây dựng: Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cần nguồn vốn đầu tư xây dựng rất lớn, trong khi nguồn ngân sách của các xã còn eo hẹp không đáp ứng đủ để thực hiện xây dựng các công trình quy hoạch. Nguồn huy động vốn của nhân dânở một số xã chưa hiệu quả, dấn đến tình hình thực hiện các tiêu chí về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá còn thấp.

Đầu tư quy hoạch xây dựng NTM thiếu tính cân đối: Một số xã chỉ mới chú trọng đầu tư vào công trình hạ tầng mà chưa quan tâm đến các công trình quan trọng như giao thông, thuỷ lợi, trường học dẫn đến nhiều xã chưa đạt đựơc các tiêu trí quan trọng như y tế, giáo dục. công tác môi trường trên địa bàn cũng không được chú trọng.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện của một số thành viên BCĐ các cấp chưa được sâu sát, việc giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện còn chậm. Công tác phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện giữa các cấp, các ngành, đoàn thể các địa phương chưa chặt chẽ và thiếu chủ động. Năng lực, trình độ quản lý, tinh thần trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ công chức xã còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền, tập huấn về xây dựng NTM ở một số cơ sở còn mang tính hình thức chưa đi sâu vào hiệu quả của việc tuyên truyền, tập huấn.

Là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế tăng trưởng chậm, các dự án phát triển công nghiệp vào địa bàn ít nên việc giải quyết việc làm cho lao động và thu nhập cho người dân còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 69 - 72)